NHNN: Dừng cho vay ngoại tệ sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu
Theo NHNN, trạng thái ngoại tệ được cân đối và dự trữ ngoại hối quốc gia lên tới 70 tỷ USD hiện nay là điều kiện thuận lợi để dừng cho vay ngoại tệ.
Từ 1/10/2019, các ngân hàng thương mại phải dừng việc cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ trung dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa.
Trước đó, cũng theo Thông tư này, hoạt động cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước đã chấm dứt từ ngày 1/4/2019.
Việc dừng cho vay ngoại tệ sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. (Ảnh minh họa)
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy định này nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo hướng thu hẹp các nhu cầu vay vốn, chuyển dần quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ.
Vậy việc tạm dừng cho vay ngoại tệ này có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hay không?
Chuyên gia tài chính – ngân hàng Bùi Quang Tín phân tích, đây là động thái tích cực của NHNN trong bối cảnh tỷ giá ngoại tệ đang biến động mạnh và có nhiều rủi ro do những tác động của chính trường thế giới.
Video đang HOT
Với doanh nghiệp xuất khẩu thì nên vay VND, bởi hiện nay, lãi suất của VND là 5%, còn lãi suất vay của USD chỉ 3-4%, như vậy, mức lãi này có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo TS. Bùi Quang Tín, tỷ giá của đồng USD đang biến động rất phức tạp, nhiều ngân hàng Trung ương trên thế giới đang trong xu hướng vừa hạ lãi suất, vừa phá giá tiền đồng, do đó, rất khó để dự báo về tỷ giá trong điều kiện diễn biến về chính sách tiền tệ trên thế giới đang phức tạp. Cho nên, thay vì vay USD của ngân hàng thì doanh nghiệp nên vay VND, sau đó chuyển VND thành USD để trả nợ cho các l.ô hàng nhập khẩu. Xét về góc độ kinh tế thì điều này sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu
“Nếu cứ tiếp tục vay USD sẽ làm méo mó nhu cầu về vốn, khiến Nhà nước khó kiểm soát chính sách tiền tệ, đồng thời, làm tăng tình trạng đô la hóa, làm giảm giá trị của VND. NHNN đã công bố thông tin về dự trữ ngoại hối, chống đô la hóa, những lý do đó hoàn toàn hợp lý. Thực tế, NHNN muốn thực hiện chính sách chuyển từ vay mượn USD qua mua bán USD đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay USD từ lâu. Đến thời điểm hiện nay, động thái này hoàn toàn là hợp lý. Nhất là trong bối cảnh dự trữ ngoại hối tăng lên, việc đô la hóa ngày càng quyết liệt để hỗ trợ cho VND”, TS. Bùi Quang Tín nhấn mạnh.
Về phía ngân hàng, theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, việc dừng cho vay ngoại tệ nhằm thực hiện chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tế. Chủ trương này đã được đưa ra từ cách đây 5-7 năm.
“Đáng lẽ chúng ta phải làm sớm hơn bởi hoạt động này đã được thực hiện theo lộ trình. Nhưng việc dừng cho vay đã được giãn ra để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đặc thù vay vốn”, ông Đào Minh Tú nói.
Do vậy, đến thời điểm hiện tại, khi điều kiện nền kinh tế đã ổn định, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ ở mức cao, có thể cân đối được trạng thái ngoại tệ trong thời gian đủ dài thì chủ trương hạn chế và chấm dứt cho vay ngoại tệ là hợp lý. Hơn nữa, do đã có lộ trình từ trước nên các doanh nghiệp đã có sự chủ động, không bị bất ngờ.
Lãnh đạo NHNN cho rằng, việc giữ được chính sách tỷ giá ổn định cũng giúp cho quan hệ mua bán ngoại tệ diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, tiền đồng ổn định và lãi suất hợp lý cũng sẽ giúp doanh nghiệp chuyển từ vay ngoại tệ sang vay nội tệ không gặp xáo trộn lớn trong kinh doanh.
