Nhìn lại thế giới 2023: Chìa khóa tăng trưởng xanh
Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của nguyên vật liệu và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường, đang là xu thế chung của toàn cầu.
Đây được xem là cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Nền kinh tế tuần hoàn hướng đến giảm thiểu rác thải và tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, theo đó xóa bỏ mô hình “khai thác-sản xuất-tiêu thụ-loại bỏ” truyền thống bằng cách tiếp cận bền vững hơn. Đây là cơ hội để tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế- xã hội, môi trường, mà còn để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab tại phiên khai mạc, sáng 27/6/2023. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tuy nhiên, báo cáo về Khoảng cách tuần hoàn năm 2023 công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ) đầu năm nay cho thấy tỷ lệ vật liệu được luân chuyển trở lại sau khi hết vòng đời sử dụng (còn gọi là vật liệu thứ cấp) hiện chỉ chiếm 7,2% tổng số nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế toàn cầu. Tỷ lệ này giảm so với mức 8,6% vào năm 2020 và 9,1% vào năm 2018, cho thấy kinh tế toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu mới. Nền kinh tế toàn cầu hiện tiêu thụ khoảng 100 tỷ tấn vật liệu mỗi năm, tăng gần gấp đôi kể từ năm 2000, trong đó 90% số vật liệu không được tái sử dụng. Dự báo đến năm 2050, mức độ khai thác và sử dụng vật liệu sẽ tăng gấp đôi so với năm 2015, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống trên Trái Đất.
Video đang HOT
Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn thế giới (WCEF) 2023 tại Helsinki, Phần Lan hồi giữa năm quy tụ gần 2.000 đại biểu từ 155 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các đại biểu nhất trí tăng cường hợp tác và gắn kết ở các cấp độ khác nhau, tận dụng tài chính và chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp tuần hoàn, tái tạo đất, chuyển các ý tưởng toàn cầu sang các giải pháp địa phương, ưu tiên phúc lợi con người và suy nghĩ lại cách chúng ta tiêu dùng và kinh doanh. Diễn đàn cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều thỏa thuận, nổi bật là thỏa thuận tăng cường hợp tác tuần hoàn ở Nam Bán cầu và thỏa thuận hợp tác giữa các ngân hàng phát triển đa phương hàng đầu thế giới. Ngân hàng Đầu tư châu Âu, Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ và Ngân hàng Thế giới cam kết tăng tỷ trọng của các dự án kinh tế tuần hoàn trong tổng vốn tài trợ cho các dự án.
Châu Âu hiện là một trong những khu vực đi đầu trong nỗ lực chuyển đổi xanh. Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất huy động 800 triệu euro (871 triệu USD) từ quỹ của Liên minh châu Âu (EU) để phát triển hydro xanh. Ở cấp độ quốc gia, Đức đã thông qua khoản ngân sách trị giá gần 58 tỷ euro cho các dự án “đầu tư xanh” trong năm 2024; Anh cấp giấy phép lưu trữ carbon để hướng đến mục tiêu khí thải bằng 0; Italy phê duyệt chương trình đầu tư trị giá 502 triệu euro (548,5 triệu USD) hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các công nghệ năng lượng đổi mới; Bỉ đẩy mạnh đầu tư sản xuất năng lượng hydro; Đan Mạch nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông xanh…
Mỹ ưu tiên triển khai các chương trình thúc đẩy đầu tư năng lượng sạch trị giá 20 tỷ USD. Trung Quốc chú trọng nguồn lực cho nghiên cứu và xây dựng các chính sách hỗ trợ kinh tế tuần hoàn, trong khi Hàn Quốc thúc đẩy năng lượng hydro. Tại Đông Nam Á, Thái Lan đã công bố lộ trình phát triển bền vững với quá trình chuyển đổi xanh trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2024 của Indonesia ưu tiên chi tiêu để hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế xanh. Trong khi đó, Campuchia ưu tiên mục tiêu bền vững trong chiến lược tuần hoàn 5 năm, Lào chú trọng phát triển năng lượng tái tạo hướng tới trở thành nhà cung cấp năng lượng xanh của khu vực Đông Nam Á, Singapore hướng tới xanh hóa ngành hàng hải…
Theo Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), đến năm 2030, nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu có thể mang lại lợi ích kinh tế 4.500 tỷ USD và hỗ trợ hoàn thành 10/17 mục tiêu về phát triển bền vững của LHQ.
Nền kinh tế tuần hoàn giúp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của con người chỉ với 70% số vật liệu mà thế giới hiện đang khai thác và sử dụng, qua đó hạn chế tác động của các hoạt động của con người ở mức an toàn đối với hành tinh.
