Nhìn số thời gian ngủ cho bé theo từng độ tuổi được khuyến cáo dưới đây, hẳn nhiều mẹ sẽ giật mình vì con đang thiếu ngủ trầm trọng
Khi ngủ đủ giấc, sự phát triển thể chất và thần kinh nhanh chóng ở trẻ sẽ được hỗ trợ hiệu quả. Do đó, nắm được thời gian ngủ cho bé theo từng độ tuổi sẽ giúp bố mẹ cho con đi ngủ đúng giờ giấc hơn.
Chẳng ai thích một đứa trẻ hay quạu cọ, gắt gỏng – cho dù đó là một bé sơ sinh hay thanh niên 18 tuổi. Và mặc dù có rất nhiều yếu tố dẫn tới tâm trạng u ám kia của trẻ, ngủ không đủ giấc thường là đối tượng khả nghi lớn nhất. Ở mỗi độ tuổi, cha mẹ đều phải đối mặt với thử thách cho trẻ đi ngủ đúng giờ vào buổi tối, ngủ giấc ngắn vừa đủ hoặc không quá nhiều để trẻ có thể ngủ xuyên đêm và đảm bảo trẻ hoàn thành bài tập về nhà, hoạt động ngoại khóa trước khi quá muộn để lên giường.
Cho con đi ngủ vào một giờ cố định mỗi tối không chỉ khiến bạn thấy nhẹ nhõm đi nhiều mà đây còn là cơ hội để bạn dành chút thời gian cho bản thân hoặc chính mình cũng đi ngủ sớm. Nhưng tổng số giờ ngủ một ngày của trẻ là bao nhiêu còn tác động tới cả tâm trạng của trẻ và bạn nữa – giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự phát triển lành mạnh của mọi đứa trẻ.
Cho con đi ngủ vào một giờ cố định mỗi tối không chỉ khiến bạn thấy nhẹ nhõm đi nhiều mà đây còn là cơ hội để bạn dành chút thời gian cho bản thân (Ảnh minh họa).
“ Trẻ sơ sinh, trẻ em và teen cần ngủ nhiều hơn hẳn so với người trưởng thành, nhờ đó, sự phát triển thể chất và thần kinh nhanh chóng ở trẻ sẽ được hỗ trợ hiệu quả. Phần lớn phụ huynh biết rằng, những đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn của mình cần những giấc ngủ ngon. Nhưng nhiều người không biết bao nhiêu giờ ngủ là đủ cho trẻ và hậu quả của việc thiếu đi 30-60 phút ngủ mỗi ngày“, National Sleep Foundation (một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy mọi người hiểu biết hơn về giấc ngủ) cho biết.
Ngoài ra, một nghiên cứu do Đại học Công nghệ Queensland ở Australia tiến hành cho thấy, những đứa trẻ có khả năng tự ru mình ngủ trở lại trước khi lên 5 tuổi có xu hướng thích nghi với trường học dễ dàng hơn so với trẻ gặp rắc rối với giấc ngủ. Và 1/3 trẻ gặp rắc rối với giấc ngủ thường phải đối mặt với những vấn đề về hành vi và cảm xúc khi ở lớp, trong đó có nguy cơ cao hơn mắc chứng rối loạn suy giảm tập trung.
Cùng tham khảo hướng dẫn của National Sleep Foundation về số thời gian ngủ cho bé cần thiết tương ứng với từng độ tuổi:
1. Trẻ mới chào đời (0-3 tháng tuổi)
Số giờ ngủ cần thiết: 14-17 giờ, bao gồm cả các giấc ngủ ngắn.
Việc giúp bé phát triển khả năng tự ru ngủ mình từ khi còn nhỏ sẽ đảm bảo khả năng trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn sau này (Ảnh minh họa).
Trong giai đoạn này, có vẻ khá kỳ quặc nếu lo lắng những thiên thần bé nhỏ đang sống để ngủ, ăn và tè, ị… ngủ bao nhiêu thời gian trong ngày. Nhưng quan trọng là cha mẹ nên cố gắng luyện ngủ cho con. Cho dù bạn áp dụng cách để trẻ khóc cho tới khi nín (cry it out); thực hiện những nghi thức ngọt ngào trước giờ ngủ hay để trẻ khóc có kiểm soát thì việc giúp bé phát triển khả năng tự ru ngủ mình từ khi còn nhỏ sẽ đảm bảo khả năng trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn sau này. Và như vậy, cả mẹ lẫn con sẽ không bị lãng phí khoảng thời gian ngủ nghỉ vô cùng quý giá.
