Nhịp tim, nhịp thở khi ngủ phản ánh điều gì?
Sử dụng thiết bị, đồng hồ thông minh để theo dõi nhịp tim và nhịp thở khi vận động, vậy có khi nào bạn thắc mắc khi ta ngủ những chỉ số ấy sẽ thay đổi thế nào?
Nhịp tim khi nghỉ ngơi vào ban ngày của mỗi người có sự khác nhau, vì vậy nhịp tim khi ngủ của mọi người cũng sẽ khác nhau. Nói chung, nhịp tim khi ngủ (trạng thái nghỉ ngơi) sẽ dao động ở mức thấp hơn mức hoạt động bình thường.
Theo Harvard Health, nhịp tim lúc nghỉ ngơi bình thường dao động từ 60-100 nhịp/phút, những người có cường độ vận động tích cực (như các vận động viên) có thể có nhịp tim lúc nghỉ ngơi từ 40-50 nhịp/phút.
Nếu nhịp tim nghỉ ngơi bình thường vào ban ngày của một người dao động từ 70-85 nhịp/phút, hãy mong đợi nhịp tim khi ngủ là 70-75 nhịp/phút hoặc thậm chí là chậm hơn.
Nếu nhịp tim của một người không giảm trong khi ngủ mà tăng cao hơn nhịp tim nghỉ ngơi ban ngày thì đó có thể là dấu hiệu bất ổn về sức khỏe hoặc liên quan đến vấn đề tâm lý, bao gồm cả lo lắng hoặc rung nhĩ.
Nhịp tim phải tương đối thấp (tương ứng với việc tim được nghỉ ngơi) khi đang trong giấc ngủ. Ảnh minh họa: Getty Images
Ngoài ra, giống như nhịp tim, nhịp thở sẽ giảm trong khi ngủ. Nhịp thở bình thường của người lớn là 12-20 nhịp thở/phút. Ở một người lớn khỏe mạnh, thoải mái, hơi thở phải bình thường và đều đặn trong suốt giấc ngủ.
Nhịp thở có thể tăng lên trong giấc ngủ REM (một thuật ngữ khoa học về giấc ngủ) khi đang mơ (đặc biệt nếu bạn đang mơ dữ dội), nhưng sẽ chuyển về kiểu thở chậm khi bạn chuyển sang giấc ngủ không REM.
Video đang HOT
Sự thay đổi nhịp tim (HRV) là sự thay đổi về lượng thời gian giữa các nhịp đập của tim. Nếu đang trong giai đoạn vận động hoặc căng thẳng, tim sẽ đập nhanh và sẽ có rất ít thời gian giữa các nhịp đập của tim (HRV thấp).
Mặt khác, khi một người thư giãn, tim của sẽ đập chậm hơn và có nhiều thời gian hơn giữa các nhịp tim (HRV cao).
HRV là một dấu hiệu thể hiện mức độ căng thẳng của cơ thể tại một thời điểm nhất định. Các nghiên cứu chỉ ra rằng HRV khi ngủ ở chỉ số thấp có thể phản ánh sự rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, nếu ở mức thấp, hãy xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nó như: mức độ căng thẳng, thói quen đi ngủ và môi trường ngủ.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ về một loại thuốc hoặc tình trạng sức khỏe là tác nhân ảnh hưởng, hãy gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Trẻ dễ đột tử vào mùa lạnh do thói quen sai lầm của cha mẹ
Việc cho trẻ nằm sấp, mặc quần áo quá kín khi ngủ vô tình trở thành tác nhân khiến con dễ bị đột tử không rõ nguyên nhân.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân, thường xảy ra trong lúc ngủ ở những đứa trẻ khỏe mạnh, dưới một tuổi. Hầu hết trường hợp tử vong do hội chứng này gây ra đều liên quan đến giấc ngủ, do đó, nhiều chuyên gia còn gọi đây là những cái chết trong nôi (crib death).
Theo Mayo Clinic , các chẩn đoán liên quan hội chứng này đều không thể tìm ra nguyên nhân hay giải thích về cái chết. Ngay cả khi khám nghiệm tử thi, xem xét bệnh sử, các bác sĩ cũng không thể kết luận chính xác vì sao bệnh nhi tử vong.
Những giả thuyết về nguyên nhân
SIDS là hội chứng bí ẩn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thống kê mỗi năm, khoảng 3.600 trẻ sơ sinh tại nước này tử vong vì hội chứng SIDS. Tại Anh, con số này là hơn 200. SIDS ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ sơ sinh từ 1 đến 4 tháng tuổi. Bé trai thường gặp hội chứng này nhiều hơn bé gái. Các ca tử vong thường xảy ra vào mùa thu, đông và đầu xuân.
Tại Việt Nam, tình trạng tử vong đột ngột, không giải thích ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn khá phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 27.000 trẻ nhỏ tử vong tự nhiên. Nó tương đương mỗi ngày có khoảng 75 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tử vong đột ngột do nhiều nguyên nhân, tập trung chủ yếu ở những tháng đầu đời.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy đến bất ngờ, các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân. Ảnh: Freepik.