Tuy nhiên, việc triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới còn đối mặt nhiều thách thức. Nhiều nước chưa có hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Việc tái chế vật liệu còn khó khăn do chưa có công nghệ tái chế hiệu quả, trong khi hầu hết công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đều đang ở giai đoạn non trẻ. Chi phí đầu tư cho việc tái chế và tái sử dụng vật liệu thường cao hơn so với chi phí tạo ra một sản phẩm mới, khiến việc chuyển dịch theo hướng tuần hoàn trở thành một bài toán không đơn giản đối với nhiều doanh nghiệp.
Ngoài ra, nền kinh tế tuần hoàn yêu cầu phải phân loại và làm sạch rác thải trước khi tái sử dụng và tái chế, tạo thách thức lớn đối với thực tiễn nền kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân cũng như doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn còn hạn chế. Tái sử dụng là một trong những khái niệm then chốt của nền kinh tế tuần hoàn nhưng vẫn chưa được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành may mặc khi người tiêu dùng vẫn chưa quen với việc tái sử dụng quần áo.
Theo giới chuyên gia, để khơi thông lộ trình hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, các nước cần loại bỏ những rào cản pháp lý cản trở việc áp dụng nền kinh tế tuần hoàn, làm rõ và điều chỉnh các quy định liên quan đến các sáng kiến kinh tế tuần hoàn mới, đồng thời tiêu chuẩn hóa việc áp dụng các “thỏa thuận xanh” ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Một số giải pháp khác có thể thực hiện bao gồm tăng tài trợ cho các dự án chuyển đổi xanh-kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nguồn cung tuần hoàn, kích thích nhu cầu cho nền kinh tế tuần hoàn, triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng…
Thị trường kinh tế tuần hoàn toàn cầu được định giá khoảng 553 tỷ USD năm 2023 và dự báo tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 13,1% trong giai đoạn 2024-2030. Công nghệ kỹ thuật số, phân tích dữ liệu và tiến bộ của khoa học vật liệu đang thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng của thị trường này. Có thể khẳng định kinh tế tuần hoàn chính là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và đang trở thành lựa chọn tất yếu.
Châu Âu thành lập liên minh thúc đẩy sự phát triển của các đô thị bền vững
Ngày 16/1, Chính phủ Thụy Sĩ thông báo các Bộ trưởng văn hóa của châu Âu đã nhất trí thành lập liên minh nhằm thúc đẩy xây dựng các tòa nhà và cảnh quan đô thị bền vững và thân thiện với khí hậu hơn.
Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset. Ảnh tư liệu: swissinfo.ch
Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset đã mời các Bộ trưởng văn hóa từ 31 quốc gia châu Âu tham dự cuộc họp 2 ngày ở thành phố Davos, trước khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khai mạc ngày 16/1. Cùng với các tổ chức và doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng và bất động sản, các Bộ trưởng đã nhất trí thành lập một mạng lưới quốc tế để giúp giải quyết các thách thức quy hoạch và xây dựng, trong đó có việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng bền vững hơn.
Tuyên bố chính thức cho biết mục đích của liên minh này là "quản lý bền vững, định hướng chất lượng các tòa nhà, cơ sở hạ tầng, không gian công cộng và cảnh quan vì lợi ích của cộng đồng".
Nhân dịp thành lập "Liên minh Davos Baukultur", Chính phủ Thụy Sĩ cho biết trong tương lai, các chính trị gia, doanh nghiệp và các tổ chức sẽ tăng cường phối hợp để cải thiện các thành phố, làng mạc và cảnh quan theo hướng thân thiện môi trường. "Baukultur" là viết tắt của việc bảo tồn và phát triển các tòa nhà và thành phố có chất lượng, bền vững và phù hợp với văn hóa.
Liên minh được thành lập để theo đuổi các mục tiêu đặt ra trong "Tuyên bố Davos" nhằm hướng tới "Baukultur chất lượng cao cho châu Âu", được thông qua vào năm 2018. Tổng thống Alain Berset nhấn mạnh tầm quan trọng của Baukultur chất lượng, đặc biệt trong quá trình phát triển bền vững.
Tuyên bố cho biết cam kết về văn hóa xây dựng chất lượng cao là "một phần không thể thiếu để đạt được quá trình chuyển đổi năng lượng nhanh chóng", theo đó có thể giúp "hạn chế tình trạng đô thị hóa vượt mức, đảm bảo thành phố và làng mạc phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của một xã hội toàn diện và đa dạng".
COP28: Khởi động nền tảng hợp tác quốc tế về xây dựng năng lực tài chính 'xanh' Ngày 5/12, một nền tảng hợp tác quốc tế cung cấp các dịch vụ xây dựng năng lực tài chính bền vững cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển đã ra mắt tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia...