Nhịp sống online đảo lộn vì sự cố đứt cáp quang
Công việc bị ảnh hưởng, kết nối với người thân và bạn bè bị gián đoạn là những hệ lụy mà sự cố đứt cáp quang biển gây ra cho người dùng Việt Nam trong khoảng hai ngày trở lại đây.
Sự cố đứt cáp đã gây ảnh hưởng lớn đến người dùng Việt Nam. Ảnh: TTCN.
Ngay từ tối 20/12, nhiều người dùng đã lên tiếng phàn nàn về tốc độ mạng bỗng nhiên trở nên cực kì chậm chạp. “Không biết mạng có vấn đề gì mà truy cập các trang web và vào YouTube đều chậm hơn thường ngày đến vài lần”, một thành viên chia sẻ trên diễn đàn Tinh Tế.
Đức Dũng, nhân viên một công ty truyền thông cho biết: “Công việc của mình thường xuyên phải liên lạc với đối tác qua email, truy cập mạng xã hội hoặc các trang tin trong nước để nắm bắt thông tin, nhưng buổi sáng ngày hôm nay (21/12), mọi việc gần như không thể thực hiện được. Facebook liên tục “quay tròn” và không hiển thị thông báo, trong khi đính kèm một tập tin dung lượng 2 MB qua mail cũng mất đến 10 phút”.
Video đang HOT
Trên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra bức xúc vì tốc độ mạng chậm gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hoặc công việc của họ. Hiện tượng nhiều người gặp phải nhất chính là việc tốc độ lướt web chậm, không tải được những thông báo mới trên Facebook, ảnh, video trên các trang phim, nhạc cũng có dấu hiệu tê liệt khá nhiều.
“Vào Facebook từ hôm qua tới giờ không được, toàn quay tròn, bứt rứt khó chịu ghê”, Nam Anh – sinh viên ĐH Ngoại thương Hà Nội than phiền.
Những hộ kinh doanh phòng máy chơi game online và dịch vụ Internet là những người cảm nhận rõ nhất những bất tiện mà sự cố đứt cáp quang biển mang lại. “Tối qua tới giờ khách hàng kêu quá trời, cứ tưởng hệ thống máy nhà mình có vấn đề, diệt virus toàn bộ mà không ăn thua. Hôm nay mới biết nguyên nhân là do đường cáp quang bị đứt”, chị Lan – chủ một quán game online ở ngõ Cột Cờ (Hà Nội) cho biết.
Theo thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia – America Gateway) đã bị đứt tại phân đoạn Vũng Tàu – Hong Kong vào 18h tối 20/12. Các công ty viễn thông lớn như VDC, FPT, Viettel đều bị ảnh hưởng.
Hiện tại, đại diện các hãng viễn thông đều chung nhận định, phải mất ít nhất một tuần để khôi phục tuyến cáp quang biển AAG, và cần khoảng hai tuần để Internet tại Việt Nam ổn định trở lại. Sở dĩ việc khắc phục sự cố mất nhiều thời gian là bởi nhiều nước phải cùng nhau phối hợp xử lí.
Hơn hai năm trước, ngày 8/3/2011, tuyến cáp quang AAG cũng bị đứt và mất 20 ngày sau mới được khôi phục hoàn toàn.
Theo Zing
Mất 2 tuần Internet Việt Nam mới ổn định
Sự cố đứt cáp quang biển AAG phân đoạn Vũng Tàu - Hong Kong có thể khiến Internet Việt Nam chậm, chập chờn trong vòng 2 tuần.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc VDC (nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Việt Nam) cho biết: việc đứt cáp AAG khiến cho Internet toàn Việt Nam bị giảm khoảng 40% lưu lượng quốc tế. Với VDC, đường truyền của công ty này cũng bị ảnh hưởng nhưng không lớn vì đã có đường dự phòng SW3 và các tuyến cáp quang đất liền. Đại diện của nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Việt Nam cho biết, thời gian giải quyết sẽ không nhanh do liên quan đến việc nhiều nước phải cùng nhau phối hợp xử lí sự cố.
Trước đó, các thông tin ban đầu cho rằng, đứt cáp quang biển quốc tế đoạn Vũng Tàu - Hong Kong sẽ làm Internet hướng đi quốc tế ảnh hưởng tới 60%.
Trả lời về thời gian khắc phục sự cố, đại diện của tập đoàn Viettel cho biết, theo kinh nghiệm thì những sự cố đứt cáp quang biển như thế này phải mất khoảng 2 tuần mới khắc phục được hoàn toàn.
Đại diện của Viettel bổ sung, sự cố gây ảnh hưởng 25 - 30% dung lượng của mạng Internet Viettel. Tuy nhiên, ngay sau khi có sự cố, Viettel đã triển khai việc chuyển sang sử dụng dung lượng dự phòng với tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) để kết nối đường truyền sang Hong Kong; và đang bổ sung khoảng 10 Gbps sang Nhật Bản bằng đường cáp quang đất liền. Sau khi hoàn tất, dung lượng thiếu hụt so với ban đầu của mạng Viettel chỉ còn khoảng 15%.
Hơn hai năm trước, ngày 8/3/2011, tuyến cáp quang AAG cũng bị đứt và mất 20 ngày sau thì tuyến cáp này mới được khôi phục.
AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 11/2009 với chiều dài hơn 20.000km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Điểm cập bờ ở Việt Nam là ở Vũng Tàu. Ngoài khả năng kết nối Đông Nam Á với Mỹ, AAG còn có thể kết nối đến Australia, Ấn Độ, châu Âu và châu Phi thông qua điểm cập bờ của hệ thống.
Theo Zing
3 người tiên phong của ngành Internet Việt Nam Họ đóng góp cho ngành Internet theo những cách rất khác nhau. Người đặt nền móng, người thúc đẩy cung cấp dịch vụ, còn người khác phát triển nội dung cho "ngôi làng" Internet Việt. Theo số liệu từ trung tâm Internet Việt Nam, hiện đã có hơn 31 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, chiếm 35,4% dân số cả nước. 66%...