Nhìn lại thế giới 2022: Cơ hội nào cho khí hậu Trái Đất?

Theo dõi VGT trên

Năm 2022 dần khép lại khi mà Pakistan vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả trận lũ lụt lịch sử hồi giữa năm khiến hơn 1/3 diện tích đất nước bị ngập trong nước, ít nhất 1.700 người chết và 33 triệu người chịu ảnh hưởng, trong đó có 7,9 triệu người bỏ nơi cư trú và khoảng 6 triệu người đối mặt với khủng hoảng lương thực.

Nhìn lại thế giới 2022: Cơ hội nào cho khí hậu Trái Đất? - Hình 1
Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng ở Verin, Tây Ban Nha, ngày 4/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Chỉ trong 11 tháng đầu năm, trên 15.000 người ở châu Âu đã tử vong do nắng nóng khắc nghiệt chưa từng thấy, hạn hán kéo theo cháy rừng phủ bóng đen lên phần lớn diện tích châu lục. Vùng Sừng châu Phi trải qua đợt hạn hán dài nhất từ trước tới nay đe dọa an ninh lương thực, đẩy 22 triệu người tới bờ vực nghèo đói. Miền Nam Trung Quốc hứng chịu hạn hán khủng khiếp nhất sau đợt sóng nhiệt dai dẳng và quy mô lớn nhất, khiến nước này có một mùa hè khô hạn thứ hai trong lịch sử, mực nước sông Trường Giang xuống thấp kỷ lục hồi tháng 8… Năm 2022, lần đầu tiên vấn đề “tổn thất và thiệt hại” do biến đổi khí hậu được đưa ra bàn thảo và thống nhất tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập.

Không chỉ giới khoa học mà ngày càng nhiều lãnh đạo các nước thừa nhận biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những hậu quả thảm khốc, buộc thế giới phải tăng tốc hành động hơn nữa. Tổng Thư ký LHQ Antonio cảnh báo các nước đang đứng trước lựa chọn khốc liệt, giữa một bên là hợp tác giảm khí thải và một bên là đẩy các thế hệ tương lai vào thảm họa khí hậu. Không chỉ gây những hậu quả nặng nề về kinh tế và môi sinh, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất, lan rộng và sâu nhất đối với quyền con người mà thế giới từng chứng kiến.

Trong báo cáo gửi Đại hội đồng LHQ hồi tháng 10, chuyên gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu Ian Fry cho biết trên toàn thế giới, mọi quyền cơ bản của con người đều đang suy yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu, gồm quyền được sống, đảm bảo sức khỏe, thức ăn, phát triển, tự quyết, nước uống và sinh hoạt, có việc làm, có nơi ở phù hợp và không bị bạo hành. Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, tình trạng bất bình đẳng sâu sắc thể hiện rõ nét hơn, các nước kém phát triển, người nghèo, những nhóm ít có tiếng nói nhất trong quá trình đưa ra quyết định như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những hậu quả của biến đổi khí hậu.

Nhìn lại thế giới 2022: Cơ hội nào cho khí hậu Trái Đất? - Hình 2
Người dân chờ lấy nước ở Hajjah, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Với những bằng chứng ngày càng rõ nét hơn về hậu quả khắc nghiệt của biến đổi khí hậu với an ninh và phát triển toàn cầu, năm 2022, thế giới cũng đã tăng cường nỗ lực để tìm ra giải pháp giúp đảo ngược tiến trình này, từ đó tạo ra một số thuận lợi, động lực nhất định cho cuộc chiến chung. Đầu tiên phải kể đến là những nỗ lực nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm của vấn đề và tầm quan trọng của việc tìm ra giải pháp thông qua các hội nghị quốc tế. Năm 2022 được coi là năm hồi sinh các hội nghị mà ở đó vấn đề biến đổi khí hậu luôn là một trong những nội dung trọng tâm. Các sự kiện riêng về vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra dày đặc, đó là Tuần lễ khí hậu Trung Đông và Bắc Phi diễn ra tại Dubai (UAE) tháng 2 – 3/2022; Hội nghị Stockholm 50 tại Thụy Điển hồi tháng 6; COP27…

Bên cạnh đó, có rất nhiều hội nghị lớn nhỏ khác bàn về những chủ đề có liên quan mật thiết và tác động qua lại với cuộc khủng hoảng khí hậu như Hội nghị về rừng thế giới lần thứ 15 tại Hàn Quốc (tháng 5) tìm cách thúc đẩy giảm khí thải nhờ các cánh rừng; Hội nghị về Sa mạc hóa lần thứ 15 cũng trong tháng 5 tại Cote d’Ivoire; Hội nghị về đại dương ở Bồ Đào Nha tháng 6, cùng hàng loạt hội nghị cấp cao của các tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)… đều ưu tiên một phần chương trình nghị sự cho vấn đề ngày càng cấp bách này.

