Nhìn lại toàn cảnh vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream

Theo dõi VGT trên

Tuần qua, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu có thêm diễn biến mới đáng chú ý là các vụ nổ gây rò rỉ khí đốt tại hệ thống ống Nord Stream dưới biển Baltic.

Sự cố khiến các nước châu Âu thêm lo ngại về an ninh năng lượng.

Sự cố bí ẩn

Nhìn lại toàn cảnh vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream - Hình 1
Mặt biển sủi bọt khi khí đốt rò rỉ thoát ra từ đường ống dẫn Nord Stream ngày 28/9. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 26/9, công ty vận hành Nord Stream 2 AG đã báo cáo về tình trạng sụt giảm áp suất mạnh đột ngột xảy ra tại một đường ống thuộc tuyến Nord Stream 2 dân khí đốt từ Nga sang châu Âu, nơi chứa đầy khí kỹ thuật trong quá trình xây dựng.

Tiếp đến, nhà điều hành Nord Stream 1 cũng phát hiện tình trạng tương tự trên cả hai đường ống thuộc tuyến này. Mặc dù, Nord Stream 1 ngừng hoạt động từ cuối tháng 8, nhưng đã được nạp đầy khí đốt.

Theo người phát ngôn Cơ quan Hàng hải Thụy Điển, ba vị trí xảy ra rò rỉ nói trên rất gần nhau và nằm ở vùng biển phía Đông Bắc của đảo Bornholm thuộc Đan Mạch. Tiếp đó, Lực lượng bảo vệ bờ biển Thụy Điển đã phát hiện vết rò rỉ thứ 4 trên tuyến đường ống này.

Hai đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 là công trình do tập đoàn Gazprom của Nga khai thác, vận chuyển khí đốt từ Nga vào Đức.

Xung quanh thời điểm rò rỉ khí đốt, các nhà địa chấn học phát hiện ra hai vụ nổ mạnh vào ngày 26/9. Một vụ nổ trong số đó có độ lớn 2,3 đã được hàng chục trạm giám sát ở miền nam Thụy Điển phát hiện.

Phát hiện này làm dấy lên nghi vấn sự cố rò rỉ Nord Stream là do hành vi phá hoại. Mỹ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đều coi vụ việc là hành vi phá hoại có chủ đích. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ phá hoại chưa từng có đối với hệ thống đường ống này là “hành động khủng bố quốc tế”. Do các vụ tấn công dưới nước khó phát hiện hơn nên các bên chưa thể xác nhận nghi phạm trong vụ việc.

Ngày 3/10, Cơ quan Công tố Thụy Điển thông báo đã phong tỏa khu vực xung quanh đoạn đường ống Nord Stream 1 bị rò rỉ nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nước này trên Biển Baltic để tiến hành điều tra về vụ việc trên. Lực lượng bảo vệ bờ biển Thụy Điển đã bắt đầu tăng cường giám sát khu vực trong EEZ của nước này xung quanh đoạn đường ống bị rò rỉ hồi tuần trước.

Video đang HOT

Trước đó, Đức cũng tuyên bố đang điều tra nguyên nhân sự cố tại Nord Stream 2. Bộ Kinh tế Đức nhấn mạnh hiện chưa rõ nguyên nhân gây giảm áp suất trong đường ống dưới biển này, cũng như liệu vấn đề có liên quan đến đoạn đường ống thuộc lãnh hải của Đức hay không. Nhà chức trách Đức đang nỗ lực làm rõ vấn đề.

Về phần mình, ngày 28/9, Văn phòng Công tố Nga thông báo cơ quan an ninh nước này đã mở cuộc điều tra khủng bố quốc tế đối với sự cố tại Nord Stream. Cơ quan An ninh Nga (FSB) mở cuộc điều tra sau khi phát hiện các hành động phá hoại có chủ đích gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho Nga. Moskva cũng kêu gọi các nước phối hợp làm rõ vụ việc và có phương án khắc phục hậu quả.

Sau sự cố, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết EU sẽ tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng.