Đến nay, y học chưa kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra hội chứng, tuy nhiên, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều giả thuyết.
Một số quan điểm cho rằng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra do khiếm khuyết trong phần não bộ chịu trách nhiệm kiểm soát hơi thở và kích thích giấc ngủ. Giả thuyết này được nghiên cứu khá nhiều trong thập niên 90 của thế kỷ trước.
Các bác sĩ khám nghiệm bộ não của những trẻ tử vong và tìm thấy một số bất thường của tế bào não. Chúng bị gián đoạn chức năng điều hòa nhịp thở, nhịp tim, huyết áp. Các tế bào thần kinh khiếm khuyết tiến triển âm thầm dẫn đến tình trạng tử vong không đoán trước.
Giả thuyết thứ hai là tư thế ngủ của trẻ. Khi trẻ nằm ngủ, mặt có thể úp xuống, hạn chế đường thở. Đây là nguyên nhân gây thiếu oxy trong quá trình ngủ, thậm chí đắc đường thở, Đặc biệt, tư thế nằm sấp, nghiêng khiến trẻ có nguy cơ cao gặp chứng đột tử không rõ nguyên nhân.
Nhiều phụ huynh có thói quen trong mùa lạnh chèn chăn, nệm xung quanh để trẻ đỡ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, thói quen này vô tình khiến con nghẹt thở, thiếu oxy khi ngủ.
Giả thuyết thứ 3 là tăng thân nhiệt. Quan niệm quấn kín trẻ khi ngủ để phòng cảm lạnh khiến cơ thể con bị ngột ngạt, tăng thân nhiệt nhanh, gây tình trạng tăng tốc độ chuyển hóa và dễ mất kiểm soát nhịp thở. Chưa kể, việc cho con mặc quá nhiều quần áo trong mùa đông dễ khiến trẻ toát mồ hôi, thấm ngược vào cơ thể và gây ra các bệnh về đường hô hấp khác.
Ngoài ra, những trẻ thuộc nhóm sau đây có nguy cơ bị đột tử không rõ nguyên nhân cao hơn: Bà mẹ hút thuốc khi mang thai (nguy cơ sinh con bị SIDS cao gấp 3 lần) hoặc uống rượu, bia, chất kích thích; trẻ hút thuốc thụ động (tăng gấp 2 lần bị SIDS); bé sinh non hoặc nhẹ cân; anh, chị ruột có tiền sử tử vong vì SIDS.
Cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo khi ngủ vô tình khiến con khó thở, tăng thân nhiệt, rơi vào nguy hiểm. - Ảnh: iStock.
Phòng ngừa
Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa triệt để tình trạng đột tử không rõ nguyên nhân ở trẻ. Tuy nhiên, chúng ta có một số cách để giảm thiểu nguy cơ.
Từ năm 1992, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) đưa khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh dưới một tuổi cần được nằm ngửa khi ngủ. Kể từ khi khuyến cáo của AAP được ban hành, tỷ lệ trẻ tử vong vì hội chứng đột tử không rõ nguyên nhân đã giảm hơn 50%.
Dù vậy, hội chứng này vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ,. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ ghi nhớ tuyệt đối không cho trẻ nằm nghiêng, úp. Nếu con có tư thế này khi ngủ, phụ huynh cần điều chỉnh để con trở về cách nằm thẳng, thông thoáng đường thở.
Khi ngủ, chúng ta nên để trẻ nằm trên giường hoặc cũi cứng, phẳng, không lồi lõm. Ga trải giường cần mỏng, mềm và gọn gàng. Bộ Y tế khuyến cáo phụ huynh tuyệt đối không dùng chăn dày hoặc gối mềm để lót cho trẻ. Ngoài ra, chúng ta cũng tránh phủ chăn, quấn tã, mặc quần áo nhiều lớp cho trẻ.
Bạn có thể cho con ngậm thêm núm ti giả và ghinhớ nguyên tắc ngủ chung phòng, không chung giường. Nuôi con bằng sữa mẹ và tiêm vaccine cũng là cách để giảm nguy cơ trẻ bị tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân. Một nghiên cứu của Vennemann và cộng sự đã chỉ ra tiêm vaccine cho trẻ trong những tháng đầu đời sẽ giảm tỷ lệ tử vong xuống 50%.
Ngoài ra, cha mẹ không nên cho trẻ ngủ trong môi trường quá nóng. Nhiệt độ phòng cần điều chỉnh sao cho người lớn mặc áo sơ mi ngắn tay vẫn cảm thấy thoải mái. Bà mẹ không nên hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích, ma túy khi mang thai.
[Sống khỏe] Phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ Rung nhĩ (tim đập loạn nhịp) là một bệnh lý tim mạch có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần so với người bình thường và có khoảng 20% các trường hợp đột quỵ là do rung nhĩ gây ra. Đối với những người bệnh đã phát hiện rung nhĩ, nên đến khám chuyên khoa tim mạch để...