Nhìn lại những vụ tấn công công nghệ cao gây chấn động
Chiều 6-6-2019, Cơ quan điều tra Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh phá chuyên án lớn liên quan đến tội phạm công nghệ cao.
Đây không phải lần đầu tiên những vụ tấn công như vậy được phát hiện. Trong hơn 10 năm qua, thế giới đã ghi nhận vô số những vụ tấn công công nghệ cao như vậy.
Chiều 6-6, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao,, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh và Công an thành phố Hạ Long đã triệt phá một chuyên án lớn liên quan đến tội phạm công nghệ cao (Theo: VOV)
Theo thông tin ban đầu, nhóm đối tượng gồm 25 người, trong đó có 4 phụ nữ (1 người Việt Nam và 3 người Trung Quốc) thuê 6 phòng tại chung cư Green Bay Premium và 1 căn hộ liền kề thuộc khu vực chung cư Bim Group (phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) để thực hiện hành vi tội phạm liên quan đến công nghệ cao
Được biết, nhóm đối tượng này nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 28-5
Nhóm đối tượng tội phạm người Trung Quốc được các lực lượng chức năng lấy lời khai và di lý ra cửa khẩu Quốc tế Móng Cái để bàn giao cho lực lượng chức năng Trung Quốc
Tại khu vực tòa nhà 24 tầng Green Bay Premium được xác định là “sào huyệt” của các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ được nhiều máy tính, điện thoại, thẻ ngân hàng… Vụ việc đang được điều tra làm rõ
Trước đó, tại Việt Nam cũng từng có vụ tấn công công nghệ cao gây chấn động dư luận, xảy ra tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất hồi năm 2016 (Theo: VnExpress)
Vào khoảng 16h gnày 29-7-2016, tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, nhiều hành khách đang làm thủ tục hốt hoảng khi thấy các màn hình thông tin chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines bất ngờ thay đổi. Đến 17h45 cùng ngày, sự cố đã được khắc phục
Video đang HOT
Sau khi chiếm quyền điều khiển website của Vietnam Airlines, nhóm tin tặc đưa những nội dung thông tin xuyên tạc liên quan đến vấn đề biển Đông, xúc phạm Việt Nam, Philippines tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, đồng thời nêu rõ “Đây là lời cảnh cáo từ nhóm hacker Trung Quốc 1937CN”
Trên thế giới trước đây cũng từng ghi nhận nhiều vụ tấn công công nghệ cao như vậy. Vụ tấn công mạng đầu tiên trên thế giới, kéo dài suốt 3 tuần, bắt đầu tại Estonia từ ngày 27-4-2007
Vụ tấn công nhằm đánh sập các website của chính phủ Estonia bao gồm trang web Tổng thống, Quốc hội và Chính phủ nước này. Sự việc xảy ra ngay giữa thời điểm Estonia bất hòa với Nga về vấn đề di dời tượng đài tưởng niệm Chiến sĩ Hồng quân (thời kỳ Soviet) ra khỏi trung tâm thủ đô Tallinn
Vụ tấn công gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới Estonia, không chỉ bị đánh sập những trang thông tin chính thống của chính phủ, kết nối mạng của quốc gia Bắc Âu này với thế giới bên ngoài gần như còn bị cô lập trong suốt 21 ngày. Sau sự kiện trên, chính phủ Estonia đã dành riêng một khoản đầu tư phát triển Liên minh phòng thủ công nghệ cao
Vụ việc cũng dấy lên hồi chuông cảnh báo các tổ chức quân sự thế giới cần xem xét và coi trọng vấn đề an ninh mạng. Ngày 14-6-2007, đại diện các quốc gia thành viên NATO đã tổ chức một cuộc họp tại Brussels (Bỉ) để ban hành một thông cáo chung về việc cải thiện an ninh mạng, khối này đã thành lập Trung tâm an ninh mạng đặt tại thủ đô Tallinn, Estonia
Mùa thu năm 2008, sâu máy tính Agent.btz đã xâm nhập thành công vào mạng lưới tuyệt mật (SIPRNet) và Hệ thống tình báo toàn cầu (JWICS), được mệnh danh “bất khả xâm phạm” của chính phủ Mỹ, thông qua một chiếc USB
Lầu Năm Góc sau đó đã lên tiếng, cáo buộc đây là cuộc tấn công có chủ đích được tiến hành bởi gián điệp các nước khác nhằm đánh cắp thông tin tuyệt mật của Mỹ
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William Lyn cho hay, con virus đã xâm nhập vào hệ thống phân loại quân đội thông qua ổ cứng một chiếc máy tính xách tay được sử dụng trong căn cứ quân sự Mỹ tại khu vực Trung Đông
Thông qua đó, mã hóa độc của ổ cứng, do gián điệp nước ngoài thiết lập, đã tự đăng tải thông tin lên mạng lưới bảo mật do Bộ Tư lệnh Mỹ điều hành và đánh cắp những dữ liệu tuyệt mật
Điều này đã khiến chính phủ Mỹ vô cùng đau đầu, Lầu Năm Góc phải mất tới 14 tháng để có thể xóa bỏ hoàn toàn sâu máy tính Agent.btz này khỏi hệ thống của mình
Tháng 6-2009, Lực lượng đặc nhiệm công nghệ cao ( US Cyber Command) được thành lập, đặt trụ sở tại Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Fort Meade, đây là trung tâm hoạt động không gian mạng quản lý tất cả các chi nhánh mạng quân sự của Lầu Năm Góc
Tháng 8-2012, virus máy tính mang tên Shamoon được phát triển bởi 1 nhóm tin tặc đã đột nhập vào hệ thống máy tính công ty dầu khí Ả Rập Xê Út, Saudi Aramco, công ty năng lượng khổng lồ ở khu vực Trung Đông và phá hủy hơn 30.000 máy tính tại đây
Shamoon hoạt động như một chiếc cần gạt nước với khả năng tự mã hóa. Nó đột nhập vào hệ thống, thay thế các tệp tin quan trọng bằng hình ảnh lá quốc kỳ Mỹ bị đốt cháy, và chèn thêm dữ liệu rác gây nhiễu, loạn và vô hiệu hóa máy tính
Dù không lên tiếng cáo buộc nhưng chính phủ Mỹ dường như đã xác định được thủ phạm đứng đằng sau vụ tấn công này và trở nên cẩn trọng hơn trước đối thủ của mình
Stuxnet là một loại virus máy tính vô cùng tinh vi, được phát triển vào năm 2010 và trở thành vũ khí ảo đầu tiên trên thế giới.Stuxnet được thiết lập bởi chính phủ Mỹ và Israel nhằm phá hủy cơ sở hạt nhân Iran có tên Natanz
Nó kiểm soát các thiết bị như van, lò nung, cùng lúc phá hỏng các bộ lập trình logic (programmable logic controller: dùng để kiểm soát các hệ thống, máy móc và công cụ dùng trong công nghiệp) trước khi tự hủy. Cơ chế này khiến Iran không tài nào lần ra được dấu vết của Stuxnet
Mọi việc diễn ra vô cùng suôn sẻ cho tới khi Israel quyết định sửa đổi lại mã hóa của Stuxnet để con virus này trở nên “hung dữ” hơn. Chỉ 5 tháng sau đó, các nhà phân tích bắt đầu nhận ra một con virus lạ đang xâm nhập bên trong hệ thống và tiến hành đào sâu dòng mã hóa bí ẩn này
Năm 2017, cả thế giới chấn động bởi một cuộc tấn công mạng quy mô lớn với hơn 75.000 máy tính bị ảnh hưởng trên phạm vi 99 quốc gia, bởi một phầm mềm tống tiền mang tên WannaCry
WannaCry là loại mã độc khi thâm nhập vào thiết bị, máy tính của người dùng hoặc máy tính trong hệ thống doanh nghiệp sẽ tự động mã hóa hàng loạt các tập tin theo những định dạng mục tiêu như văn bản tài liệu, hình ảnh…
Người dùng cá nhân cũng như doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản tiền không hề nhỏ nếu muốn lấy lại các dữ liệu đó
Chỉ sau 1 ngày phán tán, phần mềm WannaCry đã lây nhiễm thành công hơn 200.000 máy tính sử dụng hệ điều hành Windows tại ít nhất 99 quốc gia, đánh cắp khoảng 30.000 USD
Theo ANTĐ
Nhật Bản siết công ty nước ngoài tham gia lĩnh vực công nghệ cao
Dựa vào lời khuyên từ chính phủ Mỹ, Nhật Bản vừa tuyên bố sẽ tăng cường kiểm tra các khoản đầu tư nước ngoài trong ngành công nghệ và viễn thông của đất nước.
Các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành công nghệ cao ở Nhật Bản sẽ trở nên khó khăn hơn
Reuters cho biết, một quy định mới có hiệu lực vào tháng 8 này sẽ hạn chế đầu tư nước ngoài vào 20 lĩnh vực của ngành công nghiệp thông tin và truyền thông Nhật Bản. Ngoài ra, quyền sở hữu nước ngoài của các công ty Nhật Bản trong các lĩnh vực này sẽ bị hạn chế.
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh cuộc đàm phán thương mại và các vấn đề khác giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe diễn ra.
Theo luật hiện hành, các nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch mua cổ phần 10% trở lên trong một công ty Nhật Bản trong các ngành công nghiệp quan trọng như máy bay, hạt nhân và vũ khí, được yêu cầu báo cáo với chính phủ Nhật Bản. Với sự thay đổi mới, các lĩnh vực CNTT, bán dẫn và viễn thông sẽ được thêm vào danh sách đó.
Bộ Tài chính, Thương mại và Truyền thông Nhật Bản cho biết quy định mới được đưa ra nhằm ngăn chặn các tình huống có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Nhật Bản cũng muốn ngăn chặn rò rỉ về công nghệ được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Mặc dù tuyên bố không đề cập đến bất kỳ quốc gia hoặc công ty cụ thể nào, nhưng với tình hình chính trị hiện nay, rất có khả năng các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, đang tìm cách đầu tư vào Nhật Bản sẽ phải chịu sự giám sát nhiều hơn trong tương lai.
Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Thương mại Mỹ bổ sung Huawei vào danh sách đen thương mại, buộc các công ty Mỹ như Google và Microsoft phải đình chỉ kinh doanh với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Nhà thiết kế chip ARM có trụ sở tại Anh, thuộc sở hữu của tập đoàn SoftBank (Nhật Bản), cũng tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với Huawei.
Theo Thanh Niên
Sếp Huawei khoe có số bằng sáng chế 5G nhiều hơn tất cả công ty Mỹ gộp lại Mới đây một vị sếp Huawei đã xác nhận rằng, công ty đang sở hữu trong tay lượng bằng sáng chế nhiều hơn tất cả công ty Mỹ gộp lại. Tại triển lãm dữ liệu quốc tế Trung được tổ chức tại Quý Dương, Trung Quốc mới đây, phó chủ tịch Huawei, ông Lu Yong đã có dịp chia sẻ nhiều điều về...