Nhịp tim nhanh ở trẻ dễ gây đột tử và di chứng nếu không được cấp cứu kịp thời
Nhịp tim nhanh là một trong những rối loạn nhịp hay gặp ở trẻ em. Cơn nhịp tim nhanh kịch phát có thể gây suy tuần hoàn, hô hấp, thậm chí đột tử.
Theo TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhịp tim nhanh là một trong những rối loạn nhịp hay gặp ở trẻ em. Cơn nhịp tim nhanh kịch phát có thể gây suy tuần hoàn, hô hấp, thậm chí đột tử. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.
(Ảnh minh họa)
TS.BS Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Khám và chẩn đoán các bệnh tim mạch, Trung tâm tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tình trạng nhịp tim nhanh kich phat ở trẻ co đăc tinh xuât hiên va mât đi đôt ngôt, có thể keo dai vai phut đến hang giơ với mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp, trẻ không được cha mẹ phát hiện sớm khiến cơn tim nhanh kịch phát xảy ra nhiều lần, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi cơn tim nhanh keo dai thương gây suy tim nêu không đươc câp cưu căt cơn, co thê gây giãn, suy giảm chức năng thất trái nặng và thậm chí tre co thê tư vong. Môt sô trương hơp tre co thê biêu hiên tinh trang nguy kich ngay khi mơi xuât hiên cơn tim nhanh.
Điều trị rối loạn nhịp tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện Nhi Trung ương theo hướng dẫn của các Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Châu Âu đó là kết hợp giữa điều trị nội khoa bằng thuốc chống loạn nhịp và triệt đốt đường dẫn truyền bất thường bằng sóng cao tần.
Hiện nay, phương pháp can thiệp điều trị với tên gọi triệt đốt tim nhanh bằng năng lượng sóng tần số radio là phương pháp được áp dụng thường quy tại bệnh viện.
Đối với trẻ lớn, đây được coi là phương pháp lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuổi, phương pháp này tiềm ẩn những nguy cơ tai biến trong quá trình làm thủ thuật cao hơn do trái tim, hệ tuần hoàn tim và mạch máu của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa trưởng thành.
Vì vậy, để thực hiện được phương pháp này an toàn đòi hỏi nhiều yếu tố như: đội ngũ y bác sĩ làm can thiệp cần có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ đáp ứng với yêu cầu chuyên môn khi có tình huống bất thường xảy ra…
Theo thống kê của Trung tâm tim mạch trẻ em, cho đến nay, Trung tâm Tim mạch trẻ em đã tiếp nhận và điều trị cho hàng nghìn trường hợp trẻ mắc chứng rối loạn nhịp với tỉ lệ thành công cao từ 90-95%, đặc biệt, ca bệnh nhỏ tuổi nhất là trường hợp bé sơ sinh mới chỉ 4 ngày tuổi./.
Đột tử và đột quỵ khác nhau như thế nào?
Nguoi Viet van thuong hay nham lan giua đot quy va đot tu khi co nguoi than, ban be ra đi đot ngot. Tuy nhien, theo cac chuyen gia, đay la hai dang tai bien hoan toan khac nhau.
Video đang HOT
Phân biệt đột tử và đột quỵ
Cách phân biệt đột tử và đột quỵ - Hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau (Ảnh minh họa)
Đột tử
Đột tử là hiện tượng một người đang khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên tử vong không cứu chữa được. Nó có thể xảy ra khi nạn nhân đang ngủ hoặc làm việc bình thường. Nguyên nhân của điều này có rất nhiều nhưng đa phần liên quan đến việc con người bị rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu tim hoặc một số bệnh tim nguy hiểm.
Đột tử thường gặp ở lứa tuổi trung niên, có tên gọi là hội chứng đột tử ở người trưởng thành và nạn nhân sẽ không biết được cho đến khi nó xuất hiện đột ngột. Do con người thường tử vong rất nhanh, đột ngột và âm thần nên nhân viên y tế có thể sẽ nhầm lẫn về nguyên nhân qua đời.
Hội chứng này cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi. Theo thống kê, có ít nhất 4% người mắc bệnh không sở hữu bất thường về cấu trúc tim. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng hầu hết các trường hợp đột tử là do nạn nhân có trái tim không khỏe mạnh nhưng không được phát hiện.
Đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu lên não bị giảm, gián đoạn. Điều này khiến não thiếu oxi, dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào. Người bị đột quỵ thường có liên quan đến các bệnh tim mạch, mỡ máu cao hoặc vỡ mạch máu trong não, cao huyết áp không được điều trị đầy đủ.
