Nhìn lại phong cách thời trang của tất cả các vị Tổng thống Mỹ
Không chỉ quan tâm đến tình hình chính trị, nhiều người dân Mỹ còn truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh phong cách thời trang của các vị Tổng thống.
Donald Trump không nhận được nhiều sự tán thành từ công dân nước Mỹ khi nhậm chức. Tuy nhiên, nếu xét về sự đầu tư cho bản thân, ông là vị Tổng thống duy nhất có dòng thời trang, đồng hồ và nước hoa mang tên mình. Ngoài ra, phong cách thời trang suit rộng phối với cà vạt xanh hay đỏ của ông cũng trở thành một chủ đề thú vị được các chuyên gia thi nhau “mổ xẻ”.
Barack Obama thường xuất hiện trước công chúng trong những bộ suit đơn giản hoặc chỉ là áo sơ mi và quần tây để tạo cảm giác gần gũi. Vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ còn được lên trang bìa tạp chí thời trang Vogue đến 2 lần.
George W. Bush: Khi ở Nhà Trắng, Tổng thống George W. Bush buộc phải tuân theo quy định luôn mặc suit, mặc dù ông rất thích mặc quần jeans.
Bill Clinton từng gây chú ý với chiếc quần thể thao “cực ngắn” mà ông thường mặc khi chạy bộ. Chiếc quần có thể lạ lẫm ở thời đó, nhưng lại là món đồ được nhiều người ưa chuộng hiện nay.
George H. W. Bush là một vị Tổng thống cởi mở và được lòng dân. Những đôi tất sắc màu là điểm đặc trưng thường được nhắc đến khi nói về George H. W. Bush.
Ronald Reagan từng tạo được một “cơn sốt” thời trang bởi bộ suit caro xám xanh ông chọn mặc trong chuyến đi chơi năm 1982. Cựu Tổng thống Ronald Reagan cũng được tạp chí Time khen ngợi “có một chút ánh nắng, một chút tinh thần California” vì bộ suit đình đám đó.
Jimmy Carter thường mặc áo cardigan màu beige yêu thích của ông suốt cả ngày, kể cả khi ăn tối với mọi người. Nó làm ông cảm thấy gần gũi và ấm áp hơn.
Gerald Ford: Trong suốt nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Gerald Ford không hề đóng góp gì cho nền công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, khi còn ở trường Luật, nghề tay trái của ông là làm mẫu cho các tạp chí thời trang, nổi bật nhất là hình ảnh bìa thơ mộng trên tạp chí Cosmopolitan số tháng 4/1942.
Richard M. Nixon là một người xem thường phong cách hippie – “làn sóng” thời trang lớn vào thời đại của ông. So với những người vào thời điểm đó, ông có phong cách hoàn toàn khác biệt.
Lyndon B. Johnson có hẳn một thợ may riêng để thiết kế trang phục theo các yêu cầu đặc biệt của mình. Tuy không phải là một người sành về thời trang, nhưng ông cũng biết chăm chút và hiểu rõ bản thân muốn gì.
John F. Kennedy khá nổi tiếng vì bộ tóc đẹp và phong thái mặc suit rất bảnh bao. Ông cũng là vị Tổng thống đầu tiên đội mũ và mặc chiếc áo khoác có 2-3 nút gỗ như trang phục của ảo thuật gia – sự khác biệt rõ rệt so với phong cách thời trước.
Dwight D. Eisenhower là “thợ may” của chính bản thân vì chiếc áo khoác của ông tự thiết kế đã thể hiện đúng tinh thần “ngắn, thoải mái và chải chuốt”. Đây cũng là món đồ được nhiều người ưa thích, trở thành chuẩn mực của thời trang nam tại Mỹ lúc bấy giờ.
Harry S. Truman: Trong quá khứ, ông Harry S.Truman từng là chủ sở hữu cửa hàng bán vật liệu may tại Kansas. Vì thế trong suốt nhiệm kỳ, việc ông luôn xuất hiện trong những bộ suit sang trọng được “đo ni đóng giày” là chuyện bình thường.
Video đang HOT
Franklin D. Roosevelt được mọi người chú ý tới phong cách thời trang là khi ông mặc một chiếc áo choàng không tay trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Xô Viết Joseph Stalin.
Herbert Hoover là một kỹ sư kì lạ, không quan tầm nhiều về thời trang. Ông có nhược điểm là dáng đi xấu và kỹ năng giao tiếp kém. Cựu Tổng thống Herbert Hoover chỉ thấy thú vị khi nói chuyện phiếm, đặc biệt là về vấn đề khai thác kẽm.
Calvin Coolidge là một người hướng nội. Ông không thích tham gia vào các sự kiện hay những buổi nói chuyện với những người lạ. Tuy vậy, Calvin Coolidge lại khá chăm chút cho vẻ bề ngoài với những bộ trang phục sang trọng, lịch thiệp. Một chiếc mũ kiểu dáng cổ điển là item thời trang không thể thiếu của Tổng thống Coolidge.
Warren G. Harding thường được nhớ đến bởi đôi lông mày rậm ấn. Ông được xem là người định nghĩa cho cái đẹp của phái mạnh những năm 20s.
Woodrow Wilson có tính cách khó gần và vô cùng nghiêm khắc. Ông sở hữu phong cách thời trang vô cùng đơn giản, với những bộ vest không cầu kỳ.
William Howard Taft được nhớ đến chủ yếu bởi thân hình quá khổ với cân nặng lên đến khoảng 155kg. Tuy vậy, bộ suit 3 mảnh vẫn giúp ông giữ vẻ ngoài lịch sự và trang trọng. Ông cũng là một người dễ gần và tốt tính với mọi người xung quanh.
Theodore Roosevelt có phong cách thời trang đa dạng. Đôi khi người ta thấy Tổng thống Roosevelt là một chàng cao bồi, lúc lại giống binh sĩ hay thỉnh thoảng mặc đồ như thợ săn sư tử.
William McKinley là người vừa tốt tính nhưng không có nét nổi bật riêng về tính cách lẫn gu thời trang.
Benjamin Harrison được xem là vị Tổng thống khó tính và “lạnh” nhất từ trước đến nay. Ông thường xuất hiện trong những kiểu áo tuxedo dáng dài cổ điển theo phong cách hoàng gia. Bên cạnh đó, ông luôn đội những chiếc mũ làm nổi bật sự quyền lực của mình.
Grover Cleveland không mấy quan tâm đến việc sẽ trông thon gọn hay trẻ trung hơn khi lựa chọn trang phục. Thời trang đối với ông là điều vô nghĩa.
Chester A. Arthur là người có gu thời trang ổn định nhất trong các vị Tổng thống nhậm chức trước năm 1900. Arthur nổi danh khi sở hữu đến 80 chiếc quần tây vào năm 1880. Nhiều người còn ví ông là clotheshorse (giá phơi quần áo) vì thời điểm đó hiếm ai có nhiều trang phục đến vậy.
James A. Garfield không có khiếu về thời trang nhưng lại được nhận xét là người rất ấm áp và thân thiện. Ông luôn trao cho mọi người một cái ôm khi gặp mặt thay vì bắt tay như các chức quan lớn khác.
Rutherford B. Hayes: Điều thú vị nhất về vị Tổng thống này là không uống đồ có cồn; thay vào đó, nước chanh là món yêu thích của ông. Ngài Rutherford làm như vậy vì muốn chăm sóc cho bộ râu thật đẹp.
Ulysses S. Grant được nhận xét là người mặc trang phục xuề xòa, sờn cũ, có kiểu cách giống như Tổng thống Zachary Taylor.
Andrew Johnson là một vị Tổng thống cố chấp và thích gây mâu thuẫn kiểu như Kanye West. Hơn thế nữa, ông còn so sánh bản thân với Thiên Chúa. Trước khi trở thành Tổng thống, Andrew Johnson từng là một thợ may rất tài giỏi.
Abraham Lincoln là người biết tiếp thu các lời khuyên về thời trang. Trong một lần bị bé gái 11 tuổi chê khuôn mặt hốc hác và đôi tai to, ông đã quyết định nuôi râu để che đi khuyết điểm của mình. Hình ảnh ngài Abraham Lincolm cùng bộ râu đã trở thành biểu tượng lịch sử.
James Buchanan có vẻ là vị Tổng thống nhàm chán nhất vì ông không bận tâm nhiều về phong cách thời trang đồng thời cách nói chuyện cũng tẻ nhạt.
Franklin Pierce là một chính trị gia nổi tiếng với những lần “chè chén” quá đà đồng thời không có trách nhiệm với dân. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận được vẻ ngoài điển trai của ông cùng với phong cách đặc trưng là chiếc áo cổ cao có nơ thắt cầu kỳ.
Millard Fillmore khá giống với Tổng thống Lyndon B. Johnson. Ông là người coi trọng việc ăn mặc và phong cách cá nhân.
Zachary Taylor thường bị lầm tưởng là người nông dân bình thường vì vẻ ngoài không mấy chỉn chu. Ông thường xuyên xuất hiện trong bộ trang phục cũ kỹ, nhàu nát.
James K. Polk từng nổi tiếng với tóc chải phồng giống danh ca Elvis Presly.
John Tyler là một người tỉ mỉ và quan tâm đến tiểu tiết. Ông rất chăm chút cho vẻ ngoài, thể hiện qua việc luôn cẩn thận chọn lựa từng bộ trang phục cho bản thân.
William Henry Harrison là Tổng thống có thời gian làm việc ngắn nhất do qua đời vì bệnh viêm phổi. Sự kiên định, lòng dũng cảm của vị lãnh đạo này đã được lịch sử ghi lại bởi hành động một mực từ chối mặc áo khoác, đội mũ và đeo găng tay để đọc bài diễn văn dài 2 tiếng trong thời tiết giá rét. Tổng thống Harrison cho rằng việc mặc áo khoác, đội mũ và đeo găng làm hình ảnh ông trở nên yếu ớt. Tuy nhiên, sau bài diễn văn đó, ông đã bị viêm phổi và qua đời.
Martin Van Buren sở hữu những trang phục thiết kế với những đường cắt có hơi hướng nữ tính. Vào thời điểm này, ông Buren còn là vị Tổng thống đi tiên phong trong phong trào dandy (những người đàn ông chăm chút cho bản thân chỉn chu hơn cả phụ nữ).
Andew Jackson có thể xem là thần tượng của Tổng thống đương thời Donald Trump (bức họa chân dung của ông còn được Trump treo trong phòng). Thế nhưng phong cách của Tổng thống Jackson không có gì đặc biệt, chỉ gắn liền với chiếc áo khoác đen đơn giản.
John Quincy Adams được ghi nhận là vị Tổng thống đầu tiên mặc quần tây ống rộng thay vì quần ống túm thịnh hành thời trước.
James Monroe có sở thích mặc trang phục theo phong cách của thế kỷ 18 trong khi đang sống ở thế kỷ 19.
James Madison được nhận xét là người lỗi thời, vì thế phong cách thời trang an toàn, chỉ gắn liền với những chiếc áo khoác đen, quần ống túm và tất lụa.
Thomas Jefferson luôn tỏ ra là người kỹ tính về trang phục. Ông rất tin tưởng vào tài năng của những người thợ may Pháp và thích mặc đồ theo tinh thần châu Âu.
John Adams rất giỏi tiếng Pháp, chỉ hứng thú với kiến thức và sách vở. Phong cách của ông thời bấy giờ vẫn mang “hơi thở” của trang phục Âu châu.
George Washington là vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ và trở thành “tấm gương sáng” về sự đầu tư trong phong cách thời trang. Ông đã dùng phần lớn tiền lương của công việc đầu tiên để mua quần áo mới. Bên cạnh đó, những thiết kế vị Tổng thống này mặc sau cuộc Cách mạng Mỹ đều được ông đặt may ở London.
Theo news.zing.vn
Phải công nhận, đồng phục của tiếp viên Bamboo Airways không chỉ lịch sự mà còn rất đẹp và trendy
Không chọn kiểu áo dài truyền thống, đồng phục của Bamboo Airways vẫn rất bắt mắt nhờ kiểu dáng cùng màu sắc trendy.
Được quan tâm không kém outfit biểu diễn của các ngôi sao giải trí, có lẽ là đồng phục của các tiếp viên hàng không. Tùy từng hãng, quy định về đồng phục là khác nhau, hãng đi theo truyền thống, hãng cách tân táo bạo. Còn với trường hợp của Bamboo Airways, đồng phục của họ lại đi theo concept: hiện đại, lịch sự và không hề phản cảm.
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy dàn tiếp viên của hãng này là thanh lịch. Tiếp viên nam mặc suit ghi xám, thắt cà vạt xanh. Còn tiếp viên nữ thì mặc áo khoác xanh, buộc khăn xanh kết hợp với chân váy ghi xám và đặc biệt là được đội mũ cùng tông cực xinh xắn. Được biết, đồng phục lần này của Bamboo Airways được đích thân NTK Công Trí kiến tạo nên.
Đúng như tên gọi, đồng phục của Bamboo Airways có tông màu chủ đạo là xanh. Bộ đồng phục được lấy cảm hứng từ những cây tre - hình ảnh đặc trưng của Việt Nam. Với các nữ tiếp viên, họ chủ yếu mặc áo khoác màu xanh pastel dịu dàng, kết hợp với chân váy màu ghi xám, tạo thành một tổng thể tương đối vừa mắt. Đó là còn chưa kể, trang phục có độ ôm vừa phải, không quá bó chẽn, đủ để tiếp viên hoạt động thoải mái mà vẫn không mất đi nét thanh lịch.
Ngoài áo khoác xanh pastel, một số tiếp viên còn mặc áo khoác màu kem trung tính. Bên cạnh đó, độ dài chân váy qua đầu gối cũng có thể xem là khá lý tưởng. Đủ thanh lịch và không kệch cỡm.
Áo sơmi trắng - quần màu ghi của tiếp viên nam cũng được xem là khá cơ bản. Kết hợp cùng màu cà vạt xanh cũng thành set đồ tương đối hài hòa.
Nhìn ở một khía cạnh khác, đồng phục của Bamboo Airways trông chẳng thua kém gì đồng phục của các hãng hàng không trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc... nữa.
Theo trí thức trẻ
Công nương Meghan đã có một năm thăng hoa với thời trang như thế nào? Công nương xứ Sussex đã có một năm thăng hoa với thời trang nhờ những lựa chọn thời thượng và hiệu ứng truyền thông. Công nương Meghan Markle đã có một năm 2018 đáng nhớ với nhiều dấu ấn thời trang. Từ thiết kế váy cưới hồi tháng 5/2018 của NTK Clare Waight Keller đến trang phục trong các sự kiện công chúng...