Nhìn từ thương vụ Vinaconex: Tiền trong nước rất nhiều!
Những thương vụ thoái vốn gần đây của Nhà nước thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia cho thấy tiền trong tư nhân còn rất nhiều và sẵn sàng tham gia nếu ‘món hàng’ đưa ra đủ sức hấp dẫn.
Thị trường chứng khoán èo uột cùng với động thái bán ròng của khối ngoại trong thời gian gần đây làm dấy lên lo ngại công cuộc thoái vốn Nhà nước bị chậm lại và không đạt kỳ vọng khi thị trường không đủ vốn để hấp thụ nguồn cung khổng lồ. Những thương vụ thoái vốn đình đám như Sabeco, Vinamilk, Nhựa Bình Minh được các đại gia nước ngoài mạnh tay rót vốn sẽ khó tiếp diễn trong bối cảnh thị trường như hiện nay. Tuy nhiên, sự thành công trong bán vốn thời gian gần đây cho thấy nguồn tiền đến từ các nhà đầu tư trong nước cũng rất dồi dào, chỉ cần Nhà nước mạnh tay thoái vốn và ‘món hàng’ đưa ra đủ hấp dẫn để có thể kích thích dòng vốn này.
Thương vụ thoái vốn Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex, HNX: VCG) do Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu thành công ngoài mong đợi khi giá trúng thầu của lô cổ phần do SCIC chào bán đạt 7.366 tỷ đồng, vượt kỳ vọng ban đầu 1.936 tỷ đồng và giá trúng lô cổ phần do Viettel chào bán đạt 2.002,4 tỷ đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng điểm hấp dẫn của Vinaconex được nhà đầu tư đánh giá cao có lẽ là tài sản đất đai lớn 3,2 triệu m2 đất, trong đó có nhiều khu đất chưa được khai thác hiệu quả. Tuy nhiên trên sàn có nhiều doanh nghiệp vận hành khu công nghiệp có quỹ đất lớn như Kinh Bắc, ITA nhưng giá cổ phiếu các doanh nghiệp này cũng rất bèo bọt. Do đó, việc nhà đầu tư trả giá cao hơn 2.000 tỷ so với giá tham chiếu gây bất ngờ cho toàn thị trường. Cũng có thể, nhà đầu tư kỳ vọng vào việc Nhà nước rút vốn hoàn toàn tạo điều kiện cho tư nhân nắm quyền kiểm soát giúp Vinaconex có được cơ chế thông thoáng hơn, quyết định nhanh gọn hơn cùng nguồn lực mới sẽ tạo nên bộ mặt mới cho doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
Không chỉ thương vụ lớn như Vinaconex, buổi đấu giá 99,27% vốn CTCP Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – TKV (Vinacomin Land) do Tập đoàn Công ty Than – Khoáng sản Việt Nam diễn ra vào 22/11 cũng đạt tỷ lệ thành công 100% giúp Nhà nước thu về hơn 195 tỷ đồng. Buổi đấu giá thu hút 6 nhà đầu tư trong nước tham gia với khối lượng đăng ký 29,6 triệu cp, gấp 1,7 lượng chào bán.
Ngoài ra, buổi đấu giá cổ phần của CTCP Giấy Việt Trì do Tổng công ty Giấy Việt Nam – Công ty TNHH sở hữu sắp tới đây (30/11) cũng được kỳ vọng thành công tốt đẹp. Tổng công ty Giấy Việt Nam đăng ký chào bán 2,13 triệu cp Giấy Việt Trì (ứng 29% vốn) nhưng có đến 11 nhà đầu tư cá nhân trong nước đăng ký mua 6,39 triệu cp, gấp 3 lần. Mặt khác, giá khởi điểm chào bán 27.100 đồng/cp, gấp 2,7 lần mức giá đang giao dịch trên thị trường UPCoM là 10.000 đồng/cp.