Đột quỵ có 2 dạng là đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Đột quỵ do thiếu máu não xảy ra khi có một cục máu đông chặn dòng máu đến não. Đột quỵ do huyết huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ. Tuy nhiên, cả 2 loại đột quỵ trên đều có chung đặc điểm là mất máu đến một phần não của cơ thể.
Nguyên nhân đột tử và đột quỵ
Đột tử xảy ra đa phần có liên quan đến một trái tim không khỏe mạnh. Trái tim có vai trò rất quan trọng, bơm máu và chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Khi chức năng của tim bị tắc nghẽn hoặc loạn nhịp thì người bệnh sẽ không thể có một cuộc sống bình thường. Đồng thời, khi mắc bệnh mạch vành tim hoặc rối loạn nhịp tim thì con người có nguy cơ cao bị đột tử.
Ảnh minh họa
Trong đó, bệnh mạch vành xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch gây tắc nghẽn, khiến lưu lượng máu đến tim bị giảm và máu không thể đến để nuôi dưỡng trái tim. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động tạo nhịp tim hoạt động không bình thường khiến nó đập quá nhanh hoặc quá chậm. Nếu người bệnh không để ý đến 2 bệnh lý này và không chăm sóc trái tim một cách chu đáo thì việc bị đột tử rất dễ xảy ra.
Đột quỵ xảy ra khi não bị tổn thương khi dòng máu cung cấp bị gián đoạn hoặc có một mạch máu bị vỡ. Nguyên nhân của chứng bệnh này có liên quan mật thiết việc nạn nhân sở hữu hàm lượng Cholesterol cao trong máu. Cholesterol tích tụ trên các thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Đồng thời, cao huyết áp cũng là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ bởi nó có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Ngoài ra, việc hút thuốc, tuổi cao, tiền sử đái tháo đường, bệnh tim mạch... cũng có thể là nguyên nhân dẫn việc đột quỵ.
Dấu hiệu nhận biết đột tử và đột quỵ
Ảnh minh họa
Dấu hiệu của đột tử
Vỡ phình động mạch chủ ở bụng: Khi động mạch chính ở bụng vỡ sẽ dẫn đến mất máu đột ngột lên não và tim. Bệnh nhân tử vong rất nhanh nếu không được phẫu thuật. Bệnh này có liên quan đến hút thuốc lá và cao huyết áp, cùng với đái tháo đường.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Người ngưng thở khi ngủ luôn bị thiếu oxy trong máu. Người ngưng thở khi ngủ có khả năng bị đột tử, tức là ngưng thở luôn trong lúc ngủ. Nhất là những người đã có chứng này rồi mà lại còn lạm dụng thêm thuốc an thần.
Do cục máu đông bít tắc trong mạch máu phổi đột ngột gây ngưng thở và đột tử.
Dấu hiệu của đột quỵ
Với mỗi mức độ tổn thương, loại tổn thương, vị trí não bộ bị tổn thương dẫn đến triệu chứng khác nhau:
Chân tay bị liệt, méo miệng
Bị mất cảm giác nửa người
Nói ngọng, không nói được, khó nói
Rơi vào trạng thái hôn mê
Đột ngột đau đầu, nôn ói co giật.
Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và đột tử
Muốn kiểm soát được nguy cơ mắc bệnh đột tử và đột quỵ thì mọi người cần thực hiện thăm khám sử khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Đặc biệt, những gia đình có tiền sử bị mắc bệnh tim mạch hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu bị bệnh tim mạch như ngất xỉu, hồi hộp, đánh trống ngực thường xuyên mà không rõ nguyên nhân hoặc hay bị đau tức ngực khi chơi thể thao,... đều cần tầm soát xem có sự bất thường ở tim hay không.
Người mắc bệnh lý như: cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cần điều trị và thường xuyên kiểm tra các chỉ số. Ngoài ra, cần đảm bảo các chỉ số ở giá trị lý tưởng của cơ thể.
Để bảo vệ sức khỏe mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không hút thuốc lá để phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ và đột tử có thể xảy ra
Đà Nẵng: Cấy máy khử rung ICD cứu bệnh nhân nhi mắc hội chứng Brugada nguy hiểm Ngày 1/10, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết đã thực hiện thành công ca cấy máy khử rung ICD cho bệnh nhân nhi (14 tuổi) do hội chứng Brugada gây rung thất. Hội chứng Brugada là một bệnh lý hiếm gặp có tính di truyền và là nguyên nhân gây đột tử cao trong tất cả các nguyên nhân gây đột...