Na Uy đã tăng cường an ninh và giám sát xung quanh các địa điểm cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Cơ quan Hàng hải Đan Mạch cũng cho biết đã đã thiết lập vùng cấm trong phạm vi 5 hải lý xung quanh chỗ rò rỉ, cảnh báo các tàu đi lại xung quanh và nguy cơ bốc cháy cả trên mặt nước và trên không từ lượng khí thoát ra.

Các nhà khoa học lo ngại khí mêtan thoát ra Biển Baltic từ đường ống Nord Stream bị rò rỉ có thể là một trong những vụ rò rỉ khí đốt tự nhiên tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay và gây ra những rủi ro khí hậu lớn. Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cho biết tổng cộng 800 triệu m3 khí đốt tự nhiên đã bị thất thoát sau sự cố.

Các bên cáo buộc lẫn nhau

Sự cố đã làm bùng lên tranh cãi và đổ lỗi giữa các bên có liên quan, đặc biệt là Mỹ và Nga.

Nhìn lại toàn cảnh vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream - Hình 2
Hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 1 tại Lubmin, miền Tây Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ và phương Tây suy luận rằng trong số các nghi phạm đứng sau hành động phá hoại Nord Stream, Nga có khả năng thực hiện nhất, bởi điều này phù hợp với ý định của Điện Kremlin nhằm cho thấy sự mong manh của nguồn cung năng lượng châu Âu. Tuy nhiên, Nga đã chỉ trích những cáo buộc trên là “ngớ ngẩn”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh vụ rò rỉ đường ống này là vấn đề lớn đối với Nga, đồng thời kêu gọi các bên suy nghĩ trước khi đưa ra tuyên bố và chờ kết quả điều tra.

Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ là bên hưởng lợi nhất từ vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream, chứ không phải Nga hay EU.

Đài RT (Nga) dẫn phát biểu của ông Nebenzia tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: “Câu hỏi quan trọng là liệu những gì đã xảy ra với Nord Stream có mang lại lợi ích cho Mỹ hay không? Chắc chắn là có. Các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ giờ đây có thể tăng gấp nhiều lần lượng xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) cho châu Âu”.

Nhà ngoại gia Nga này cũng chỉ ra rằng ngoại trừ các quốc gia từ lâu đã căng thẳng với Nga – như Ba Lan, Cộng hoà Séc và vùng Baltic, các nước còn lại ở châu Âu đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sau sự cố đường ống Nord Stream, đặc biệt là về kinh tế.

Ông nhấn mạnh: “Nếu chúng ta suy nghĩ một cách thấu đáo, Nga không hưởng lợi gì từ việc phá hỏng đường ống của chính mình. Chúng tôi không có lý do để tự huỷ hoại dự án mà chúng tôi đã đầu tư một số tiền lớn và nó giúp chúng tôi thu về lợi nhuận kinh tế lớn”.

Theo hãng thông tấn TASS, ông Douglas Macgregor – cựu cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời chính quyền Tổng thống Donald Trump – cho rằng Mỹ và Anh có thể đứng sau các vụ nổ liên quan đến đường ống khí đốt Nord Stream.

Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 30/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận Mỹ hay các nước thành viên NATO có hành động phá hoại Nord Stream. Dù vậy, ông thừa nhận sự cố này giúp Mỹ thúc đẩy xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, cũng như là cơ hội để EU chấm dứt phụ thuộc khí đốt Nga.

Hiện chưa rõ bên nào là thủ phạm, nhưng vụ việc đã gây bất an về an ninh năng lượng tại châu Âu ở thời điểm nguồn cung hạn hẹp trước mùa đông. Ngày 27/9, giá khí đốt của châu Âu đã tăng 12% sau khi xuất hiện tin tức về các vụ nổ đường ống, mặc dù thực tế là Nord Stream 1 đã không vận chuyển khí đốt từ tháng 8 và Nord Stream 2 chưa bao giờ đi vào hoạt động.

