NHNN giảm 0,25% lãi suất điều hành tác động ra sao tới diễn biến TTCK Việt Nam?
Theo thống kê của BSC, việc NHNN cắt giảm lãi suất thường sẽ khiến VN-Index tăng điểm 0,26% điểm ngay trong phiên và kéo dài đến mức 3,4% vào tháng sau. Tuy suy giảm nhẹ sau 3 tháng nhưng VN-Index thường tăng điểm trong 6 tháng sau khi việc cắt giảm lãi suất đã có tác động dần vào nền kinh tế.
Mới đây, NHNN đã ban hành quyết định số 1870/QĐ-NHNN giảm 0,25% đối với 4 loại lãi suất điều hành, bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, và lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở.
CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đã có báo cáo đánh giá tác động của đợt hạ lãi suất này tới diễn biến thị trường chứng khoán ( TTCK).
Cụ thể, đối với các quốc gia trên thế giới tác động lớn từ thay đổi chính sách tiền tệ đến nền kinh tế thật đều có độ trễ, từ 9 tháng – 18 tháng. Tuy nhiên, tác động của việc cắt giảm lãi suất thường sẽ được các nhà đầu tư cân nhắc vào ngay trong phiên giao dịch mà thông tin cắt giảm lãi suất được công bố, và dần dần thể hiện vào kết quả của các doanh nghiệp và khả năng chấp nhận định giá của Nhà đầu tư.
Như bảng trên, việc NHNN cắt giảm lãi suất thường sẽ khiến VN-Index tăng điểm 0,26% điểm ngay trong phiên và kéo dài đến mức 3,4% vào tháng sau. Tuy suy giảm nhẹ sau 3 tháng nhưng VN-Index thường tăng điểm trong 6 tháng sau khi việc cắt giảm lãi suất đã có tác động dần vào nền kinh tế.
Hiện tượng tăng điểm của TTCK xảy ra do việc cắt giảm lãi suất sẽ làm gia tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận gia tăng đến từ hai nguyên nhân chủ yếu:
(1) Chi phí đi vay giảm nhẹ sẽ cải thiện hoạt động dòng tiền của doanh nghiệp và tạo thêm nguồn kinh phí để thực hiện thêm các dự án đầu tư, hoạt động tài chính và các thương vụ M&A.
(2) Người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn khi các mức lãi suất cho vay suy giảm và từ đó, làm gia tăng trở lại doanh số bán hàng của các doanh nghiệp.
Video đang HOT
Hơn nữa, định giá cơ bản cho các doanh nghiệp sẽ được tăng thêm trong các tính toán của các nhà đầu tư do họ cho rằng: (1) Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ các chính sách kích cầu kinh tế và (2) Chi phí nguồn vốn cùng với chi phí cơ hội sẽ thấp hơn.
Các yếu tố trên đã khiến lãi suất điều hành gần như có xu hướng đối nghịch với đà tăng của thị trường chứng khoán như được biểu diễn ở trong đồ thị sau:
Giai đoạn năm 2011- 2012 là giai đoạn khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 5,89% vào năm 2011 và giảm xuống mức 5,03% vào năm 2012. Tình trạng lạm phát ở mức cao với chỉ số CPI đã tăng lên mức đỉnh 23% vào tháng 08 cùng với mức lãi suất điều hành nằm ở mức 14-15% trong năm 2011. Sự gia tăng nợ khó đòi của ngân hàng và đổ vỡ tín dụng đen cũng tạo điểm tối đáng ngại trong bức tranh tài chính Việt Nam năm 2011.
Tình hình kinh tế suy giảm mạnh như vậy cũng có tác động mạnh lên thị trường chứng khoán, có tới 450/495 doanh nghiệp đang niêm yết trên tập trung báo lỗ; khoảng 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng hơn một nửa số làng nghề trên cả nước bị tê liệt vì lãi suất cao và khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Hiện tượng này đã khiến chỉsố VN-Index giảm 45% về mức 351,55 điểm vào cuối năm 2011 bởi nỗi lo lắng của nhà đầu tư về triển vọng doanh nghiệp và tình hình kinh tế vĩ mô.
Đến năm 2012-2013, có thể thấy qua đồ thị là giai đoạn SBV 4 lần liên tiếp cắt giảm lãi suất, kèm với nền kinh tế phục hồi, các chỉ tiêu vĩ mô ổn định trở lại, VN-Index cũng tăng trưởng tới 17% năm 2012, và 22% năm 2013.