Video đang HOT
Giấy Việt Trì duy trì mức vốn góp chủ sở hữu 73,45 tỷ đồng nhiều năm nay nhưng doanh thu đạt khoảng 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng trên chục tỷ đồng mỗi năm. Kết quả kinh doanh công ty khá ổn định trong giai đoạn 2014-2016 và tăng trưởng khoảng 30% trong năm 2017. Nửa đầu năm 2018, công ty tiếp tục có bước tiến đáng kể khi doanh thu thuần đạt 584 tỷ đồng, tăng 11% và lãi ròng 11 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, Giấy Việt Trì có điểm hạn chế là nợ vẫn còn lớn dù đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Tính đến cuối quý II, nợ gấp 4,3 lần vốn chủ sở hữu, trong đó riêng nợ vay là 211,3 tỷ gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu. Do vậy, chi phí lãi vay vẫn là gánh nặng lớn của Giấy Việt Trì khi ghi nhận trên 25 tỷ đồng mỗi năm, ngốn từ 25-30% lợi nhuận gộp.
Các thương vụ bán vốn trên đa phần từ nguồn vốn trong nước, cho thấy dòng vốn tư nhân khá dồi dào và luôn tìm cơ hội tham gia. Do vậy, ngoài đẩy mạnh thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài thì việc kích hoạt dòng vốn tư nhân trong nước cũng là điểm cần lưu ý. Do đó nếu mức định giá hợp lý, sát với giá trị doanh nghiệp, cùng với lượng chào bán cho phép nhà đầu tư có tỷ lệ chi phối doanh nghiệp sẽ là các yếu tố tạo nên sự thành công của các đợt bán vốn Nhà nước tiếp theo.
Theo Ngọc Điểm
Người đồng hành
Hiệu ứng ngoài kỳ vọng từ đợt thoái vốn Vinaconex
Phiên giao dịch cuối tuần ngay sau buổi đấu giá thoái vốn nhà nước tại Vinaconex thành công đã diễn ra ngoài dự đoán của các nhà đầu tư. "Liều ăn nhiều", phe ủng hộ mua vào cổ phiếu VCG chờ đón sóng thoái vốn đang có vẻ thắng thế. Quan trọng là con sóng này sẽ kéo dài đến đâu?
Buổi đấu giá trọn lô cổ phần Vinaconex của SCIC và Viettel thành công ngoài mong đợi.
10h15 phút phiên giao dịch ngày 23/11, đã có 7,1 triệu cổ phiếu VCG khớp lệnh, mức kỷ lục từ trước tới nay. Chỉ 5 phút, hơn nửa triệu cổ phiếu VCG dư bán giá trần được quét sạch khiến không ít nhà đầu tư đặt lệnh chậm vài giây ngẩn ngơ vì kể từ sau 10h30 cung hàng đã cạn kiệt, bên bán thấy sức mua khí thế ào ào đã chùn tay.
Dư âm của phiên thoái vốn đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý nhà đầu tư. Từ hơn tháng trước, khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) rục rịch đưa thông tin thoái vốn tại Vinaconex ra thị trường, trên các chat room của nhà đầu tư, đã có ý kiến hỏi dò có nên mua vào cổ phiếu VCG đón sóng, thậm chí ngay cả khi thông tin mật được "bật mí" là định giá Vinaconex ở mức quanh 21.000 đồng/cổ phần, trong khi thị giá VCG trên sàn chỉ dao động 19.000 đồng/cổ phần, sức cầu trong các phiên cũng chưa có gì đột biến, thậm chí sau đó VCG còn bị đẩy xuống ngưỡng 17.000 đồng/cổ phần.
Những nhà đầu tư "đặt cược" vào đợt thoái vốn này đang thắng thế. Sức bền của con sóng này phụ thuộc vào sau cuộc đổi chủ, tương lai của Vinaconex sẽ ra sao, cũng như nguồn lực để tài trợ cho thương vụ lên tới hơn 7.000 tỷ đồng của "cá mập" An Quý Hưng.
Bên lề buổi đấu giá trọn lô cổ phần Vinaconex của SCIC và Viettel chiều 22/11, khi kết quả của cả 2 lô cổ phần được công bố với mức giá trúng vượt ngoài kỳ vọng cho lô cổ phần mang tính chi phối doanh nghiệp của SCIC, không ít cán bộ quản lý cấp trung của Vinaconex tỏ ra tâm tư. Họ lo rằng, nhà đầu tư mới vào doanh nghiệp sẽ "xé" tài sản bán ra để thu lợi, chứ không mặn mà gây dựng tên tuổi và thương hiệu Vinaconex vươn xa.