Trang oilprice.com dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng an ninh sản xuất năng lượng ngoài khơi, đặc biệt là ở Biển Bắc, vẫn còn rất yếu. Một nhân tố tiềm tàng nào đó có thể lợi dụng tình hình và gây thiệt hại đáng kể cho thị trường năng lượng của châu Âu trong những tháng tới.

Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) là một cặp đường ống dẫn khí đốt tự nhiên ngoài khơi ở châu Âu chạy dưới Biển Baltic từ Nga tới Đức. Hệ thống gồm đường ống Nord Stream 1 chạy từ Vyborg ở tây bắc Nga, gần Phần Lan và đường ống Nord Stream 2 chạy từ Ust-Luga ở tây bắc Nga gần Estonia. Cả hai đường ống đều chạy đến Lubmin ở bang Mecklenburg-Vorpommern, miền đông bắc Đức. Mỗi tuyến gồm hai đường ống, ký hiệu là A và B, mỗi đường ống dài khoảng 1.200 km và có đường kính xấp xỉ 1.220 mm. Tổng công suất kết hợp của bốn đường ống là 110 triệu mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm.

Mỹ kêu gọi cảnh giác sau vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream

Mỹ kêu gọi các nhà khai thác cơ sở hạ tầng năng lượng, kể cả các hãng vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG đến châu Âu, cảnh giác cao độ sau khi xảy ra vụ nổ đường ống Nord Stream nghi do bị phá hoại.

Mỹ kêu gọi cảnh giác sau vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream - Hình 1
Khói bốc lên từ khu vực rò rỉ của hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 trên biển Baltic, gần đảo Bornholm (Đan Mạch). Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Bloomberg, ngày 28/9 tại Vienna (Áo), Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm nói: "Mọi người nên cảnh giác cao độ", đồng thời kêu gọi tổ chức điều tra khẩn cấp xem ai chịu trách nhiệm về ba vụ nổ nhắm vào đường ống Nord Stream 1 và 2 ngoài khơi bờ biển Đức.

Bà Granholm đưa ra cảnh báo trên khi trả lời phỏng vấn tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Bà Granholm cho biết vụ việc nhấn mạnh lý do tại sao các nước cần tăng cường phòng thủ trong bối cảnh khí đốt và cơ sở hạ tầng năng lượng trở thành vũ khí trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Bà Granholm nói: "Các quốc gia phải đánh giá rủi ro khi dựa vào một thực thể khác để cung cấp năng lượng".

Bộ Năng lượng Mỹ từ lâu đã lo ngại về các điểm yếu an ninh của các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Mỗi con tàu đều chở theo một lượng năng lượng khổng lồ và có thể gây nổ nếu bị tấn công. Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia của Mỹ cảnh báo rằng hỏa hoạn xảy ra sau vụ nổ tàu khí đốt như vậy có thể gây chết người từ cách xa cả dặm.

Khi được hỏi liệu các chuyến hàng LNG của Mỹ đến châu Âu có cần phải đề phòng nhiều hơn không, bà Granholm nói: "Tất nhiên. Chúng ta phải cảnh giác cao độ".

Trước đó, Bộ Nội vụ Đức đã đưa ra cảnh báo an ninh chung sau khi loại trừ các nguyên nhân tự nhiên gây ra vụ nổ trên đường ống qua biển Baltic.

Cơ quan an ninh Đức lo ngại rằng cả hai nhánh của tuyến đường ống Nord Stream 1 và 2 sẽ vĩnh viễn không sử dụng được sau các vụ rò rỉ khí đốt nghiêm trọng vừa qua. Các cơ quan an ninh Đức lý giải rằng nếu các nhánh dẫn khí đốt của các tuyến đường ống trên không được sửa chữa nhanh chóng, nước muối sẽ xâm nhập vào đường ống gây ra hiện tượng ăn mòn.

Theo các chuyên gia của Bộ Ngoại giao Đức, một số bộ liên bang và Văn phòng Thủ tướng Đức đang thảo luận về hậu quả của vụ việc. Bước đầu tiên, cảnh sát liên bang sẽ tăng cường kiểm soát lãnh hải Đức, theo đó các tàu của Đức sẽ giám sát chặt chẽ hơn các tuyến cơ sở hạ tầng quan trọng. Ngoài ra, các vùng của Đức cần tăng cường bảo vệ các khu vực ven biển ở phía Bắc và biển Baltic.

Cảnh sát Đan Mạch cũng đã thông báo mở cuộc điều tra về vụ rò rỉ khí đốt trong đường ống dẫn khí từ Nga đến châu Âu dưới biển Baltic. Trước đó, Cơ quan năng lượng Đan Mạch cho biết cơ quan hàng hải của nước này đã ban hành cảnh báo hàng hải và thiết lập vùng cấm trong phạm vi 5 hải lý xung quanh khu vực rò rỉ đường ống vì gây nguy hiểm cho giao thông tàu thuyền.

Mỹ kêu gọi cảnh giác sau vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream - Hình 2
Hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 1 tại Lubmin, miền Tây Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nước châu Âu cũng đang điều tra vụ rò rỉ 2 đường ống dẫn khí đốt từ Nga chảy qua Biển Baltic trong bối cảnh cả châu Âu và Nga đều nghi ngờ đây là kết quả của hành vi phá hoại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga dự định kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhóm họp liên quan đến các hành động khiêu khích nhằm vào 2 tuyến đường ống dẫn khí đốt trên.

Ngày 28/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga kêu gọi đối thoại và phối hợp để làm rõ vụ rò rỉ khí đốt trên 2 tuyến đường ống dẫn khí này và có phương án khắc phục hậu quả sự cố. Theo ông Peskov, Nga chịu thiệt hại từ tình trạng khẩn cấp này bởi trong khi giá khí đốt đắt đỏ thì xảy ra sự cố rò rỉ khí đốt và 50% lượng khí rò rỉ này vốn đã được lên kế hoạch cung cấp cho thị trường trong nước.

Các đường ống trên là tâm điểm trong cuộc chiến năng lượng đang leo thang giữa châu Âu và Nga.

Cả hai đường ống vẫn được bơm đầy khí đốt nhưng không vận chuyển nhiên liệu đến châu Âu. Mỗi tuyến của đường ống bao gồm khoảng 100.000 ống thép nhồi bê tông nặng 24 tấn được đặt dưới đáy biển. Các đường ống dẫn khí có đường kính bên trong là 1,153m.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông ZelenskyTỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
23:24:25 21/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sảnMỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
16:28:48 22/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025

Tin đang nóng

Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"
17:06:21 22/02/2025
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình DươngXác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
17:10:22 22/02/2025
Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
17:03:15 22/02/2025
Chưa bao giờ Trường Giang lại như thế nàyChưa bao giờ Trường Giang lại như thế này
17:29:57 22/02/2025
Sau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòngSau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòng
17:21:30 22/02/2025
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộKinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ
19:49:08 22/02/2025
Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổiNam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi
19:58:35 22/02/2025
Lại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy ViênLại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy Viên
18:41:47 22/02/2025

Tin mới nhất

Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

22:14:27 22/02/2025
Hai con tin Tal Shoham (40 tuổi) và Avera Mengistu (39 tuổi) đã được thả trước đó tại Rafah, miền Nam Gaza. Con tin thứ sáu, Hisham Al-Sayed (36 tuổi), dự kiến sẽ được thả tại thành phố Gaza.
Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?

Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?

22:07:03 22/02/2025
Sau khi thành công kết nối Mỹ và Nga, Saudi Arabia tiếp tục đặt mục tiêu trở thành trung gian hòa giải giữa Washington và Tehran.
Thẩm phán Mỹ cho phép chính phủ triệu hồi hàng loạt nhân viên USAID

Thẩm phán Mỹ cho phép chính phủ triệu hồi hàng loạt nhân viên USAID

22:05:43 22/02/2025
Luật sư Lauren Bateman - thuộc nhóm pháp lý Public Citizen, không đề cập trực tiếp đến khả năng kháng cáo nhưng cho biết các bước pháp lý tiếp theo đang được xem xét nhằm tìm kiếm giải pháp lâu dài để ngăn chặn kế hoạch của chính quyền.
Mỹ kêu gọi LHQ ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Mỹ kêu gọi LHQ ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

22:00:21 22/02/2025
Trong phản ứng của mình, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia hoan nghênh dự thảo của Mỹ là động thái tốt , song nhấn mạnh rằng văn kiện này không giải quyết được gốc rễ của cuộc xung đột.
Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ

Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ

21:23:29 22/02/2025
Ông Yermak cho biết thêm Chính phủ Ukraine đang trong quá trình mời các công ty LNG của Mỹ đến nước này để thảo luận về cách đáp ứng nhu cầu LNG từ Mỹ ngay lập tức .
Tổng thống Trump tìm cách định hình nguồn cung năng lượng châu Á bằng khí đốt Mỹ

Tổng thống Trump tìm cách định hình nguồn cung năng lượng châu Á bằng khí đốt Mỹ

21:10:05 22/02/2025
Mỹ cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng việc nhập khẩu LNG từ Mỹ sẽ giúp Nhật Bản và các đồng minh giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, đồng thời tránh được các điểm nghẽn quan trọng như Eo biển Hormuz, Malacca và Biển Đông.
Ấn Độ, Trung Quốc thừa nhận tầm quan trọng duy trì sự ổn định ở các khu vực biên giới

Ấn Độ, Trung Quốc thừa nhận tầm quan trọng duy trì sự ổn định ở các khu vực biên giới

21:05:54 22/02/2025
Bên cạnh đó, hai Ngoại trưởng nhất trí sẽ sớm tổ chức cuộc họp của các cơ quan kỹ thuật hai bên nhằm hoàn thiện khuôn khổ khôi phục các dịch vụ hàng không, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại giữa hai nước.
Các kịch bản của đồng ruble trước tác động của đàm phán Nga - Mỹ

Các kịch bản của đồng ruble trước tác động của đàm phán Nga - Mỹ

20:55:45 22/02/2025
Nhà phân tích Ivan Efanov tại công ty Tsifra Broker, lưu ý rằng tính từ ngày 12/2, thời điểm diễn ra cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga, thì đồng ruble đã tăng giá 8,4% so với USD, 7,1% so với đồng euro và 6,81% so với đ...
Sập mái khu ẩm thực ở Peru khiến nhiều người thương vong

Sập mái khu ẩm thực ở Peru khiến nhiều người thương vong

20:47:08 22/02/2025
Bộ trưởng Nội vụ Juan Jose Santivanez ước tính diện tích mái nhà bị sập là 700 800m2. Ông cho biết cần sử dụng cần cẩu thủy lực để nâng một phần mái nhà chưa sập hẳn để tiếp tục các hoạt động cứu hộ những người có thể bị mắc kẹt.
Tổng thống Trump: Ông Putin và Zelensky nên gặp nhau để giải quyết xung đột Ukraine

Tổng thống Trump: Ông Putin và Zelensky nên gặp nhau để giải quyết xung đột Ukraine

20:43:04 22/02/2025
Một ngày trước đó, trong cuộc phỏng vấn với đài Fox News, ông Trump cho biết dù chỉ trích ông Zelensky, ông vẫn sẵn sàng liên hệ thêm với nhà lãnh đạo Ukraine. Ông khẳng định sẽ tương tác nếu Tổng thống Zelensky liên hệ với ông.
Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

20:35:09 22/02/2025
Nguyên nhân là do dầu nặng từ Canada và khu vực Mỹ Latinh vẫn phụ thuộc vào các nhà máy lọc dầu Mỹ giữa bối cảnh thiếu người mua thay thế và hạn chế về công suất chế biến.
Nga - Mỹ chuẩn bị cho cuộc gặp lần thứ hai giữa đại diện hai nước

Nga - Mỹ chuẩn bị cho cuộc gặp lần thứ hai giữa đại diện hai nước

20:29:19 22/02/2025
Ông thông báo có sự đồng thuận rằng vòng họp cấp thứ trưởng sẽ diễn ra sau cuộc tiếp xúc tham vấn của cấp vụ trưởng của các bộ phận liên quan và cuộc gặp của họ khả năng diễn ra trong khoảng hai tuần tới .

Có thể bạn quan tâm

Đại Nghĩa, Băng Di khóc nghẹn trước cô bé mồ côi mong có tiền xây mộ mẹ

Đại Nghĩa, Băng Di khóc nghẹn trước cô bé mồ côi mong có tiền xây mộ mẹ

Tv show

22:26:57 22/02/2025
Hoàn cảnh khó khăn của em Nguyễn Hải Duyên trong chương trình Mái ấm gia đình Việt khiến dàn nghệ sĩ như Đại Nghĩa, Băng Di không giấu được xúc động.
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?

Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?

Netizen

22:23:09 22/02/2025
Lướt TikTok thời gian gần đây, hẳn cộng đồng mạng đều cảm thấy tò mò khi hệ tư tưởng F4 Vũng Tàu xâm chiếm. Nhiều người thắc mắc, đoạn clip chỉ đơn giản là một hội bạn thân cùng đứng quay trend
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín

Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín

Sao châu á

22:16:12 22/02/2025
Dù có chút rắc rối trong thời gian ở quê nhà nhưng tâm trạng nam nghệ sĩ vẫn thoải mái khi có dịp trải nghiệm nhiều điều thú vị trong chuyến đi ngắn.
Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút

Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút

Sao việt

22:12:15 22/02/2025
Ở tuổi 39, Trang Nhung vỡ òa khi biết mình mang thai lần 3, dù vậy, gia đình cô vẫn hào hứng mong chờ ngày đón thêm thành viên mới.
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ

Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ

Sao âu mỹ

22:05:38 22/02/2025
Sau khi ly hôn rapper Kanye West, Kim Kardashian tập trung hoàn thiện bản thân, làm việc và nuôi con. Hiện, ngôi sao truyền hình thực tế sở hữu khối tài sản lên tới 1,7 tỷ USD.
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City

Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City

Sao thể thao

22:04:18 22/02/2025
Manchester City mong ký hợp đồng với Florian Wirtz và Andrea Cambiaso trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, sẵn sàng để tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne ra đi.
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?

Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?

Nhạc việt

21:43:25 22/02/2025
Sức mạnh của văn hoá thần tượng thể hiện rõ nhất ở loạt concert cháy vé, với quy mô hàng chục nghìn người của 2 chương trình Anh Trai Say Hi và Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"

Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"

Nhạc quốc tế

21:40:16 22/02/2025
Giữa bối cảnh nền âm nhạc Hàn Quốc đang đào thải nhanh chóng, đẩy IVE đi tour trong suốt 11 tháng liệu có phải là chiến lược đúng đắn?
Hamas trao trả đúng thi thể con tin Israel sau sự cố nhầm lẫn

Hamas trao trả đúng thi thể con tin Israel sau sự cố nhầm lẫn

20:27:08 22/02/2025
Theo số liệu từ Cơ quan Y tế Dải Gaza, chiến dịch quân sự của Israel đã khiến hơn 48.000 người Palestine thiệt mạng, trong đó hơn một nửa là phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên con số này không phân biệt rõ bao nhiêu người trong số đó là các ta...
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận

Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận

Sức khỏe

20:06:11 22/02/2025
Qua xác minh bước đầu, con chó trên đã cắn hai người phường Phú Tài, một người ở xã Hàm Mỹ. Sau khi trình báo những người này đã được cơ quan y tế tiêm huyết thanh kháng dại.
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Lạ vui

18:16:32 22/02/2025
Dịch cúm gia cầm độc lực cao bùng phát ở Mỹ đã khiến trứng gà trở nên khan hiếm, đẩy giá của loại thực phẩm cơ bản này lên cao.