Nhìn sàng mực khô hấp dẫn vô cùng, nhưng hàng chục bát nước kỳ lạ dưới chân ghế mới khiến nhiều người thắc mắc
Công dụng của những bát nước này khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết, các mẹ cũng có thể học mẹo này để bảo quản đồ ăn rất hiệu quả đấy nha!
Mực khô là món ăn chơi mà ai cũng thích, dễ ăn với cả người lớn lẫn trẻ em. Cách làm ra mực khô cũng không khó, nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và khéo léo để phơi mực đúng cách đảm bảo vệ sinh.
Một đoạn video ngắn đang hot trên MXH TikTok thu hút sự chú ý của hàng trăm nghìn thành viên mạng, ghi lại cảnh phơi mực vô cùng sạch sẽ trên một khoảng sân rộng. Nhìn cảnh tượng có vẻ bình thường, nhưng chi tiết khiến nó trở nên đặc biệt chính là những bát nước ở dưới chân ghế. Chiếc ghế nào cũng đủ 4 bát nước ở 4 chân làm nhiều người thắc mắc không hiểu có liên quan gì đến việc phơi mực?
Những bát nước sạch để đựng trong bát kim loại dưới chỗ phơi mực khô để làm gì nhỉ?
Hóa ra mục đích sử dụng của số bát nước ấy rất đơn giản: để cho kiến và các loại côn trùng không leo lên bàn phơi mực, giữ vệ sinh sạch sẽ cho loại thực phẩm này. Mực khô vốn có mùi hương khá “nồng nàn” đặc trưng, thịt mực tươi cũng thu hút khá nhiều loại côn trùng như kiến, ruồi, nhặng… nên cần có nước như lớp bảo vệ, nếu có con gì bò lên sẽ rơi vào trong bát, không ảnh hưởng đến chất lượng mực bên trên.
“Công nghệ” đuổi côn trùng siêu thô sơ nhưng lại rất hữu hiệu.
Nhiều chị em sẽ nhận ra đây là phương pháp bảo quản thực phẩm khá quen thuộc, bởi từ xưa ông bà ta đã biết đặt hũ đường hoặc mỡ trong đĩa nước nông để kiến, gián… không bò vào. Đến bây giờ trong cuộc sống hiện đại vẫn có những gia đình áp dụng mẹo dân gian này để giữ bếp sạch sẽ, đơn giản nhưng rất hữu ích phải không chị em?
Video đang HOT
Bà nội trợ 9x mách nước cách trữ đông thực phẩm, để cả tuần vẫn tươi nhờ 1 nguyên tắc bất di bất dịch
Rau củ quả, tôm cua thịt cá... chị Loan Trần đều có thể bảo quản cả tuần vẫn tươi ngon như mới.
Việc mua sẵn thực phẩm số lượng lớn và trữ đông trong tủ lạnh không chỉ giúp chị em tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giảm chi phí đi đáng kể. Tuy nhiên, làm thế nào để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh một khoảng thời gian dài vẫn đảm bảo được độ tươi ngon là vấn đề khiến nhiều bà nội trợ đau đầu.
Chị Loan Trần đang kinh doanh tự do tại nhà nhưng cũng rất bận rộn. Ngoài ra, thời gian này đang dịch nên mỗi lần đi chợ bà mẹ 1 con sẽ tiện mua đồ cho cả tuần.
Gia đình nhỏ của chị Loan Trần.
Sau 1 thời gian dài tham khảo trên mạng cũng như tự bảo quản, chị Loan Trần đã dắt túi một số kinh nghiệm trữ đông thực phẩm trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn không hỏng. Và nguyên tắc bất di bất dịch giúp thực phẩm đảm bảo độ tươi ngon đó là phải sơ chế ngay trước khi bỏ vào tủ. Dù công đoạn này cũng khá tốn thời gian nhưng chị Loan Trần không bao giờ làm qua quýt, ngược lại rất tỉ mỉ, cẩn thận.
