NHNN đang nắn tỷ giá trung tâm để làm gì?
Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng đang duy trì xu hướng ổn định kể từ đầu năm 2019 đến nay, dao động quanh giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở mức 23.200 đồng/đô la Mỹ. Nguyên nhân là do cung về ngoại tệ hiện đang khá dồi dào khi NHNN đã mua vào được gần 5 tỉ đô la chỉ trong hai tháng đầu của năm 2019.
Tỷ giá dường như đang lặp lại kịch bản của đầu năm 2018
Cung ngoại tệ tăng cao xuất phát từ động thái mua ròng liên tục trên thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, khối lượng vốn đầu tư gián tiếp (FII) đạt khoảng 150 triệu đô la. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong hai tháng đầu năm cũng tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ của năm 2018, đạt 8,47 tỉ đô la. Ngoài ra, tháng 1 và 2 hàng năm thường là thời điểm kiều hối chuyển về nước tăng cao đột biến.
Trong khi đó, cầu về ngoại tệ trên thị trường lại có xu hướng ổn định, thậm chí là giảm so với thời điểm cuối năm 2018. Nguyên nhân là do Mỹ và Trung Quốc đang dần đạt được những thỏa thuận về thương mại, khiến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và hàng loạt đồng tiền của các quốc gia khác đang lấy lại được giá trị so với đồng đô la. Do đó, nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn (forward) nhằm dự phòng cho sự biến động của tỷ giá trong tương lai của các doanh nghiệp trong nước đã giảm mạnh. Cung tăng trong khi cầu giảm đã khiến cho tỷ giá đô la/tiền đồng gần như không thay đổi. Diễn biến này được xem là đang lặp lại xu hướng trong những tháng đầu của năm 2018.
Nhưng tỷ giá trung tâm lại đang tăng mạnh
Chúng ta biết rằng tỷ giá trung tâm (central rate) giữa đô la Mỹ và tiền đồng được NHNN điều chỉnh hàng ngày dựa trên sự biến động của tám cặp đồng tiền của tám nền kinh tế có tỷ trọng thương mại lớn nhất với Việt Nam. Đó là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, (euro) châu Âu, (yen) Nhật Bản, (won) Hàn Quốc, (đài tệ) Đài Loan, (baht) Thái Lan, (đô la Singapore) Singapore và đô la của Mỹ. Sứ mệnh của tỷ giá trung tâm là nhằm giúp thị trường, bao gồm người dân và doanh nghiệp, thấy được sự biến động của tiền đồng trước sự thay đổi của các đồng tiền trong rổ so sánh. Từ đó, các doanh nghiệp có các điều chỉnh phù hợp về chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn để tối ưu hóa dòng tiền (cashflow) của mình. Tuy nhiên, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường đang duy trì sự ổn định thì NHNN lại liên tục có động thái tăng mạnh tỷ giá trung tâm kể từ đầu năm 2019 đến nay. Theo đó, tỷ giá trung tâm của NHNN đã tăng tới 0,43%, tương ứng với việc tiền đồng đã giảm 0,43% giá trị so với đồng đô la. Diễn biến này đang cho thấy tỷ giá thực tế của thị trường và tỷ giá điều hành của NHNN dường như không có mối quan hệ với nhau. Có lẽ các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ đang cho rằng tỷ giá trung tâm đang mất đi vai trò dẫn dắt hay định hướng cho thị trường giống như mục tiêu vốn có của nó.
Mục tiêu của NHNN là gì?
Video đang HOT
Với diễn biến như trên, nhiều người sẽ khó hình dung được mục tiêu của NHNN khi liên tục tăng mạnh tỷ giá trung tâm. Tuy nhiên, chắc chắn cơ quan quản lý chính sách tiền tệ của Việt Nam phải có mục tiêu riêng của mình. Đó có thể là một trong ba hoặc cả ba mục tiêu như dưới đây.
Thứ nhất, như chúng ta đều biết, tỷ giá trung tâm từ trước đến nay chưa khi nào có ý nghĩa đối với thị trường. Nguyên nhân là khoảng cách giữa tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch trên thị trường rất xa. Do vậy, mọi sự biến động của tỷ giá trung tâm gần như không ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá thực tế trên thị trường. Động thái trên của NHNN là nhằm thu hẹp khoảng cách này, thậm chí có thể đưa tỷ giá trung tâm về sát với tỷ giá thị trường. Chính vì vậy, rất có thể NHNN sẽ còn tiếp tục thực hiện chính sách trên trong thời gian tới.
Thứ hai, đó là nhằm tránh cho tỷ giá thị trường vượt ra ngoài tỷ giá bán ra của NHNN. Đây là thực trạng đã từng diễn ra trong những tháng cuối của năm 2018. Do vậy, NHNN đã buộc phải bán ngoại tệ để can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Thứ ba, đó là mục tiêu bỏ cơ chế trần/sàn của tỷ giá, tức là giá mua vào và bán ra của NHNN. Chúng ta biết rằng tỷ giá trần và sàn hiện nay được xác định bằng tỷ giá trung tâm với biên độ 3%. NHNN chỉ có thể thực hiện được khi mà tỷ giá trung tâm phải về sát với tỷ giá thị trường. Khi đó, NHNN chỉ cần điều chỉnh tỷ giá trung tâm để tránh việc phải bán ngoại tệ để can thiệp, qua đó nhằm tránh ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của quốc gia. Như vậy, động thái tăng mạnh tỷ giá trung tâm ở trên của NHNN được xem là nhằm hướng đến ba mục tiêu cùng một lúc. Khi mà tỷ giá trung tâm càng tiến gần về với tỷ giá thị trường thì mức biến động (tăng/giảm) giá của tiền đồng so với đô la Mỹ sẽ càng lớn. Mức dao động khi đó có thể từ 0-700 đồng/đô la (điểm basic point) thay vì mức tối đa 400 đồng chỉ trong một phiên giao dịch như hiện nay. Do vậy, các doanh nghiệp có trạng thái lớn bằng đồng đô la Mỹ cần phải có kế hoạch dự phòng từ xa để tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trước sự biến động của tỷ giá có thể có trong tương lai.
Theo thesaigontimes.vn
Tỷ giá trung tâm và tự do đi lên phiên đầu tuần
Đồng USD tiếp tục lên giá so với tiền đồng trong phiên đầu tuần này, trên cả thị trường chính thức và phi chính thức, tiếp nối xu hướng đi lên của tháng 2 trước đó. Trong khi đó, đồng USD trên thị trường quốc tế dù có dấu hiệu
Tiếp đà tăng của tháng 2
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay niêm yết tỷ giá trung tâm USD/VNĐ ở mức 22.930 đồng, tăng thêm 7 đồng so với phiên cuối tuần và tăng 15 đồng với cuối tháng 2. Đây là phiên tăng mạnh thứ 2 trong 3 ngày làm việc đầu tháng này, sau hôm tăng 8 đồng ngày đầu tháng. So với đầu năm, tỷ giá trung tâm hiện đã tăng 105 đồng, tương đương 0,46%.
Tương tự giá bán ra tại Sở giao dịch NHNN cũng tăng thêm 7 đồng trong hôm nay và tăng 16 đồng so với cuối tháng 2, trong khi giá mua vào tiếp tục giữ nguyên ở mốc 23.200 đồng. So với đầu năm, giá mua vào tăng 500 đồng, tương đương 2,2% sau đợt điều chỉnh mạnh ngày 02/01, còn giá bán ra tăng 108 đồng, tương đương 0,46%.
Trước đó, tỷ giá trung tâm cũng đã khép lại tháng 2 với mức tăng 47 đồng, đánh dấu tháng thứ 2 đi lên liên tiếp sau mức tăng 43 đồng của tháng 1. Tương tự giá bán ra tại Sở giao dịch NHN cũng được điều chỉnh tăng thêm 48 đồng trong tháng 2.
Đáng chú ý là giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại tiếp tục giữ vững xu hướng ổn định. Hiện tại, giá mua vào và bán ra tại Vietcombank nằm tại 23.150 và 23.250 đồng, giữ nguyên trong 3 ngày làm việc đầu tháng này. Còn nếu tính riêng trong tháng 2, giá mua vào USD tại Vietcombank thậm chí giảm nhẹ 10 đồng, trong khi giá bán ra không thay đổi. Còn nếu so với đầu năm chỉ tăng nhẹ 5 đồng, tương ứng 0,02% ở cả 2 chiều giao dịch.