Cùng với đó, các sáng kiến chống biến đổi khí hậu cũng được hưởng ứng rộng rãi. Tới nay, hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký hiệp ước nhằm giảm khí methane, tăng khoảng 50 quốc gia so với thời điểm sáng kiến này được công bố tại COP26 ở Glasgow (Anh) vào năm ngoái. Hàng loạt nước phát triển như Anh, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Ireland, Na Uy, Hà Lan… đã quyết định tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA) nhằm khuyến khích phát triển phong điện. Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán đã ra mắt tại COP27; “Sáng kiến Xanh Trung Đông”, “Sáng kiến thị trường carbon châu Phi”, “Lá chắn toàn cầu” hay “Cuộc sống tốt đẹp tại châu Phi” đánh dấu sự hợp tác và tham gia của các khu vực trong nỗ lực chung.

Bên cạnh những thuận lợi và động lực đã đạt được, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chung tay ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều thách thức và trở ngại. Trên thực tế, bất chấp những nỗ lực trong các năm qua, nhiều khả năng thế giới sẽ vẫn nóng hơn, với mức nhiệt trung bình tăng lên trên mức 1,5 độ C ngay từ năm 2031 so với thời kỳ tiền công nghiệp thay vì vào cuối thế kỷ 21 như mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris.

Nhìn lại thế giới 2022: Cơ hội nào cho khí hậu Trái Đất? - Hình 3
Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong khi các nỗ lực giảm khí thải chưa thể đạt được đến mức mong muốn thì khủng hoảng năng lượng xảy ra một phần do ảnh hưởng của cuộc xung đột Ukraine và tình trạng lạm phát khiến nhiều quốc gia châu Âu tạm dừng lộ trình chuyển đổi xanh, quay lại sử dụng nhiên liệu hóa thạch, từ đó thúc đẩy hoạt động khai thác loại nhiên liệu gây ra nhiều khí thải nhà kính tại châu Phi và châu Á. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết năm 2022, ước tính mức tiêu thụ than trên toàn thế giới tăng 1,2% so với năm 2021, vượt 8 tỷ tấn. Chưa bao giờ nhân loại đốt cháy nhiều than đá như vậy trong một năm trong khi đây là loại năng lượng gây ô nhiễm nhất và là nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu. Ông Kei-suke Sadamori, Giám đốc Thị trường Năng lượng và An ninh tại IEA, lưu ý rằng: “Thế giới đang tiến gần đến đỉnh điểm về tiêu thụ năng lượng hóa thạch, lẽ ra than phải là thứ giảm đầu tiên, nhưng chúng ta chưa làm được điều đó”.

Trên bàn thảo luận, các bên vì những lợi ích đan xen đã chú trọng hơn tới vấn đề buộc nước khác hành động thay vì cùng tìm cách hành động. Điều này cản trở rõ rệt việc tìm ra một thỏa thuận chung giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng nóng lên toàn cầu. Đơn cử như thỏa thuận khí hậu đạt được tại COP27 cũng bị đánh giá là chưa đủ tham vọng và thuyết phục, không đi xa hơn so với thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị COP26 liên quan tới các vấn đề chủ chốt. Dù việc thiết lập quỹ “tổn thất và thiệt hại” được ví như bước ngoặt thì giới quan sát vẫn tỏ ra thất vọng khi chưa rõ quỹ mới thành lập sẽ vận hành với cơ chế như thế nào, tiền quỹ lấy từ đâu và bao nhiêu sẽ là đủ để quỹ hoạt động. Văn bản thỏa thuận cũng chỉ dùng chữ giảm dần (phasing down) thay vì tiến tới loại bỏ (phasing out) việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson từng gọi COP26 ở Glasgow năm ngoái là “cơ hội cuối cùng để cứu Trái Đất”. Hàng loạt cam kết mạnh mẽ đã được đưa ra tại COP26, nhưng sau 1 năm, LHQ một lần nữa cảnh báo thế giới đang tiến đến ngưỡng không thể đảo ngược tình trạng biến đổi khí hậu và những hệ lụy thảm khốc. Cơ hội đảo ngược tiến trình này và cứu Trái Đất đang hết sức mong manh khi mà các quốc gia hành động quá chậm hoặc còn lưỡng lự.

ILO hướng tới sự phục hồi lấy con người làm trung tâm sau dịch COVID-19

Ngày 6/12, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức Hội nghị khu vực châu Á và Thái Bình Dương (APRM) tại Singapore để thảo luận về tuyển dụng và việc làm tương lai.

ILO hướng tới sự phục hồi lấy con người làm trung tâm sau dịch COVID-19 - Hình 1

Người dân xếp hàng chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp bên ngoài Trung tâm bảo trợ thất nghiệp xã hội ở Santiago, Chile, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm ở nước này. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

ILO cho biết sự kiện này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với việc làm toàn thế giới khi lĩnh vực này đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 cộng với các cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính toàn cầu.

Trong 4 ngày diễn ra hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận các vấn đề ảnh hưởng đến tuyển dụng và việc làm ở châu Á, Thái Bình Dương cùng các quốc gia Arab. Tổ chức này cho biết thêm kết luận đưa ra tại cuộc họp sẽ giúp định hình phương hướng các chính sách lao động và việc làm của từng thành viên, cũng như công việc của ILO ở cả khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong tương lai.

Tổng giám đốc ILO Gilbert Houngbo cho biết đại dịch COVID-19 cùng với các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và khí hậu đã đẩy lùi tiến bộ xã hội và ILO mong muốn mọi người có thể chia sẻ lợi ích của sự phát triển lấy con người làm trung tâm trong tương lai.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Singapore Halimah Yacob nhấn mạnh đại dịch COVID-19 và những biến động kinh tế gần đây đã tạo cơ hội để nhìn nhận lại về mô hình tăng trưởng và ILO đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một mô hình tăng trưởng công bằng và toàn diện hơn, trong đó mọi người đều có quyền lợi.

Bộ trưởng Nhân lực Singapore Tan See Leng cho biết APRM năm nay tập trung vào việc lấy con người làm trung tâm để phục hồi sau COVID-19, vốn đang trở nên khó khăn hơn nhiều do đại dịch tiếp tục lây lan, lạm phát ở mức cao, gián đoạn chuỗi cung ứng và bất ổn địa chính trị.

Ông cho biết ILO đóng vai trò không thể thiếu trong việc đưa thế giới vượt qua thách thức, bằng cách đề ra chiến lược toàn cầu rõ ràng với mục đích và tầm nhìn chung, dựa trên nguyên tắc hợp tác ba bên và đối thoại xã hội. Ông bày tỏ tin tưởng với sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, người sử dụng lao động và các nhóm người lao động, thế giới sẽ hình thành "con đường rõ ràng hướng tới sự phục hồi lấy con người làm trung tâm sau dịch COVID-19".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước MỹÔng Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ
23:44:25 23/12/2024
Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?
23:23:32 23/12/2024
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giớiIsrael và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới
05:48:33 24/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024
Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống TrumpMẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump
22:33:55 23/12/2024

Tin đang nóng

Bắt tạm giam Tổng Giám đốc và 4 cựu lãnh đạo Công ty CP Du lịch Giang Điền ở Đồng NaiBắt tạm giam Tổng Giám đốc và 4 cựu lãnh đạo Công ty CP Du lịch Giang Điền ở Đồng Nai
09:27:59 24/12/2024
Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!
06:29:29 24/12/2024
1 đôi Vbiz bị camera ghi lại cảnh bí mật hẹn hò, phản ứng khi bị phát hiện trở thành tâm điểm1 đôi Vbiz bị camera ghi lại cảnh bí mật hẹn hò, phản ứng khi bị phát hiện trở thành tâm điểm
09:09:44 24/12/2024
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhânVụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhân
07:58:01 24/12/2024
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"
06:29:50 24/12/2024
Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?
06:00:32 24/12/2024
Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"
06:51:21 24/12/2024
Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mớiCăng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới
06:30:54 24/12/2024

Tin mới nhất

Nga cảnh báo đưa quân đến biên giới quốc gia NATO

Nga cảnh báo đưa quân đến biên giới quốc gia NATO

10:16:31 24/12/2024
Đại sứ Nga tuyên bố Moscow không phải là mối đe dọa đối với Thụy Điển hay Phần Lan, nhưng sẵn sàng đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào.
Không quân Mỹ lên tiếng sau khi ông Elon Musk chê tiêm kích F-35 lỗi thời

