Nhìn lại thành công của Neolution.Orange tại DOTA 2 TI3
Trước khi giải bắt đầu, Neolution.Orange không được xếp vào danh sách ứng cử viên vô địch.
Công thức thành công của Orange
Khi chuẩn bị bắt đầu DOTA 2 The International 3, mọi người hẳn đã không xếp Neolution.Orange vào top những ứng củ viên hàng đầu, và cho rằng họ sẽ kết thúc ở vị trí cao nhất khoảng thứ 5 hay thứ 6. Nhưng rồi cả thế giới đã sốc khi họ là đội châu Á duy nhất có thể lọt vào được top 3. Sau khi thua Na`Vi ở nhánh thắng, họ đã có hành trình “leo núi” khá ấn tượng khi lần lượt đánh bại Dignitas, Fnatic, DK, trước khi một lần nữa thua trận trước Na`Vi. Một số người thậm chí cho rằng họ hoàn toàn có thể chơi ngang ngửa với Alliance. Vậy công thức nào đã giúp họ đạt được thành công đó?
Những cá nhân kiệt xuất
Orange là đội tập hợp nhiều tài năng ở Malaysia. Mặc dù Mushi đã về thứ 2 trong giải đấu solo nhưng anh vẫn có thể được coi như một trong những người đi lane xuất sắc nhất mọi thời đại. Thông thường khi last hit và deny, người chơi thường chỉ để ý đến lượng máu của creep, lượng damage cùng với animation của hero, nhưng Mushi lại tính toán đến cả lượng damage, thậm chí cả animation cũng như tốc độ đánh của creep để có thể có được chỉ số tốt nhất. Điều này đã được Kong Yang ‘kyxy’ Lee và Chong Xin ‘Ohaiyo’ Khoo học tập, khiến cho team có được 3 laner tuyệt vời. Sự linh hoạt của Mushi cũng do anh có thể hoán đổi vai trò với họ dựa vào hero pool (số lượng hero có thể chơi được) lớn, và những chiến thuật tốt.
Một đội DotA sẽ không là gì nếu không có những người chơi support, và một lần nữa Orange lại có được 2 player xuất sắc là Wai Pern ‘Net’ Lim và Joel ‘Xtinct’ Chan Zhan Leong, họ chấp nhận hy sinh để đảm bảo team có được thành công. Xtinct được biết đến với khả năng micro của mình khi chơi các hero như Chen, Enchantress, và trong nhiều trận đấu, vị trí của anh bị đối phương nhắm vào khi ban các hero tủ. Visage của Xtinct thực sự là một phần quan trọng của Orange đến nỗi cư dân mạng Trung Quốc đã mô tả hero này là “con rồng Malaysia”.
Trong khi đó Net cũng thể hiện rất tốt ở vị trí của mình, nhất là khi anh chơi Bane trong trận đấu với DK. Anh đã khéo léo di chuyển để né Black Hole của Enigma, điều này cho phép anh phá được Black Hole giúp team không bị thua thiệt trong combat.
Sự đoàn kết
Orange thực sự là một team đặc biệt, khi tài năng và tinh thần đồng đội đã giúp team tiến xa. Trong giải năm nay họ đã nhiều lần thể hiện điều đó, như trong trận đấu với Na`Vi, Xtinct đã đánh thức Net khỏi skill Nightmare để giúp đồng đội thoát khỏi tình huống bị first blood và còn giết ngược lại đối phương. Tinh thần đồng đội sẽ được thể hiện rõ ràng nhất khi 1 team thất bại.
Trong trận đấu quyết định với Na`Vi, kyxy đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi lỡ tay deny Aegis. Với những trường hợp như này, có thể kyxy sẽ bị đồng đội chỉ trích nặng nề, nhưng Mushi đã bảo vệ anh trên Weibo khi nói rằng, họ không đổ lỗi cho anh ấy, và nhấn mạnh chính sự xuất sắc của anh trong suốt giải đấu đã đưa họ đến với vị trí thứ 3.
Sự linh hoạt và tiến bộ
Như đã đề cập bởi các bảng phân tích của TI 3, Orange là một đội rất tiến bộ. Sau màn trình diễn không thuyết phục trước Tongfu ở trận đầu tiên, họ đã để Mushi ban-pick thay cho Xtinct, quay trở lại lối chơi chủ động mang hơi hướng phương Tây với việc pick Nature Prophet và Naga Siren.
Video đang HOT
Người Malaysia đã chống lại DK với việc pick các hero thường hay gặp ở pub, Sladar và Shadow Fiend trong chiến thuật trừ giáp tuyệt vời. Tiếp theo là pick Ursa tiếp nối những game đấu không-thể-đoán-trước. Sự đa dạng thể hiện rõ ở Mushi khi anh đã chơi tổng cộng 19 hero khác nhau, thậm chí còn nhiều hơn số hero mà một số team đã ban-pick trong toàn bộ giải.
Trước khi giải diễn ra, Net gần như không chơi Naga Siren, nhưng sau vòng bảng họ đã quyết định để Naga cho Net cầm nhiều hơn. Ngoài ra, trận đấu cầm Undying của anh với Fnatic cũng rất đáng nhắc tới. Tương tự với kyxy khi anh đã cầm Sladar và Chaos Knight, Ohaiyo đánh Nature Prophet rất tốt nhưng Windrunner, Dark Seer hay Weaver trong tay anh cũng rất đáng sợ.
Sự chuẩn bị kĩ lưỡng
Hiện tại có nhiều người thắc mắc tại sao các đội châu Á đặc biệt là Trung Quốc lại có màn trình diễn nghèo nàn trong khi các đội châu Âu đã thi đấu tốt hơn rất nhiều, và lý do phổ biến được đưa ra là do họ chuẩn bị không được tốt. Orange đã thi đầu nhiều hơn bất kì team châu Á nào, cả online và offline, trong bối cảnh các team Trung Quốc bị hạn chế tham gia các giải bởi ACE trong khi Zenith thì quá kén chọn giải đấu. Họ thậm chí còn giành một thời gian dài ở Trung Quốc để train với các team hàng đầu tại đây.
Trong thời gian ở Trung Quốc, họ cũng tham dự một số giải như G-1 Champions League hay Redbull Electronics Champions League. Ngoài ra, Orange còn scrim với Zenith và một vài team Trung Quốc, họ đã thua khoảng 80 đến 90% (theo kyxy vào Ohaiyo), điều này giữ cho đôi chân họ ở trên mặt đất và không tự mãn quá mức. Họ đơn giản là chuẩn bị nhiều hơn các team châu Á khác một chút. Điều này khiến cho họ có lợi thế lớn khi đối mặt với đối thủ của mình. Theo lời của Tongfu.Hao đã nói: “Thành công được giành riêng cho những người chuẩn bị tốt”.
Họ cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
Vào năm 2010 khi EHOME thống trị DotA, một vấn đề phổ biến trong các cuộc tranh luận là về huấn luyện viên. EHOME.71 sẽ ghi chép lại thói quen ban-pick của đối thủ và đưa ra lời khuyên cho team trước trận đấu. Đó là một trong những lý do dẫn đến thành công của họ.
Trở lại với hiện tại việc sử dụng người huấn luyện gần như không phổ biến với việc Tongfu là đội duy nhất được biết đến là có một huấn luyện viên với Tong ‘Sydm’ Junjie. Orange cũng có một huấn luyện viên không chính thức khi anh không được thuê mà làm việc với đam mê của mình, đó là Colborn ‘underminer’ Wang, admin của một vài giải đấu Asian DotA Championship.
Underminer đã hỗ trợ cho Orange về tinh thần và cùng với Wei Siang ‘Papaxiong’ Lee của team KingSurf huyền thoại, họ đã xây dựng một chiến lược ban-pick dựa vào những điểm mạnh và điểm yếu của Orange. Họ cũng tư vấn cho Mushi về việc lên item và skill vào trước và sau mỗi game để tăng cơ hội chiến thắng. Điều đó giúp cho Orange không phải lo lắng về điều gì và có thể tập trung vào trận đấu.
Không ngừng tiến lên
Vị trí thứ 3 tại TI3 là thành tích không tồi, nhưng Mushi vẫn không hài lòng, anh luôn khao khát có được chức vô địch, thậm chí đã rơi nước mắt khi họ thua trận trước Na`Vi, đó là phong cách của một nhà vô địch thực sự. Tôi xin kết thúc với bài phỏng vấn ngắn với Mushi, và câu nói từ cư dân mạng Trung Quốc: “Lau nước mắt đi Mushi, anh còn nợ những người hâm mộ một chức vô địch”.
Anh có thể cho biết kế hoạch của team là gì sau khi có được vị trí thứ 3 ở TI3 không?
Chúng tôi sẽ không tự mãn, tiếp tục luyện tập và cố gắng chiến thắng mọi giải đấu mà chúng tôi tham dự.
Anh cảm thấy thế này khi trở thành một trong những người đã thay đổi nến eSport của Malaysia?
Tôi thấy rất hạnh phúc khi người dân đã theo dõi chúng tôi thi đấu tại TI3. Khairy cũng cập nhật kết quả của chúng tôi lên Twitter, thật tuyệt vời.
Trong giải năm nay, underminer đã giúp đỡ anh trong ban-pick và trong thi đấu như thế nào?
Anh ấy rất tốt khi gửi cho chúng tôi thói quen ban-pick của các đối thủ và phân tích kĩ lưỡng, ngoài ra với những cuộc thảo luận ngắn thì anh ấy cũng giúp tôi rất nhiều. Anh ấy làm những điều này không vì lợi ích bản thân, anh chỉ muốn có một đội Đông Nam Á giành chiến thắng. Anh ấy không chỉ giúp chúng tôi mà còn giúp các đội Đông Nam Á khác. Tôi hy vọng rằng kết quả này không làm anh ấy thất vọng.
Anh dự định làm gì với giải thưởng của mình?
Tôi muốn đầu tư vào lĩnh vực gì đó nhưng tôi không đủ thông minh để làm thế. Tôi muốn đi nghỉ với gia đình nhưng với một game thủ chuyên nghiệp thì điều đó là rất khó khăn, do đó tất cả tôi có thể làm là gửi nó vào ngân hàng (xin đừng cướp tiền của tôi).
Theo VNE
Nhìn lại những thông số đáng kinh ngạc tại DOTA 2 TI 3 (Phần III)
Các hero được nhắc đến nhiều trong ban pick lại sở hữu một tỷ lệ chiến thắng khi xuất hiện trong game đấu không hề cao.
Hồ sơ hero: Outworld Devourer.
Outworld Devourer là một hero khá kì lạ tại giải đấu DOTA 2 này. Hero này được nhắc đến trong lúc ban pick khá nhiều, tuy nhiên cũng lại là hero không thành công trên khía cạnh thắng-thua. Hắn là hero bị ban nhiều nhất tại giải, với 73% so với lần lượt 70% và 67% ban-rate của Batrider và Wisp. Đồng thời hero này chỉ thắng đươc 12 trong số 31 game với tỉ lệ thắng là 36,4%. Các hero có win-rate thấp hơn với ít nhất 15 trận đã đấu là Sand King (3/15, 20%) và Enchantress (8/23, 34,8%). Điều này có thể được giải thích như thế nào?
Hãy bắt đầu với những điểm mạnh và điểm yếu của hero này. Mọi người pick hắn vì đây là một carry đáng sợ có khả năng thống trị lane mid. Astral Inprisonment cho phép hắn kiểm soát lane tốt, mang lại khả năng last-hit và deny đồng thời cũng khiến cho đối thủ hết sạch mana. Sức mạnh này càng được nhân lên khi hắn đi mid cùng các hero intelligence như Puck, Storm Spirit hay Queen of Pain bởi vì không chỉ hạn chế khả năng farm creep nhờ skill bằng cách lấy đi 1 lượng mana, các hero này còn bị giảm lượng damage tùy thuộc vào số intelligence bị đánh cắp.
Nhược điểm của hero này là, không giống như hầu hết các carry khác, khả năng gây damage rất lớn của hắn dựa vào orb-effect, tuy nhiên điều này không có ý nghĩa gì nếu đối thủ sở hữu BKB. Điều đó cũng khiến cho OD là một trong những hero đẩy trụ tệ nhất trong DOTA 2. Tất cả những gì hắn muốn là giành thắng lợi trong các combat sớm dựa vào ultimate khủng khiếp của mình, qua đó tạo lợi thế dẫn đến chiến thắng cuối cùng. Hãy so sánh với Clinkz khi mà 2 hero này đều rất mạnh mẽ vào early game dẫn đến sự thống trị tuyệt đối tại mid game. Một so sánh khác là Ursa, tất cả các hero này đều có thể gây ra một lượng damage rất lớn nhưng dễ dàng counter lại bằng các item nhất định từ phía đối thủ (BKB đối với OD, Force Staff và Ghost Scepter đối với Ursa).
Thống kê các đội sử dụng Outworld Devourer.
Hãy quay trở lại với màn trình diễn của OD tại TI3. Một trong những điều đầu tiên khi đánh giá tỉ lệ thắng thua của một hero trong một giải đấu có hợp lý hay không là phải dựa trên việc hero đó được sử dụng bởi các đội nào. Win-rate của một hero có thể bị ảnh hưởng bởi một số ít các team sử dụng hero này nhiều hơn các team khác, tuy nhiên tôi nghĩ trường hợp của OD không như vậy.
3 team giành chiến thắng nhiều nhất khi pick OD là iG, Fnatic và Liquid với tỉ lệ chiến thắng là hơn 50%, trong đó nối bật nhất là iG với tỉ lệ thắng thua là 4-1. Nguyên nhân thực sự dẫn đến win-rate thê thảm của OD đến từ việc counter pick, đặc biệt là Razor. Tỉ lệ thắng thua khi OD đối đầu với Razor là 1-7 (12,5%). Nếu bạn loại những game đấu có Razor ra khỏi thống kê về win-rate của OD, bạn sẽ có tỉ lệ thắng thua của hero này là 11-14 (44%), tuy không hẳn là tuyệt vời nhưng cũng không đến mức tồi tệ so với thông thường.
Bạn có thể thấy rõ rằng việc counter pick lại OD nếu bạn nhìn lại những game đấu hắn được pick, đặc biệt là các game đấu có sự xuất hiện của Na`Vi. Ví dụ trận Na`Vi và Dignitas trong vòng bảng, khi Dignitas pick OD ở pick thứ 3, ngay sau đó Na`Vi đã đáp trả lại với pick Razor ở pick thứ 4. Điều tương tự cũng xảy ra trong các cuộc đối đầu giữa Na`Vi với MUFC và Na`Vi với DK. Trong trận Na`Vi với Zenith, Zenith đã phải pick Razor ở pick đầu tiên để đảm bảo an toàn cho OD được pick thứ 2.
Một ví dụ khác là trận đấu giữa Orange và Liquid, Liquid nhằm đảm bảo cho lượt pick OD nên đã pick Razor đề ngăn khả năng Orange ban OD (Orange là team first ban OD nhiều nhất tại vòng bảng). Vì thế Liquid đã mất Dark Seer và Nature Prophet vào tay Orange, đồng thời bị ban mất Clock dẫn đến họ phải pick Tinker đi solo off-lane.
Như các bạn có thể thấy, OD là một pick khá xa xỉ, điều này được thể hiện rõ ràng trong trận Orange vs Alliance trong vòng bảng. Như tôi đã đề cập, Orange là team ban OD đầu tiên nhiều nhất trong vòng bảng, nhưng ở trận đấu này, ở pick thứ 2 của lượt pick thứ nhất, họ có được OD. Họ đã phải dành 2 lượt ban tiếp theo để ban Razor và Viper để tránh đối thủ counter-pick. Và họ đã ban Beast Master ở lượt ban cuối cùng (với tỉ số 3-0 khi đối đầu với OD tại vòng bảng), như vậy Alliance chỉ có thể chọn Kunkka.
Chắc chắn Kunkka không phải là pick sở trường của Alliance, nhưng anh đi mid cũng khá tốt, và trong quá trình cố gắng để có được một line-up tốt cho OD thì Orange đã để lọt combo Wisp Gyrocopter sở trường cho Alliance, cùng với đó là Chen cho Akke và Nature Prophet cho Admiral Bulldog.
Về cơ bản, Outworld Devourer có thể được sử dụng để counter lại các hero intel tại mid, nhưng cũng dễ dàng bị đánh bại nếu đụng độ với các hero với các hero đi lane mạnh mà không phụ thuộc vào mana như (Razor, Lone Druid, Viper, Kunkka...), đồng thời hắn cũng dễ thất bại nếu đối đầu với các hero không cần thiết phải chiến thắng ở lane và có thể gây khó khăn trong các cuộc gank (Nyx, Beast Master).
Nếu bạn pick hero này sớm, một người có kinh nghiệm draft sẽ ban-pick dựa vào hắn. Nếu bạn có ý định pick muộn, một team sẽ chỉ cần dành ra một trong các slot ban thứ 2 và thứ 3 để bảo vệ hero đi mid của họ. Tuy nhiên, trong các trận đấu thông thường thì OD vẫn là một mối đe dọa thực sự hơn những gì hắn ta đã thể hiện ở TI3.
Theo VNE
Vòng bảng DOTA 2 The International qua những con số Hiện tại đã có tổng cộng 78 hero DOTA 2 khác nhau được pick trong vòng bảng của. Tổng số hero đã được pick: 78 Tất cả những hero có thể được pick tại TI 3. Hiện tại đã có tổng cộng 78 hero DOTA 2 khác nhau được pick trong vòng bảng của. Và với việc MUFC ban Meepo trong trận đấu...