NHNN: Đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu, sẽ cổ phần hóa Agribank
Tính trung bình từ 15/8/2017 đến 31/8/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
Ngày 15/10/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, sau 2 năm triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 gắn với các mục tiêu phát triển ngành ngân hàng theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 986), đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các TCTD và phát triển ngành ngân hàng.
Về kết quả cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, đến nay, về cơ bản, các phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng TCTD đã được NHNN phê duyệt. Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững. Năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần.
Tính minh bạch trong hoạt động tín dụng cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng (theo Thông tư số 02) của hệ thống các TCTD tiếp tục được duy trì dưới mức 2% (đến 31/8/2019 là 1,98%).
Thực tế triển khai cho thấy Nghị quyết 42 đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD trước đây.
Lũy kế từ 15/8/2017 ( thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến 31/8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.
Tính trung bình từ 15/8/2017 đến 31/8/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
Video đang HOT
Kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng đã được cải thiện một bước quan trọng.
Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Thời gian tới, để đạt được các mục tiêu đề ra, NHNN yêu cầu các TCTD nghiêm túc thực hiện các giải pháp và lộ trình đề ra tại Nghị quyết 42, Quyết định 1058, Quyết định 986 cũng như chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019.
Trong đó tập trung vào một số giải pháp như:
(i) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động tiền tệ, ngân hàng, các cơ chế chính sách hỗ trợ cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, quy định về quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của các TCTD,…
(ii) Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án đã được phê duyệt để chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai;
(iii) Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để tham mưu xử lý về vấn đề tăng vốn của các NHTMNN và cổ phần hóa Agribank;
(iv) Tập trung xử lý phương án cơ cấu lại một số ngân hàng mua bắt buộc trên cơ sở bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD, đúng chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ;
(v) Tiếp tục xử lý các TCTD phi ngân hàng yếu kém trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và đặc thù cơ cấu lại đối với từng tổ chức. Phối hợp với các Bộ, ngành chủ quản trong việc xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại của các TCTD phi ngân hàng là công ty con của Tập đoàn trực thuộc;
(vi) Tập trung xử lý và hoàn thiện cơ chế xử lý các QTDND yếu kém không có khả năng phục hồi bằng các hình thức phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống;
(vii) Tập trung chỉ đạo các TCTD rà soát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định; chủ động nhận diện các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu để có các giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh; tăng cường, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, triển khai quyết liệt, toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo mục tiêu đã đề ra;
(viii) Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai Chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế ( Basel II) tại Việt Nam;
(ix) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
17.000 tỷ nợ xấu được thu hồi, DongABank có qua cơn bĩ cực?
Ngân hàng DongABank cho biết đã thu hồi 17.036 tỷ đồng tiền nợ xấu tính từ thời điểm bị kiểm soát đặc biệt. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, số nợ xấu đã thu hồi được của ngân hàng này đạt 2.100 tỷ đồng.
Trước thềm đại hội cổ đông thường niên năm 2019, Ngân hàng Đông Á (DongABank) cho biết đã thu hồi 17.036 tỷ đồng tiền nợ xấu tính từ thời điểm bị kiểm soát đặc biệt. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, số nợ xấu đã thu hồi được của ngân hàng này đạt 2.100 tỷ đồng.
Về khả năng huy động vốn, tính đến 31/8, DongABank ghi nhận số tiền 62.286 tỷ đồng, tăng 1.432 tỷ đồng so với đầu năm 2019. Trong đó tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và nguồn tiền gửi trung dài hạn tăng giúp Ngân hàng Đông Á đảm bảo được nguồn vốn để phát triển kinh doanh cũng như đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn cho vay trung dài hạn theo quy định.
Dư nợ khách hàng cá nhân cũng phục hồi trở lại và chiếm tỷ trọng 43,5% trong tổng dư nợ. Nguồn thu từ dịch vụ luỹ kế trong 8 tháng đạt 329,3 tỷ đồng, còn lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lũy kế 8 tháng đầu năm đạt 57,4 tỷ đồng.
Trước đó, DongABank cho biết theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ban kiểm soát đặc biệt của ngân hàng này đã thuê Ernst & Young đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ của nhà băng này.
Ngân hàng Đông Á đã thu hồi 17.036 tỷ đồng tiền nợ xấu.
Theo số liệu ĐHCĐ, DongABank đã thuê Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ tại thời điểm 31/12/2018.
Số liệu kiểm toán của EY cho hay, tính đến ngày 31/12/2018, kết quả hoạt động kinh doanh của DongABank có lỗ luỹ kế, nguồn vốn chủ sở hữu bị âm. "Do đó, để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, bảo đảm DongABank có giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức vốn tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định là 3.000 tỷ đồng, ngân hàng phải thực hiện bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo quy định của pháp luật", tờ trình của nhà băng này nêu.
Vì thế, dựa vào tình hình hoạt động của ngân hàng hiện nay, DongABank chỉ có thể tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại, DongABank không thể thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu vì không thể đáp ứng các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định. Do đó, DongABank chỉ có thể chọn hình thức phát hành còn lại là chào bán cổ phần riêng lẻ.
DongABank dự kiến chào bán số cổ phần đủ số lượng để bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phần.
Số cổ phần dự kiến phát hành sẽ được chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp). Thời gian dự kiến chào bán là sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. "Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phần sẽ được sử dụng để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính để DongABank tăng cường năng lực cạnh tranh, tiếp tục phát triển", DongABank cho biết.
Thảo Nguyên
Theo VietQ.vn
HH Ngân hàng: Tăng vốn điều lệ của các NHTM nhà nước là nhu cầu cấp bách Theo Hiệp hội ngân hàng, việc các NHTM nhà nước chậm tăng vốn điều lệ sẽ có thể ảnh hưởng tới khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thậm chí có ngân hàng phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng... Theo Hiệp hội ngân hàng, tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề...