Nhìn lại năm 2021: Sự trỗi dậy của Bitcoin và tiền số
Nhìn lại năm 2021, nhiều người có lẽ sẽ ước: Giá mà đầu năm tôi đã không phớt lờ Bitcoin!
Tờ Bloomberg nhận định rằng, nếu hồi đầu năm hỏi 1 người rằng liệu họ có chỉ ra được điểm gì chung giữa một bộ ảnh chủ đề “Những chú khỉ nhàm chán” và Hiến Pháp Mỹ hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Tuy nhiên, thời điểm này câu trả lời lại khá rõ ràng: Tiền số.
Tiền số đã xuất hiện từ cách đây khá lâu, nhưng năm 2021 là năm thế giới tiền số trở nên rộng lớn hơn bao giờ hết, tạo nên dấu ấn sâu đậm nhất. Quá trình “meme hóa” và bình thường hóa văn hóa tiền số diễn ra với tốc độ khiến những người gièm pha cảm thấy khó hiểu. Trong khi đó, với những người luôn tin tưởng vào tiền số, họ cho rằng quá trình đó diễn ra còn quá chậm. Khi thu hút được một lượng lớn những người ủng hộ nổi tiếng khác, tiền số cũng thu hút sự chú ý của phố Wall, thậm chí trung tâm tài chính của Mỹ còn trở thành một lực lượng không thể bị phớt lờ. Cuối cùng, tiền số còn thu hút cả các nhà quản lý.
Những người trong cuộc đôi khi chia tiền số thành nhiều loại khác nhau. Có các loại coin (trong đó Bitcoin vẫn được biết đến nhiều nhất; Đồng tiền số này thậm chí còn trở thành phương tiện thanh toán hợp pháp ở El Salvador) và các token (bao gồm cả những đồng tiền không thể thay thế – hoặc NFT – đã thu hút sự chú ý của nhiều người nổi tiếng và nghệ sĩ khác nhau từ Martha Stewart đến Paris Hilton).
Sau đó, có công nghệ được gọi là blockchain, hoạt động như một sổ cái chống giả mạo để lưu trữ và truy xuất các tệp kỹ thuật số. Điều đó khiến các thợ đào sử dụng những “trang trại” máy tính khổng lồ giải quyết các thuật toán và tìm coin.
Giá Bitcoin biến động nhiều so với hồi đầu năm.
Tiền vệ bóng bầu dục nổi tiếng Tom Brady đã ám chỉ mình là một tín đồ Bitcoin bằng cách thay đổi hình đại diện Twitter của mình thành một bức ảnh có đôi mắt đỏ rực, một đặc điểm hình ảnh được chia sẻ bởi một người hâm mộ Bitcoin nổi tiếng khác là Thượng nghị sĩ Cynthia Loomis, một đảng viên Đảng Cộng hòa Wyoming. Vào tháng 6, Brady và vợ của mình, Gisele Bndchen, đã mua lại cổ phần của FTX, một công ty tiền số nổi tiếng do Sam Bankman-Fried thành lập.
Brady cũng đồng sáng lập một công ty có tên là Autograph, một nền tảng dành cho các bộ sưu tập thể thao kỹ thuật số. Chúng bao gồm NFT, là đại diện của các tài sản trên blockchain. Các sản phẩm cung cấp bao gồm các video hoạt hình về vận động viên thể dục dụng cụ Simone Biles nhảy qua không trung và các hình ảnh đại diện kỹ thuật số về chữ ký của Tiger Woods.
Sydney, ngày 17/5. Một cựu giao dịch viên ngân hàng đầu tư với tên trên TikTok là Pablo Heman đã thu hút được hơn 370.000 người theo dõi. Anh ấy thường đăng các video như cách biến 1.000 USD thành 1 triệu USD bằng giao dịch tiền số. (Ảnh: Bloomberg).
Có lẽ NFT nổi tiếng nhất là bộ “Những chú khỉ nhàm chán”. 107 NFT này đã được bán trực tuyến tại Nhà đấu giá Sotheby’s với giá 24,4 triệu USD. Bộ NFT này bao gồm loạt hình ảnh hoạt hình con khỉ. Tất cả đều là một phần của loạt phim “Câu lạc bộ du thuyền Boring Ape”. Đây là một phần của 10.000 phim hoạt hình về khỉ do công ty Yuga Labs của Mỹ sản xuất. Mỗi NFT khỉ trong bộ này ngày nay được bán với giá tối thiểu 200.000 USD.
Sở hữu một NFT của một trong những con khỉ này cho thấy rằng bạn thuộc về một nhóm người nổi tiếng độc nhất có các thành viên bao gồm cả Snoop Dogg và Jimmy Fallon.
Điều đáng nói là khỉ không phải là loài động vật duy nhất phổ biến trong giới tiền số. Vào năm 2021, chó cũng có mặt ở khắp mọi nơi. Token SHIB ra mắt vào tháng 8 năm ngoái như một trò đùa, một trò đùa về Dogecoin – bắt đầu như một trò nhại dựa trên một meme phổ biến có Shiba Inu.
Một SHIB duy nhất được giao dịch với giá khoảng 0,000037 USD, có nghĩa là bạn có thể mua một triệu trong số chúng với giá dưới 50 USD. Những “đồng xu chó” này đã thu hút sự chú ý đáng kể từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mặc cho tính biến động và xu hướng tăng giá dữ dội dựa trên những dòng tweet khó hiểu từ Elon Musk.