2. Trẻ sơ sinh (4-11 tháng tuổi)
Số giờ ngủ trẻ cần: 12-15 giờ, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.
Một khi đạt mốc 3 tháng tuổi, trẻ sẽ biểu hiện sự tỉnh táo nhiều hơn trong ngày, ngủ những giấc ngắn điển hình và sẽ ngủ xuyên đêm. Do đó, trẻ vẫn cần ngủ nhiều trong ngày và có thể ngủ tới 18 giờ.
3. Trẻ độ tuổi chập chững biết đi (1-2 tuổi)
Số giờ ngủ trẻ cần: 11-14 giờ, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.
Phải thiết lập một lịch trình liên tục, đều đặn và đảm bảo không từ bỏ nếu lịch trình đó chưa thể thực hiện một cách quy củ ngay từ đầu (Ảnh minh họa).
Giờ thì con bạn đã có thể ngủ trong phòng riêng cả đêm. Nhưng giờ đi ngủ có thể trở thành một cuộc chiến. Vấn đề là phải thiết lập một lịch trình liên tục, đều đặn và đảm bảo không từ bỏ nếu lịch trình đó chưa thể thực hiện một cách quy củ ngay từ đầu hay có đôi chút chuệch choạc. Chỉ khi đó, bạn mới tránh được tình trạng mệt mỏi quá đỗi và thiếu ngủ cho cả bạn lẫn con.
Video đang HOT
3. Trẻ mầm non (3-5 tuổi)
Số giờ ngủ trẻ cần: 10-13 giờ, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.
Hãy đảm bảo tổng số giờ ngủ ngày và đêm của trẻ ít nhất đạt mức 10 giờ (Ảnh minh họa).
Một khi con bạn đi nhà trẻ, trường mầm non hay lớp tiền tiểu học hàng ngày, việc đảm bảo trẻ tuân thủ giờ ngủ định sẵn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều trẻ trong độ tuổi này vẫn có những giấc ngủ ngắn ban ngày. Do đó, hãy đảm bảo tổng số giờ ngủ ngày và đêm của trẻ ít nhất đạt mức 10 giờ và giấc ngủ ngắn ban ngày phải vừa đủ để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm cũng như những hoạt động ban ngày khác. Như thế, con bạn mới có thể phát triển lành mạnh. Trường hợp bạn không thể khiến con ngủ xuyên đêm mà không tỉnh giấc giữa chừng, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để luyện ngủ cho con.
5. Trẻ ở độ tuổi đi học (6-13 tuổi)
Số giờ ngủ trẻ cần: 9-11 giờ/đêm
Cha mẹ cần giúp trẻ ngủ 9-11 tiếng mỗi đêm (Ảnh minh họa).
Với thời khoá biểu cố định ở trường, đảm bảo trẻ đi ngủ đúng giờ mỗi tối là điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho con tầm tuổi này. Sau khi đi học về, trẻ sẽ tham gia một số hoạt động sau giờ học và phải hoàn thành bài tập về nhà nữa. Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ ngủ 9-11 tiếng mỗi đêm trước khi đánh thức con dậy để bắt đầu lịch trình sáng hôm sau.
6. Tuổi teen (14-18 tuổi)
Số giờ ngủ trẻ cần: 8-10 giờ/đêm
Mặc dù trẻ ở tuổi thiếu niên độc lập hơn nhiều trong vấn đề giờ đi ngủ cũng như lịch trình trước giờ đi ngủ buổi tối, hãy đảm bảo rằng con bạn được ngủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi đêm. Những đứa trẻ bận rộn với hàng đống bài tập về nhà và cơ man các hoạt động ngoại khóa càng cần khoảng thời gian ngủ nghỉ hợp lý để có đủ sức khỏe và sự tỉnh táo hoàn thành việc học và chơi thể thao.
Theo Helino
Thiếu ngủ tàn phá cơ thể như thế nào
Ngủ không đủ giấc không chỉ khiến con người kiệt quệ về mặt tinh thần mà còn làm tăng nguy cơ ung thư.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The NewYork Times, tỷ phú Elon Musk khiến bạn bè và các nhà đầu tư lo lắng khi tiết lộ đã làm việc quá nhiều và dành quá ít thời gian ngủ nghỉ. Bản thân CEO của Tesla cũng thừa nhận lối sống của mình không hề lành mạnh.
Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkely (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.
Dưới đây là những hậu quả bạn phải gánh chịu nếu bị thiếu ngủ, theo Business Insider.
Tăng nguy cơ gây ung thư
Giấc ngủ ít và bị gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú.
Giảm khả năng phục hồi da và gây lão hóa da
Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết. Khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da không thể phục hồi tốt và cho thấy nhiều dấu hiệu bị lão hóa hơn.
Béo phì
Do mất cân bằng hormone, người bị thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe.
Sự cô đơn
Nghiên cứu chỉ ra ngủ không đủ giấc khiến khả năng giao tiếp xã hội kém hơn. Họ cảm thấy cô đơn, tệ hơn nữa, những người này thường ngủ không ngon, khiến bản thân bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn.
Trí nhớ ngắn hạn, dài hạn và khả năng học tập giảm sút
Một số nghiên cứu chỉ ra người trưởng thành mất ngủ gặp khó khăn khi nhớ lại từ vựng cũng như cải thiện các kỹ năng đã học.
Ảnh: BI.
Liên hệ với chứng Alzheimer
Ngủ đủ giấc giúp giảm bớt lượng Beta-Amyloid, một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer.
Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao
Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng C cao hơn khi ngủ ít, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Dễ cáu gắt
Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày.
Vấn đề về thị lực và ảo giác
Thiếu ngủ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bị ảo giác.
Phản ứng chậm và vụng về hơn
Người chơi thể thao, sĩ quan và các bác sĩ phẫu thuật đều thực hiện công việc kém với độ chính xác thấp hơn khi giấc ngủ không được đảm bảo.
Hệ miễn dịch suy giảm
Chỉ một đêm mất ngủ cũng khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể và khả năng hấp thụ vắc xin kém đi. Theo một nghiên cứu, người ngủ không đủ dễ mắc cảm lạnh gấp ba lần bình thường.
Giảm ham muốn tình dục
Giấc ngủ giúp bổ sung lượng testosterone ở cả hai giới. Giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục và ngưng thở khi ngủ là ba nguy cơ khi bạn thiếu ngủ.
Nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2
Phải thức giấc khi cơ thể cần ngủ làm rối loạn cơ chế của cơ thể, dần dẫn đến sự kháng insulin (tiền đái tháo đường) và đái tháo đường tuýp 2.
Đưa ra các quyết định sai lầm
Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra ngủ không đủ giấc ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định và thực hiện các kế hoạch đã được lập sẵn. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới thảm họa hạt nhân Chernobyl, vụ tràn dầu Exxon Valdez và nổ tàu con thoi Challenger.
Dễ mất tập trung
Nếu muốn não bộ luôn trong trạng thái tập trung, hãy cố gắng ngủ đủ giờ. Thiếu tập trung có thể dẫn tới nhiều tai nạn giao thông thảm khốc do các lái xe hay phi công bị thiếu thời gian nghỉ ngơi.
Tăng bài tiết nước tiểu
Hiện tượng này đến từ cơ chế tăng cường bài tiết nước tiểu về đêm khi thiếu ngủ.
Suy nhược cơ bắp
Những tổn thương cơ bắp do sinh hoạt và luyện tập trở nên khó lành hơn. Theo nghiên cứu, cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng để làm lành các vết thương trong quá trình ngủ.
Khả năng chịu đau kém
Các cơn đau mạn tính sẽ càng tệ hơn do việc thiếu ngủ tăng sự nhạy cảm hoặc thậm chí khiến cơ thể con người thêm đau nhức.
Các vấn đề về sức khỏe khác
Viêm đường ruột, hội chứng kích thích ruột, đau đầu và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. Thậm chí, một số người có thể ngáy và dễ bị ngưng thở trong khi ngủ.
Biến đổi các hoạt động của gen
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy giấc ngủ kém dẫn tới sự bất thường của hoạt động gen. Với những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm, hơn 700 gene ghi nhận bất thường, nhất là các gen điều khiển hệ miễn dịch và phản hồi với sự căng thẳng.
Phúc Lương
Theo Vnexpress
Khắc phục tật biếng ăn ở trẻ như thế nào? Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần và thể chất. Cha mẹ nên cho trẻ chủ động tự xúc ăn - SHUTTERSTOCK Theo chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), trẻ được coi là biếng ăn khi có hơn 2 trong số 6 biểu hiện: không chịu ăn hết...