Dự báo xu hướng chính sách tiền tệ và ảnh hưởng đến TTCK
Theo BSC, trong ngắn hạn, NHNN nhiều khả năng sẽ chỉ giữ lãi suất cơ bản ở mức này hoặc hạ thêm 0,25% vào cuối năm hoặc đầu năm sau nếu FED và ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất và nới lỏng. Việc cắt giảm trên mức 0,5% là khó xảy ra khi các chỉ báo vĩ mô vẫn đang ở mức tích cực và các lần cắt giảm từ năm 2014 đến nay chỉ dừng ở mức 0,25% – 0,5% trong một thời gian dài. Ngoài các chỉ tiêu vĩ mô chung thì cung tiền M2, và hoạt động của thị trường liên ngân hàng cũng sẽ là điều cần phải chú ý trong nửa cuối năm 2019, khi dữ liệu này cũng là một trong những tín hiệu quan trọng cho chính sách của NHNN.
Dài hạn hơn, chính sách của ngân hàng nhà nước Việt Nam nhiều khả năng cũng sẽ theo xu hướng chung của quốc tế do nền kinh tế Việt Nam đang ở mức hội nhập khá cao với mũi nhọn tăng trưởng ở dựa vào xuất nhập khẩu.
Nhưng nhờ các số liệu vĩ mô của Việt nam vẫn ở mức khá tốt, NHNN Việt Nam sẽ có thêm nhiều dư địa chính sách, cũng như sẽ linh hoạt và quan sát diễn biến của NHTW các nước, để chuẩn bị cho giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước khó khăn hơn. Việc cắt giảm lãi suất điều hành của SBV nếu có, nhiều khả năng sẽ ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng trung ương khác.
Các tác động đến nhóm ngành trên thị trường chứng khoán
BSC đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam thiên về điều tiết khối lượng cung tiền thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, M2. Thêm vào đó, các loại lãi suất như tái chiết khấu, tái cấp vốn không phải là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên, các lãi suất này thường chỉ tác động khi một số ngân hàng gặp khó khăn lớn về thanh khoản.
Do đó, việc giảm lãi suất lần này, theo đánh giá của BSC, không tác động nhiều đến mặt bằng lãi suất trên thị trường một, mà chỉ là tín hiệu cho thấy Việt Nam sẽ có thể nới lỏng các chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, BSC đặt ra giả định trong trường hợp lãi suất cho vay và lãi suất huy động của toàn thị trường giảm 0,25% so với mặt bằng trung bình lãi suất hiện nay và đánh giá tác động đến các ngành.
Trong trường hợp giả định này, ảnh hưởng lên toàn thị trường là TÍCH CỰC, lợi nhuận trước có thể gia tăng khoảng 1% nhờ việc cắt giảm lãi suất đi vay của các DN. Các ngành hưởng lợi TÍCH CỰC phần lớn là do cơ cấu nợ vay cao: (1) BĐS thương mại, (2) Dầu khí, (3) Phân bón, (4) điện, (5) thép…(tăng lợi nhuận trước thuế từ 1,6% đến 3,6%). Ngược lại Ngành Bảo hiểm phi nhân thọ bị ảnh hưởng khá tiêu cực nếu giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng xuống 0,25%.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu ngành điện tăng trưởng khả quan
Nhu cầu và giá điện tăng trưởng ổn định tiếp tục đảm bảo tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu các DN ngành điện. Với các DN thủy điện, năm 2019 sẽ là năm khó khăn khi các điều kiện thiên nhiên không ủng hộ. Còn với các DN nhiệt điện, dự kiến sẽ ghi nhận tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2019- 2020 khi sản lượng huy động dự kiến sẽ tăng lên, kết hợp với việc dư nợ ngoại tệ của nhiều DN đã giảm bớt. Bức tranh của nhóm cổ phiếu các DN ngành điện được nhìn nhận tăng trưởng khả quan.
Theo đánh giá của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), sản lượng điện thương phẩm duy trì tăng trưởng hàng năm ở mức trên 10%. Đối với năm 2019, dự kiến sản lượng sản xuất mục tiêu của EVN là 232,5 tỷ kWh, tăng 9,2% so với năm 2018. Nhu cầu điện năm 2019 dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 10%, cộng với nguồn cung điện từ các dự án điện mặt trời sẽ kịp hoàn thành trong quý II/2019 để đảm bảo nhu cầu điện năng cho sản xuất và sinh hoạt của năm 2019 (hiện đã có khoảng hơn 2800 MW ký hợp đồng mua bán điện).
Gần 204 triệu cổ phiếu GEG chính thức giao dịch trên HOSE với giá tham chiếu 27.475 đồng/CP ngày 19/9
Với các DN thủy điện, tình hình thời tiết nói chung và hiện tượng El Nino nói riêng đang diễn ra không thuận lợi là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất tới hoạt động kinh doanh của nhóm cổ phiếu DN ngành thủy điện. Trong nửa đầu năm 2019 kết quả kinh doanh đều ghi nhận sự giảm sút do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết không thuận lợi này.
Cụ thể trong báo cáo tài chính của CTCP Thủy điện Miền Nam (mã SHP) quý II/2019 với lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, trong kỳ, doanh thu thuần đạt 114 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ, trong khi giá vốn hàng bán giảm nhẹ hơn nên lợi nhuận gộp giảm 42,5% về 41,8 tỷ đồng, qua đó kéo lợi nhuận sau thuế giảm trên 50% xuống còn hơn 18 tỷ đồng. Với kết quả này, SHP mới hoàn thành được 31% kế hoạch doanh thu và 3% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019 (601,4 tỷ đồng doanh thu và 165,7 tỷ đồng lãi ròng).
Trái với khó khăn của các DN thủy điện thì các DN nhiệt điện đang tận dụng cơ hội khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần huy động nhiều hơn từ nhóm này để bù đắp sản lượng điện cung cấp ra thị trường, nhất là khi giá điện trên thị trường điện cạnh tranh có thể tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao.
Đơn cử trong báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2019 của CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (mã BTP) cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 469 tỷ đồng, tăng 190% và lợi nhuận sau thuế đạt 50,8 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2018. BTP hiện đang vận hành với hơn 90% công suất và kỳ vọng sẽ nâng lên cao hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, lạc quan với sự tăng trưởng của DN thủy điện, ông Tân Xuân Hiến - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEG) cho biết hiện công ty đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp 14 nhà máy thủy điện với tổng công suất vận hành 85,1MW tại khu vực Miền trung - Tây Nguyên. Bên cạnh đó, cuối năm 2018 GEC đã đưa vào vận hành thương mại Nhà máy điện mặt trời Phong Điền 48MWp tại Thừa Thiên Huế và Nhà máy điện mặt trời Krông Pa 69 MWp tại tỉnh Gia Lai. Năm 2018, GEG ghi nhận kết quả kinh doanh đạt trên 559 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2019, kết quả kinh doanh của GEC tăng trưởng mạnh, doanh thu thuần đạt trên 513 tỷ đồng, gần bằng doanh thu cả năm 2018.
Như vậy, tình hình thủy văn diễn biến không tốt sẽ khiến nguồn cung điện từ các nhà máy thủy điện sụt giảm. Dù vậy, việc sản lượng điện hợp đồng năm 2019 tiếp tục hạ từ 85% về 80% sẽ là yếu tố tích cực hỗ trợ cho các DN thủy điện do giá trên thị trường phát điện cạnh tranh cao hơn giá bán theo hợp đồng với nhà máy thủy điện. Ngược lại, các nhà máy điện khí và điện than sẽ chịu ảnh hưởng suy giảm lợi nhuận do giá trên thị trường phát điện cạnh tranh thường thấp hơn giá bán theo hợp đồng. Bức tranh tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngành điện đều thể hiện những khó khăn và thuận lợi đan xen vấn đề là DN cần nắm rõ xu hướng phát triển của xã hội để có thể có sự linh hoạt trong sản xuất knh doanh, chủ động đầu tư vào mảng công nghệ để tự động hóa quy trình quản lý, sản xuất giúp tiết kiệm nhân công và tài nguyên, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.
Ngọc Thảo
Theo congthuong
Số liệu thị trường chứng khoán tháng 8 năm 2019 Số liệu thị trường chứng khoán tháng 7 năm 2019 Tháng 8/2019, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có xu hướng giảm điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/8/2019, VN-Index chốt ở 984,06 điểm, giảm 7,6 điểm (tương ứng với mức giảm 0,76%); HNX - Index đạt 102,32 điểm, giảm 2,11 điểm (tương ứng với mức giảm 2,02%) so với thời...