Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
Cổ có xu hướng lão hóa nhanh hơn khuôn mặt vì có lớp da mỏng hơn. Đây cũng là bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng bởi tư thế sai khi sử dụng điện thoại.
Theo khảo sát của Mayo Clinic, trung bình 1 người dành 3 giờ 15 phút cho điện thoại với khoảng 58 lần sử dụng mỗi ngày. Trong khi đó, gần một nửa người Mỹ cho biết họ dành trung bình 4 đến 5 giờ cho điện thoại thông minh mỗi ngày.
Chưa kể đến, một số người dành 8 tiếng sử dụng máy tính trong ngày để làm việc, sau đó tiếp tục sử dụng máy tính hoặc điện thoại ở nhà. Tổng thời gian sử dụng thiết bị có màn hình kéo dài có thể gây mệt mỏi cho cổ và cơ thể.
Ảnh minh họa
Việc liên tục cúi đầu xuống nhìn màn hình máy tính hoặc điện thoại không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống mà còn có thể kích hoạt sự phát triển của các vết chân chim và nếp nhăn ở cổ.
Theo các chuyên gia, nếp nhăn ở cổ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi chứ không đợi đến khi cơ thể đã lão hóa. Vùng da này mỏng hơn da mặt nên dễ bị tổn thương hơn.
Khi cúi đầu, vùng cổ chịu áp lực từ cân nặng của đầu và cổ. Nghiên cứu cho thấy, nếu để đầu thẳng ở mức 0 độ để nhìn vào màn hình điện thoại, xương cổ và xương sống đã phải chịu trọng tải là 5kg, cúi đầu ở mức 30 độ khiến xương cổ và xương sống phải chịu trọng tải là 18kg. Còn nếu cúi đầu ở mức 60 độ để nhìn vào màn hình điện thoại, xương cổ và xương sống phải chịu trọng tải tương ứng 28kg.
Video đang HOT
Áp lực này có thể làm cho da bị kéo giãn và căng ra, dẫn đến việc hình thành nếp nhăn và vết chảy xệ. Hành động này nếu lặp đi lặp lại thường xuyên và trong một khoảng thời gian dài có thể tạo áp lực lên vùng cổ và gây ra các rãnh nếp nhăn.
Mặc dù nếp nhăn ở cổ là điều không thể tránh khỏi, song các chuyên gia da liễu cho biết có nhiều cách để ngăn ngừa nếp nhăn ở vùng da này.
Để ngăn nếp nhăn ở cổ, các chuyên gia khuyên mọi người nên mở rộng vùng da được chăm sóc từ mặt ra đến cổ.
“Cách tốt nhất là chăm sóc da thật tốt. Mọi người có thể sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Một chế độ ăn uống cân bằng cũng là một biện pháp hiệu quả”, TS. Ira Saversky (Mỹ) chia sẻ trên Vogue. Ông nói thêm mọi người có thể ngừa nếp nhăn bằng cách nâng cao điện thoại mỗi khi sử dụng để tránh cổ bị gập liên tục.
Ảnh minh họa
TS. Marisa Garshick, nhà nghiên cứu da liễu ở đại học Cornell cũng khuyến nghị: “Các nguyên tắc chăm sóc da cổ cũng tương tự da mặt vì vùng da nào cũng cần được bảo vệ và tái tạo. Nếu cảm thấy các quy trình chăm da quá rườm rà và tốn kém, ít nhất hãy sử dụng kem dưỡng ẩm và chống nắng cho da cổ để bảo vệ vùng da này”.
Tuy nhiên, TS. Garshick cảnh báo đây là vùng đặc biệt nhạy cảm nên phải hạn chế sử dụng các sản phẩm dưỡng da có axit mạnh như AHA, BHA, retinoid.
Ngoài quy trình chăm sóc da hàng ngày, các bác sĩ da liễu còn khuyến nghị một số phương pháp như sử dụng vi kim để kích thích collagen, laser và tẩy tế bào chết hóa học để có da đều màu, tiêm botox hoặc filler để giải quyết các nếp nhăn.
Cách dùng quả dâu chín bồi bổ sức khỏe
Quả dâu chín là trái cây giàu dinh dưỡng, có thể ăn trực tiếp, làm thuốc hoặc ngâm rượu...
Vậy cách dùng dâu chín bồi bổ sức khỏe như thế nào?
Tác dụng của quả dâu chín
Theo Đông y, quả dâu chín có vị ngọt, tính mát, không độc, lợi vào 2 kinh can và thận; có tác dụng tư âm dưỡng huyết, trừ gió độc, an thần ích trí, sinh tân chỉ khát, nhuận tràng thông tiện, thính tai sáng mắt và làm đen râu tóc.
Dâu chín có thể sử dụng để chữa trị rất nhiều chứng bệnh, như hoa mắt chóng mặt do âm huyết hư suy, người mệt mỏi, ngực bồn chồn, tim đập dồn loạn nhịp, mất ngủ, hay quên, bí đại tiện, da khô nhiều nếp nhăn, râu tóc bạc sớm...
Quả dâu chín bổ âm huyết, tăng cường sức khỏe và sắc đẹp
Một số cách sử dụng quả dâu chín
Tang mật hoàn:Quả dâu chín phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g.
Hoặc dùng bài:Quả dâu chín 5kg, đỗ đen 2kg, hồng táo (táo tầu) 2kg. Đỗ đen rửa sạch, cho vào nồi, nấu kỹ với nước ép quả dâu chín, vớt ra phơi khô - nấu và phơi như vậy 5 lần (ngũ chưng ngũ sái) rồi nghiền thành bột mịn; hồng táo hấp chín, bỏ hạt, giã nhuyễn, trộn với bột đậu đen hoàn thành viên, to bằng đốt ngón tay; mỗi ăn ngày vài lần, nhâm nhi thuốc này như ăn kẹo.
Tang mật cao:Quả dâu chín 1200g, mật ong 350ml; quả dâu sắc với nước 2 lần (sau mỗi lần chắt lấy nước cốt), hợp hai nước lại, cô nhỏ lửa cho tới khi đặc quánh, thêm mật ong vào đun sôi lại là dùng được; chờ nguội cho vào lọ nút kín dùng dần; mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 20g, hòa vào nước ấm uống.
Rượu quả dâu bổ huyết tăng cường sức khỏe
Rượu dâu:Quả dâu chín và rượu trắng trên 40 độ, lượng thích hợp. Ngâm quả dâu tươi với rượu trắng theo tỷ lệ khoảng 1/3 (1kg dâu ngâm trong 3 lít rượu), sau 20-30 ngày là có thể dùng được. Uống trước bữa ăn và uống trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 chén con.
Cháo dâu:Quả dâu tươi 100g, gạo nếp 80g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch, gạo nếp sạch, thêm nước vào nấu thành cháo, khi cháo chín thêm đường phèn cho vừa miệng.
Nên uống bao nhiêu nước sau khi thức dậy vào buổi sáng? Sau khi ngủ dậy, chúng ta nên uống bao nhiêu nước để mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe? Không thể phóng đại tầm quan trọng của việc hydrat hóa đối với sức khỏe và tinh thần tổng thể, và việc thiết lập thói quen buổi sáng ưu tiên tiêu thụ nước có thể mang lại nhiều lợi ích. Bạn nên...