Không quân Mỹ lên tiếng sau khi ông Elon Musk chê tiêm kích F-35 lỗi thời

10:13:29 24/12/2024
Bộ trưởng Không quân Mỹ lên tiếng sau khi tỷ phú Elon Musk chê các máy bay có người lái là lỗi thời, ví dụ như tiêm kích hiện đại nhất của Washington hiện tại là F-35.
Ông Trump nói về danh xưng "tổng thống ngầm" của tỷ phú Elon Musk

Ông Trump nói về danh xưng "tổng thống ngầm" của tỷ phú Elon Musk

09:46:09 24/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã phản bác việc đảng Dân chủ gọi tỷ phú Elon Musk là Tổng thống ngầm của Mỹ, khẳng định ông Musk không thể trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
Ông Trump gợi lại ý tưởng Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới

Ông Trump gợi lại ý tưởng Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới

09:38:13 24/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng việc kiểm soát Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới là, là tuyệt đối cần thiết đối với nước Mỹ.
Nga chưa có kế hoạch cho hội đàm Trump - Putin

Nga chưa có kế hoạch cho hội đàm Trump - Putin

08:57:42 24/12/2024
Điện Kremlin cho biết, Moscow chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào cho một cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Đà phản công gây khó hiểu của Ukraine ở mặt trận Zaporizhia

Đà phản công gây khó hiểu của Ukraine ở mặt trận Zaporizhia

08:51:40 24/12/2024
Ukraine phản công vào khu vực Zaporizhia, giành lại được một phần lãnh thổ nhưng gây khó hiểu cho giới quan sát về mục tiêu chiến lược thực sự của Kiev.
Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống

Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống

08:38:20 24/12/2024
Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo nếu ông không công bố luật mở cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt về việc Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố lệnh thiết quân luật.
Ba Lan nói có thể bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu

Ba Lan nói có thể bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu

08:35:31 24/12/2024
Quan chức ngoại giao Ba Lan cảnh báo nguy cơ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bị bắt giữ nếu ông tham dự một sự kiện tại nước này vào tháng tới.
Panama phản hồi cảnh báo của ông Trump về "đòi lại" kênh đào chiến lược

Panama phản hồi cảnh báo của ông Trump về "đòi lại" kênh đào chiến lược

08:33:25 24/12/2024
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino có bài phát biểu trước toàn quốc để đáp trả lời cảnh báo giành quyền quản lý kênh đào Panama của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Hé lộ những ngày cuối cùng của Tổng thống Syria trước khi bị lật đổ

Hé lộ những ngày cuối cùng của Tổng thống Syria trước khi bị lật đổ

08:16:09 24/12/2024
Khi phe đối lập bắt đầu chiến dịch tấn công, cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang ở Nga để chuẩn bị dự lễ tốt nghiệp của con trai, buộc ông vội vã bay về nước.
Đức bàn giao hệ thống chống UAV mới nhất cho Ukraine

Đức bàn giao hệ thống chống UAV mới nhất cho Ukraine

08:01:54 24/12/2024
Đức tiếp tục cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ quân sự lớn, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không và nhiều loại vũ khí hiện đại.
Nga chuyển khí tài quân sự, rút quân hoàn toàn khỏi Syria?

Nga chuyển khí tài quân sự, rút quân hoàn toàn khỏi Syria?

07:53:37 24/12/2024
Nga dường như đã giảm sự hiện diện ở Syria khi chuyển các khí tài quân sự sang các quốc gia khác trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Con dâu xuống tiền xây tặng bố mẹ chồng căn nhà 2 tầng nhưng tờ giấy rơi ra hôm mừng tân gia mới là điều gây sốc

Con dâu xuống tiền xây tặng bố mẹ chồng căn nhà 2 tầng nhưng tờ giấy rơi ra hôm mừng tân gia mới là điều gây sốc

Góc tâm tình

10:22:57 24/12/2024
Vừa mở tủ bếp, một chiếc phong bì nhỏ rơi xuống. Bên ngoài là dòng chữ Gửi ba mẹ viết bằng nét chữ quen thuộc của con dâu tôi.
BHXH Việt Nam đề nghị quy định rõ hơn về đình chỉ công chức bị khởi tố

BHXH Việt Nam đề nghị quy định rõ hơn về đình chỉ công chức bị khởi tố

Pháp luật

10:20:13 24/12/2024
Đề nghị quy định rõ hơn về thời hạn đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức, viên chức bị cơ quan có thẩm quyền điều tra, khởi tố hoặc chờ xử lý vi phạm .
Kiếp sau mong vẫn là vợ anh: 23h khuya vợ đi nhậu về, chồng liên tục mắng mỏ nhưng tay không ngừng làm 1 việc

Kiếp sau mong vẫn là vợ anh: 23h khuya vợ đi nhậu về, chồng liên tục mắng mỏ nhưng tay không ngừng làm 1 việc

Netizen

10:19:36 24/12/2024
Mới đây trên mạng xã hội Douyin (tương tự TikTok ở Việt Nam) viral khoảnh khắc phản ứng của chồng khi vợ đi nhậu say về khuya. Clip kéo dài hơn 3 phút được chính cô vợ chia sẻ khiến hội chị em bất ngờ, thi nhau xin vía .
5 món đồ đa năng để bạn mặc đẹp suốt mùa lạnh

5 món đồ đa năng để bạn mặc đẹp suốt mùa lạnh

Thời trang

10:10:36 24/12/2024
Áo giữ nhiệt trơn màu là một trong những món đồ cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc giữ ấm. Với chất liệu mỏng nhẹ nhưng ấm áp, áo giữ nhiệt có thể dễ dàng mặc bên trong các lớp áo khác mà vẫn mang lại sự thoải mái.
Nói thật: Nhà đẹp đến mấy mà mắc 6 lỗi này thì vẫn bị chê "kém sang"

Nói thật: Nhà đẹp đến mấy mà mắc 6 lỗi này thì vẫn bị chê "kém sang"

Sáng tạo

10:06:31 24/12/2024
Dù là người theo đuổi chủ nghĩa thực dụng hay thẩm mỹ thì khi trang trí nhà cửa, chúng ta đều dành rất nhiều công sức và tâm huyết để tạo ra không gian sống hài lòng.
Điệp viên Mossad tiết lộ về chiến dịch tình báo đặc biệt của Israel

Điệp viên Mossad tiết lộ về chiến dịch tình báo đặc biệt của Israel

Tin nổi bật

09:58:47 24/12/2024
Hai cựu điệp viên cấp cao của tình báo Israel đã chia sẻ thông tin chi tiết về chiến dịch sử dụng bộ đàm và máy nhắn tin tấn công Hezbollah ở Li Băng.
Những khoáng vật trong suốt quý hiếm trên thế giới

Những khoáng vật trong suốt quý hiếm trên thế giới

Lạ vui

09:58:20 24/12/2024
Tinh khiết như nước nhưng cứng như đá, đó là điều làm nên sức hút của các khoáng vật trong suốt. Trong số này, có những khoáng vật quen thuộc cũng như quý giá nhất với con người.
Salah - vua phá lưới, vua kiến tạo, vua của Liverpool

Salah - vua phá lưới, vua kiến tạo, vua của Liverpool

Sao thể thao

09:58:06 24/12/2024
Khi Liverpool bước vào kỳ Giáng sinh với vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng Premier League, một cái tên nổi bật hơn tất cả: Mohamed Salah.
Vụ giếng khoan thứ 2 phun ra cột khí, nước cao gần 10m: Áp suất đã giảm

Vụ giếng khoan thứ 2 phun ra cột khí, nước cao gần 10m: Áp suất đã giảm

Sức khỏe

09:43:15 24/12/2024
Liên quan đến giếng khoan thứ 2 phun ra cột khí, nước cao gần 10m ở Gia Lai, gia đình chủ nhân cho biết, sau gần nửa tháng, hiện tượng giếng khoan phun ra khí và nước đã giảm.
Sao nữ Vbiz bị camera bắt cảnh vật lộn với côn đồ ngay giữa phố, biết lý do mới bất ngờ

Sao nữ Vbiz bị camera bắt cảnh vật lộn với côn đồ ngay giữa phố, biết lý do mới bất ngờ

Sao việt

09:07:04 24/12/2024
Trong video, ca sĩ Ái Phương có hành động dũng cảm, nghĩa hiệp khi giúp đỡ cô gái bị người đàn ông đánh ngay giữa phố.
Ngôi làng phủ tuyết trắng 'đẹp như cổ tích' ở Trung Quốc

Ngôi làng phủ tuyết trắng 'đẹp như cổ tích' ở Trung Quốc

Du lịch

08:55:59 24/12/2024
Nằm cách thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) khoảng 280km, làng cổ Tuyết Hương gần đây trở thành điểm đến hấp dẫn nhờ khung cảnh tuyết trắng như tranh vẽ, đặc biệt khi đêm về.