"Mình khá là bận rộn. Lại đang mùa dịch nên hay có thói quen đi chợ 1 lần ăn cả tuần. Mỗi lần mua đồ về mình sẽ bảo quản được cả tuần. Với rau, mình sơ chế qua, nhặt bỏ lá úa, bỏ rễ. Mọi người lưu ý không rửa nhé! Trữ trong hộp chuyên dụng cho ngăn mát. Thịt cá tôm, làm sạch, rửa sạch, để ráo nước, trữ trong hộp chuyên cho ngăn đông. Khi ăn thì ngày hôm trước cần bỏ từ ngăn đông sang ngăn mát rã đông" - chị Loan Trần cho biết.
Rau chị Loan Trần sẽ sơ chế sạch sẽ, không rửa rồi cho vào túi hoặc hộp kín, bỏ ngăn mát.
Đây là ngăn mát bà mẹ 1 con chuyên dùng trữ hoa quả để ép.
Với thịt cá, bà nội trợ này sẽ chia thành từng bữa. Tới bữa, chỉ cần bỏ ra từng hộp rã đông sẽ thuận tiện, dễ dàng. Đặc biệt, hộp chị Loan Trần sử dụng trữ đồ ăn không bị dính, lấy ra rất dễ.
Tôm cũng được chị Loan Trần sơ chế, rửa sạch. Lưu ý nên để ráo nước mới cho vào hộp trữ đông. Khi bỏ ngăn đá khoảng 1h, có thể lấy hộp ra xóc đều. Như vậy tôm không bị dính, ăn con nào lấy con đó.
Đây là nem trước Tết. Chị Loan Trần làm số lượng lớn, bỏ vào tủ trữ đông cho mấy ngày Tết. Lúc nào ăn bỏ nồi chiên không dầu rã đông 75-80 độ, 15 phút. Sau đó chiên 200 độ 15 phút là giòn tan. Chị Loan Trần cho biết thêm, chị đã cho dầu ăn vào nhân khô từ khi gói. Do đó, khi chiên trong nồi chiên không dầu không cần quét lớp dầu ăn nem vẫn giòn.
Cá hồi cũng tương tự tôm. Bà nội trợ Hòa Bình cũng sơ chế trước, cắt miếng vừa ăn rồi mới bỏ vào tủ.
Riêng các loại hoa quả cho con trai, chị Loan Trần sẽ bỏ vào hộp riêng. Cách sơ chế cũng là làm sạch, để ráo. Lưu ý hầu hết các loại trái cây không nên ngắt bỏ cuống xanh sẽ bảo quản được lâu hơn.
Bún, phở tươi tự làm mà ăn không hết chị Loan Trần cũng cho vào cấp đông. Bữa sau mang ra luộc bún, phở vẫn dai ngon.
Ảnh bên trái chị Loan trữ hộp nhỏ. Một phần ngăn đông (ảnh phải) bà nội trợ 9x đặt hộp lớn.
Chị Loan Trần hiện 31 tuổi, đang sinh sống tại Hòa Bình. Chị là người yêu thích việc bếp núc, luôn cố gắng tranh thủ vào bếp để chồng con có bữa ăn ngon miệng, đảm bảo.
Chân dung bà nội trợ dày dạn kinh nghiệm nấu nướng, bảo quản đồ ăn.
Sau nhiều lần khoe món ăn tự làm, chị Loan cũng mách nước cách trữ đông thực phẩm trong cả tuần. Chia sẻ này của bà mẹ trẻ nhận được nhiều lượt quan tâm, đánh giá cao. Đông đảo chị em nội trợ khác cho biết sẽ lưu lại những lưu ý này khi cần bảo quản thực phẩm.
Sai lầm khi dùng tủ lạnh, màng bọc thực phẩm bảo quản đồ ăn khiến vi khuẩn sinh sôi Việc bảo quản thực phẩm trong dịp Tết luôn là vấn đề nhiều gia đình quan tâm, bởi chỉ cần bảo quản không đúng sẽ dẫn đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe. 2 sai lầm lớn khi dùng tủ lạnh cất trữ đồ ăn Không chỉ dịp Tết mà ngay cả ngày thường, các gia đình vẫn thường bảo quản thực...