NHNN chấp thuận việc tăng vốn và mở rộng chi nhánh cho TPBank
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong tăng vốn từ 8.565 tỷ đồng lên 10.716 tỷ đồng, đồng thời cho phép ngân hàng này mở mới thêm 4 chi nhánh và 2 phòng giao dịch trên toàn quốc trong năm 2021.
Việc tăng vốn điều lệ này sẽ giúp TPBank tăng hệ số an toàn vốn CAR, nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt khi TPBank đã hoàn thiện và áp dụng cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II.
Enterprise Asia vinh danh DOJI là Doanh nghiệp Bán lẻ xuất sắc châu Á TPBank ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại trong chuyển tiền nhanh liên ngân hàng
Thống đốc NHNN đã có công văn chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tăng vốn điều lệ từ 8.565 tỷ đồng lên 10.716 tỷ đồng theo phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Đây là phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị TPBank đã thông qua trong tháng 10/2020.
Tính đến cuối tháng 9/2020, hệ số CAR của TPBank đạt 11,4% tính theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn nhiều so với mức 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Video đang HOT
Tăng vốn cũng sẽ giúp TPBank gia tăng được nguồn vốn trung dài hạn, tạo điều kiện để ngân hàng đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới hoạt động và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng ở những năm tiếp theo.
TPBank sẽ mở thêm 6 điểm giao dịch mới trên toàn quốc trong năm 2021.
Theo báo cáo tài chính, kết thúc quý III, TPBank báo lãi 3.024 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 74,33% kế hoạch năm. Tổng tài sản của ngân hàng tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2019, đạt trên 193 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1.77%, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ mảng bán lẻ của ngân hàng đã tăng khoảng 2,5 lần từ năm 2018. Số lượng khách hàng cá nhân tăng từ hơn 60.000 khách năm 2012 lên hơn 3,7 triệu khách ở thời điểm hiện tại.
Nhờ kết quả kinh doanh hiệu quả, hoạt động tài chính ổn định, bền vững và cơ sở khách hàng ngày một mở rộng, mới đây NHNN cũng đã chấp thuận cho TPBank mở rộng thêm 4 chi nhánh và 2 điểm giao dịch tại Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Bình Định và TP. Hồ Chí Minh, nâng tổng số điểm giao dịch của TPBank lên hơn 90 điểm trên toàn quốc trong năm 2021.
Việc thành lập những điểm giao dịch mới này sẽ giúp TPBank gia tăng độ phủ, thu hút nhiều khách hàng mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại của khách hàng tại các khu vực. Đây cũng là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho hoạt động uy tín, hiệu quả của ngân hàng trong suốt thời gian qua.
Đây là tin vui kép đối với TPBank khi có thể vừa mở rộng quy mô mạng lưới, vừa được tăng sức mạnh tiềm lực về vốn. Ngay trước đó, tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính của châu Á The Asian Banker đã vinh danh TPBank trong Top 5 ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam và Top 70 ngân hàng bán lẻ mạnh nhất châu Á. Kết quả trên cũng phản ánh đúng định hướng chiến lược phát triển theo mô hình ngân hàng số hiện đại và mảng ngân hàng bán lẻ của TPBank trong gần 10 năm qua.
TPBank chốt phương án tăng vốn lên gần 10.717 tỷ đồng
HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HoSE: TPB) vừa thông qua các nội dung nhằm triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2020 của ngân hàng đã được ĐHĐCĐ thông qua tại Nghị quyết số 03/2020/NQ-TPB.ĐHĐCĐ ngày 20/10/2020.
TPBank chốt phương án tăng vốn lên gần 10.717 tỷ đồng.
Theo phương án tăng vốn điều lệ năm 2020 của TPBank đã được ĐHĐCĐ thông qua, mức vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ gần 8.566 tỷ đồng lên gần 10.717 tỷ đồng. Việc tăng vốn được chia thành hai đợt.
Cụ thể, trong đợt 1, TPBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.811 tỷ đồng thông qua phát hành thêm hơn 181 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trong đó, ngân hàng phát hành hơn 163 triệu cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức theo tỉ lệ 20%. Đồng thời, phát hành gần 18 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương với tỉ lệ chia 2,18%.
Trong đợt 2, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm gần 340 tỷ đồng thông qua phát hành khoảng 34 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2020 của TPBank (ESOP), tương ứng tỉ lệ phát hành là 4,16%.
Kết thúc quý III, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 7.103 tỷ đồng, tăng 22,79% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, so với cuối quý III năm 2019, chi phí hoạt động chỉ tăng 19,64%, thấp hơn tốc độ tăng doanh thu của ngân hàng và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cũng đã giảm đáng kể. Kết quả trên đã mang lại cho TPBank 3.024 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25,78% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 74,33% kế hoạch cả năm đã được đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
Tổng tài sản của ngân hàng tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2019, đạt trên 193 nghìn tỷ đồng. Tổng huy động tăng 25,24%, đạt 173.445 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt trên 124 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu TPBank tính đến cuối tháng 9 vẫn tiếp tục được kiểm soát dưới 2%. Đến cuối tháng 8/2020, hệ số CAR của TPBank đạt 10,81% tính theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn nhiều so với mức 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tăng trưởng lợi nhuận và chỉ số an toàn vốn nói trên đã củng cố vị thế TPBank là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn nhất hệ thống, với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) lần lượt là 22,63% và 1,80%.
Cổ phiếu LPB của LienVietPostBank chính thức chào sàn HOSE Ngày 09/11/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu LPB của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Tổng cộng có 976.948.319 cổ phiếu phổ thông được niêm yết để giao dịch, tương ứng tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 9.769.483.190.000 đồng với...