Nhìn vào tia laser đồ chơi, cậu bé bị tổn thương võng mạc vĩnh viễn
Một cậu bé đã bị tổn thương võng mạc nghiêm trọng sau khi nhìn chằm chằm vào tia laser đồ chơi. Những tổn thương võng mạc này là vĩnh viễn và không thể phục hồi.
Tia laser từ đồ chơi dù yếu nhưng cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo tác hại của tia laser với mắt, ngay cả khi đó là tia laser đồ chơi với cường độ yếu. Ca bệnh mới đây được công bố trên chuyên san Retinal Cases & Brief Reports là ví dụ cụ thể về nguy cơ này.
Video đang HOT
Các bác sĩ ở Mỹ đã điều trị cho cậu bé bị tổn thương võng mạc nghiêm trọng. Tên của bệnh nhân không được tiết lộ. Khi đang chơi cùng bạn, cậu bé đã chiếu tia laser đồ chơi vào mắt trong nhiều giây liền, theo Health24.
Loại đồ chơi chiếu ra tia laser này là đèn laser đùa nghịch với chó mèo. Chúng có công suất thấp nên một số người cho rằng sẽ không gây hại cho mắt. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm.
Trong trường hợp của cậu bé, tia laser đã làm tổn thương võng mạc nghiêm trọng, đặc biệt là tế bào cảm thụ hình nón trên võng mạc.
Khi đến gặp bác sĩ, cậu bé bị nhìn mờ ở cả hai mắt, thị lực suy giảm rõ rệt ở mắt phải. Em không thể nhìn rõ các chữ cái khi đọc một dòng văn bản bằng mắt phải.
Sau thời gian điều trị, thị lực của cậu bé đang dần được cải thiện. Khi kiểm tra mắt cậu bé bằng hệ thống quét quang học có độ phân giải cao, các bác sĩ nhận thấy mức độ tổn thương võng mạc ở cả hai mắt.
Gần như toàn bộ vùng cảm nhận ánh sáng trong võng mạc đã bị tia laser phá hỏng hoàn toàn. Thị lực của cậu bé đang dần phục hồi nhưng những tổn thương trên võng mạc là vĩnh viễn, chuyên gia nhãn khoa Frederick Davidorf tại Đại học bang Ohio (Mỹ) tiết lộ.
Các chuyên gia cho biết trường hợp của cậu bé là lời cảnh báo đối với mọi người. Chúng ta cần phải cẩn thận hơn với các đồ chơi chiếu tia laser, ngay cả laser cường độ yếu cũng có thể gây hại cho mắt, theo Health24.
Khi nào cần mổ, thay thủy tinh thể?
Hỏi: Thời gian gần đây mắt tôi hay bị mờ, nhìn không rõ chữ, chói mắt, lóa mắt. Xin hỏi, đây có phải là dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể và tôi nên đi khám ở đâu, có cần phải phẫu thuật không? - Nguyễn Văn Dũng (đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Đáp: Với dấu hiệu trên, rất có thể bác mắc bệnh đục thủy tinh thể; muốn biết chính xác thì cần đến cơ sở chuyên khoa mắt để khám.
Đục thủy tinh thể thường khởi phát sau 55 tuổi, rất ít gặp ở người trẻ. Nếu bệnh nặng, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh có thể cần mổ, thay thủy tinh thể nhân tạo. Phương pháp được cho là tiên tiến nhất hiện nay là phẫu thuật bằng phương pháp phaco.
Sau khi mổ, người bệnh nên quay lại phòng khám bởi đây là thời điểm quan trọng nhất để bác sĩ phát hiện sớm biến chứng sau phẫu thuật. Người bệnh phải tránh tập thể dục hoặc làm việc nặng. Không được để nước sinh hoạt rơi vào mắt trong khoảng hai tuần đầu sau mổ; hạn chế xem tivi, dùng máy tính, điện thoại, đọc sách báo; cần dùng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định.
Trong chế độ ăn hằng ngày, nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng tốt cho mắt như rau củ có màu sắc "bắt mắt", rau có màu xanh đậm hoặc cá biển.
Điều trị các chứng đau bằng laser châm Liệu pháp châm laser bán dẫn công suất thấp (quang châm) là một trong những ứng dụng laser quan trọng trong y học cổ truyền để điều trị cơn đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể... Đây là sự kết hợp giữa phương pháp châm cứu cổ truyền với chùm tia laser của y học hiện đại, cây kim châm được thay...