Ngược lại, tỷ giá phi chính thức trên thị trường chợ đen có dấu hiệu biến động tăng theo tỷ giá trung tâm trở lại. Cụ thể, giá mua vào và bán ra trên thị trường tự do tính đến ngày 04/3 tương ứng là 23.225 và 23.235 đồng, tăng lần lượt 30 đồng và 25 đồng so với cuối tháng 2, theo đó chênh lệch mua bán cũng thu hẹp lại chỉ còn 10 đồng, cho thấy nhu cầu giao dịch trên thị trường này tiếp tục ở mức thấp.
Trước đó trong tháng 2, giá mua vào trên thị trường tự do tăng nhẹ 15 đồng, trong khi giá bán ra giảm nhẹ 10 đồng. Dù vậy, tính cho đến thời điểm này, giá mua vào và bán ra trên thị trường này đang giảm tương ứng 5 đồng và 35 đồng so với đầu năm.
Đồng USD khó mạnh thêm trên thị trường quốc tế
Trong khi đó, chỉ số USD Index đo lường sức mạnh đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế sau khi chạm đỉnh vào giữa tháng 2 thì đã điều chỉnh trở lại trong nửa cuối tháng 2, có lúc rớt về dưới mốc 96. Dù vậy, trong những ngày đầu tháng 3 này, đồng USD đang có dấu hiệu hồi phục lại với USD Index đang hướng trở lại mốc 96,5.
USD đang phục hồi nhưng dự báo khó tăng mạnh
Diễn biến đi xuống của đồng USD trong nửa cuối tháng 2 được cho là do các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn tiến tích cực và đạt được nhiều tiến bộ, do đó nhu cầu đầu tư vào các tài sản an toàn như đồng USD không còn mạnh. Ngược lại, dù Mỹ đã lùi lại thời hạn 01/3 nâng thuế áp đặt lên 200 tỷ hàng Trung Quốc, nhưng tổng thống Trump vẫn đe dọa có thể hủy thỏa thuận thương mại với Trung Quốc bất cứ lúc nào trong những chia sẻ gần đây, theo đó hỗ trợ đồng USD phục hồi bên cạnh những dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực.
Dù vậy, đồng USD cũng khó lòng đi lên mạnh mẽ trong thời gian tới, khi mà lộ trình tăng lãi suất và thắt chặt tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể chậm lại. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) vào cuối tuần qua, tổng thống Trump một lần nữa lặp lại những chỉ trích nhắm vào FED và người đứng đầu cơ quan này là chủ tịch Jerome Powell.
Theo ông thì việc đồng USD mạnh lên cùng với các đợt nâng lãi suất đang gây tổn thương tới nền kinh tế Mỹ và đe dọa làm hạn chế tốc độ tăng trưởng. Theo ông thì "một đồng USD mạnh nhưng phải hợp lý. Tôi muốn một đồng USD có lợi cho đất nước chúng ta nhưng không phải là một đồng USD khiến chúng ta gặp khó khăn khi làm ăn với các quốc gia khác".
Luận điệu này tiếp tục củng cố quan điểm của ông Trump về sức mạnh của đồng USD. Kể từ khi đắc cử tổng thống đến nay, ông đã nhiều lần lặp lại định hướng về vị thể của đồng USD, theo đó một đồng USD quá mạnh sẽ không tốt cho kinh tế và thương mại Mỹ, vốn đang chịu thâm hụt nặng nề với nhiều nước khác như Trung Quốc - quốc gia luôn chực chờ nguy cơ rơi vào tầm ngắm đánh giá thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ.
Chính vì lẽ đó, đồng USD không thể bứt phá mạnh trong suốt hơn 2 năm qua và chỉ giao dịch trong một biên độ quen thuộc từ 90 đến dưới 100. Với việc giá trị đồng USD được giữ ổn định và không tăng quá mạnh trên thị trường thế giới cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý có điều kiện để kiểm soát thị trường ngoại hối tốt hơn.
Theo thegioitiepthi.vn
Vì đâu tỷ giá và lãi suất cùng nắm tay nhau tăng ngay tháng đầu năm? Mặt bằng lãi suất và tỷ giá đã tăng khá nhanh ngay từ tháng đầu năm 2019 này. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Các nhà đầu tư có nên lo lắng trước diễn biến trên? tỷ giá tăng hơn 2,5 lần so với mức tăng của tháng 1/2018 Nhìn về cách đây 1 năm, nếu như cả 3 tháng...