“Các tổ chức tín dụng được phép mua bán ngoại tệ, cùng với quỹ dự trữ ngoại hối khoảng 70 tỷ USD, chúng tôi thấy rằng, kết thúc cho vay ngoại tệ và chuyển sang quan hệ mua bán thời điểm này là hợp lý”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ./.
Chung Thủy/VOV.VN
Chấm dứt cho vay ngoại tệ: Cần trạng thái ngoại tệ hài hòa
Kể từ ngày ngày 1/10, việc cho vay ngoại tệ sẽ chính thức chấm dứt. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, tỷ giá cần được điều hành hài hòa để doanh nghiệp mua bán ngoại tệ thuận lợi.
Từ 1/10, doanh nghiệp không còn được vay ngoại tệ. Ảnh: Thùy Linh
Theo Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú của NHNN, đến ngày 1/10/2019, các ngân hàng thương mại sẽ phải dừng việc cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ trung dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa.
Trước đó, cũng theo Thông tư này, hoạt động cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước đã chấm dứt từ ngày 1/4/2019.
Theo NHNN, quy định này nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo hướng thu hẹp các nhu cầu vay vốn, chuyển dần quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2019 vào sáng 1/10, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, việc dừng cho vay ngoại tệ nhằm thực hiện chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tế. Đây là chủ trương đã được đưa ra từ cách đây 5-7 năm qua.
"Đáng lẽ chúng ta phải làm sớm hơn bởi hoạt động này đã được thực hiện theo lộ trình. Nhưng việc dừng cho vay đã được giãn ra để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đặc thù vay vốn", ông Đào Minh Tú nêu rõ.
Vì thế, tới thời điểm hiện tại, đại diện lãnh đạo NHNN cho hay, với điều kiện nền kinh tế ổn định, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ ở mức cao, có thể cân đối được trạng thái ngoại tệ trong thời gian đủ dài nên chủ trong hạn chế và chấm dứt cho vay ngoại tệ là hợp lý. Hơn nữa, do đã có lộ trình, thực hiện dần dần nên các doanh nghiệp đã có sự chủ động, không bị bất ngờ.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp khi không còn được vay ngoại tệ, theo ông Đào Minh Tú, các ngân hàng thương mai đang có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc chuyển sang quan hệ mua bán ngoại tệ thì việc giữ ổn định tỷ giá như hiện nay cũng giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua bán thuận lợi.
"Khi chấm dứt vay ngoại tệ, điều cần quan tâm nhất là trạng thái ngoại tệ cân đối, hài hòa để doanh nghiệp sẵn sàng mua bán ngoại tệ", Phó Thống đốc NHNN nhấn mạnh.
Hiện trên thị trường, nhiều ngân hàng cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng cho doanh nghiệp chuyển đổi khoản vay sang VND sau đó mua lại ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm vay tiền đồng để có ngoại tệ thanh toán hàng hóa nhập ngoại. Ngoài ra, các ngân hàng còn đưa ra nhiều giải pháp tài chính hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp như tài trợ thanh toán bằng thư tín dụng trả chậm (L/C) hoặc tư vấn các giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả.
Về phía các doanh nghiệp, dù phải chuyển sang vay bằng đồng nội tệ với lãi suất có thể lên tới 9-11%/năm, thay vì vay ngoại tệ lãi suất 4-5%/năm như trước, nhưng các doanh nghiệp lại cho rằng sẽ không phải lo về rủi ro biến động tỷ giá, nhất là trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa nhiều quốc gia trên thế giới.
Hương Dịu
Theo Haiquanonline.com.vn
Từ 1-10, dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn để nhập khẩu hàng hóa Theo quy định của Thông tư 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN, từ ngày mai (1-10) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn đối với một số nhóm nhu cầu. Ảnh minh họa (Nguồn Nhadautu.vn) Cụ thể, Thông tư 42 nêu rõ, sau...