Tính toán một cách định lượng, giả định này không phải không có cơ sở khi tài sản của Vinaconex là khá lớn, trong đó có những "miếng ngon" như 50% quyền phát triển dự án Khu đô thị Bắc An Khánh với quỹ đất sạch chưa triển khai lên tới 200 ha. Đây là dự án có tiềm năng trở thành Phú Mỹ Hưng của Hà Nội, bên cạnh nhiều dự án thủy điện quy mô lớn như Ngòi Phát, Cửa Đạt...
Trò chuyện với báo chí, ông Đỗ Trọng Quỳnh, Tổng giám đốc Vinaconex vẫn tỏ ra tiếc nuối cho Vinaconex khi dưới "chiếc áo" doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối đã không thể xoay xở để mua lại toàn bộ quyền phát triển dự án Bắc An Khánh, cũng như các dự án mà các công ty con của Vinaconex thiếu nguồn lực triển khai buộc phải bán đi.
Dưới con mắt của một nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, tiềm năng của những dự án này, với quỹ đất lớn, sẽ đem lại khoản lợi nhuận cực lớn cho Vinaconex khi đưa vào triển khai và bán hàng. Năng lực triển khai dự án của Vinaconex thì có thừa.
Mặt khác, ông Quỳnh lại lạc quan hơn các cộng sự khi tin tưởng rằng, dưới tay nhà đầu tư mới, là các doanh nghiệp tư nhân năng động, Vinaconex sẽ có những bước phát triển rực rỡ hơn, mà bằng chứng có thể thấy rõ như chuyển biến tích cực ở Vinaconex Xuân Mai trước đây, nay là Xuân Mai Corp. Sau khi nhà đầu tư tư nhân vào nắm quyền chi phối, doanh nghiệp thoát lỗ, lãi lớn và liên tiếp đưa các dự án mới vào triển khai.
Có một kịch bản có thể tác động mạnh đến giá cổ phiếu VCG mà những nhà đầu tư tinh ý có thể nghĩ đến. An Quý Hưng chấp nhận mua VCG với giá 28.900 đồng/cổ phần. Số tiền họ bỏ ra cho thương vụ này lên tới hơn 7.000 tỷ đồng, đây là nguồn lực vượt quá khả năng tài chính của An Quý Hưng theo báo cáo tài chính gần nhất. Rất có khả năng, bên mua phải sử dụng vốn vay để thanh toán cho thương vụ.
Liệu cổ phiếu VCG có được sử dụng để margin cho mục đích này? Kịch bản này đã từng được một số nhà đầu tư cá mập sử dụng khi thâu tóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán và tạo ra những con sóng ngoài dự đoán của giới đầu tư.
Nhìn đi cũng phải nhìn lại, dẫu sao An Quý Hưng cũng không hẳn là một tên tuổi chói lọi. Nhà đầu tư này đã từng bỏ vốn lớn vào Vimeco, đơn vị thành viên của Vinaconex vài năm trước.
Tuy nhiên, các bên không mấy thuận hòa, có kỳ Đại hội đồng cổ đông đã xảy ra cự cãi căng thẳng. Giá cổ phiếu VMC của Vimeco có đợt tăng mạnh, nhưng cũng không duy trì được lâu, hoạt động doanh nghiệp cũng không có chuyển biến đáng kể.
Nếu "người quen" An Quý Hưng tiếp tục lặp lại lối mòn này tại Vinaconex, tâm lý người lao động rất có thể bị phân tán và Vinaconex mất sức mạnh cốt lõi. Vậy nên những tâm tư nói trên không hẳn không có cơ sở. Một tương lai tươi sáng cho Vinaconex trong trường hợp này là khó khả thi.
Anh Việt
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
SCIC 'giục' An Quý Hưng trả nốt 6.823 tỷ đồng tiền mua 57,71% cổ phần Vinaconex "Đề nghị Quý Công ty thanh toán số tiền còn lại: 6.823.703.821.700 đồng vào tài khoản của SCIC theo đúng quy định trong Quy chế đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Vinaconex để đảm bảo SCIC nhận được tiền thanh toán mua cổ phần, muộn nhất trong ngày 4/12/2018", văn bản của SCIC gửi An Quý Hưng cho biết. SCIC...