Video đang HOT
Đáng chú ý hơn, sự giao thoa giữa tài sản kỹ thuật số và thế giới thực không chỉ giới hạn ở động vật hoặc vận động viên. Ngay cả Hiến pháp Mỹ cũng không đứng ngoài sự sự gián đoạn kỹ thuật số. Trong suốt một tuần tháng 11, một nhóm các nhà đầu tư tiền số đã huy động 40 triệu USD để đấu giá chung một bản in Hiến pháp Mỹ tại Sotheby’s.
Tuy nhiên, nhóm nhà đầu tư tiền số đã thua cuộc đấu giá trước tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ – một người nổi tiếng hoài nghi về Bitcoin là Ken Griffin. Có lẽ bài học của năm 2021 là trong khi tiền điện tử đàm phán, fiat vẫn đi.
Barcelona, ngày 23/2. Bitcoin – tiền số lớn nhất thế giới đã tăng giá lên mức kỷ lục trước khi giảm gần đây.
New York, ngày 2/11. Vignesh Sundaresan, còn được gọi là MetaKovan, đã chi 69,3 triệu USD cho một NFT vào đầu năm nay
San Salvador, El Salvador, ngày 15/9. Quốc gia Mỹ Latinh đã trở thành nước đầu tiên chấp nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán hợp pháp. Những người biểu tình chống chính phủ lo ngại điều đó sẽ mang lại bất ổn và rủi ro.
Nadvoitsy, Nga, ngày 18/3. Việc đào Bitcoin tiêu thụ rất nhiều điện.
Safety Harbour, Florida, ngày 17/5. Năm nay chứng kiến sự trỗi dậy của các trader nghiệp dư ham tìm kiếm cảm giác mạnh, được truyền thông xã hội săn đón và kiếm lời.
Washington, D.C., ngày 22/7. Gary Gensler đã tuyên thệ nhậm chức chủ tịch của SEC vào ngày 17/4. Ông cho hé lộ rằng mối quan tâm sâu sắc của mình đối với tiền số không đồng nghĩa là sẽ đi kèm với những sự giám sát mạnh tay.
Miami, ngày 4/6. Được coi là sự kiện Bitcoin lớn nhất trên thế giới, hội nghị kéo dài hai ngày đã thu hút một đám đông hơn 12.000 người tham dự.
New Delhi, ngày 25/3. Một nhân viên y tế lấy mẫu máu để chứng minh xét nghiệm Covid-19 thông minh. Việc lưu trữ dữ liệu y tế trên mạng blockchain trong thời gian thực do chính phủ Ấn Độ thực hiện.
Istanbul, ngày 8/11. Bitcoin đã không chống chọi nổi với sự lo lắng về rủi ro đang quét qua các thị trường tài chính sau sự xuất hiện của biến thể omicron Covid-19.
Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là “tiền ảo” chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.
Coin và token khác nhau như thế nào?
Coin và token là hai khái niệm trong thế giới blockchain. Nhiều người dùng bị nhầm lẫn về hai loại tiền số này.
Người dùng thường sử dụng các khái niệm "coin" và "token" để chỉ chung các loại tiền mã hoá. Tuy nhiên, khái niệm và cơ chế hoạt động của coin và token khác nhau.
Coin hoạt động trên nền tảng độc lập
Theo Business Insider, tiền mã hoá được tạo ra để sử dụng như tiền mặt thông thường. Trong đó, coin giúp người dùng có thể thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời, chúng có thể được chia thành các phần lẻ như 0,000067 Bitcoin.
Nói một cách dễ hiểu, coin là một loại tài sản kỹ thuật số, hoạt động trên chuỗi khối riêng. Ví dụ: Bitcoin hoạt động trên chính chuỗi khối của nó, Ether chạy trên mạng lưới Ethereum.
Một số loại coin phổ biến là Bitcoin, Ether, Litecoin, Dogecoin, Monero... đều được phát triển trên một nền tảng blockchain độc lập. Bên cạnh đó, việc tạo ra coin mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu. Nhà phát triển có thể quản lý nguồn cung của coin, mức độ an toàn và cách chúng hoạt động.
Bitcoin, một loại tiền mã hoá hoạt động trên blockchain độc lập
Người dùng được phép chuyển coin trên cùng một mạng lưới. Tuy nhiên, người dùng không chuyển được coin từ mạng này sang mạng khác. Điều này có nghĩa họ không thể bán Bitcoin và mua Litecoin trên cùng mạng lưới blockchain của Bitcoin.
Từ đó, các sàn giao dịch (như Binance, Coinbase) là trung gian, giúp người dùng giao dịch trên từng mạng lưới riêng của các loại coin này. Với coin, người dùng có thể sử dụng với hai chức năng là trao đổi và trả phí giao dịch. Về mặt lưu trữ, người dùng cần sử dụng ví phù hợp với blockchain để trữ coin.
Token được phát triển trên nền tảng blockchain sẵn có
Theo Business Insider, token đại diện cho một loại tài sản kỹ thuật số. Token không có cơ sở hạ tầng độc lập, nó được phát triển trên các chuỗi khối hiện có. Một số token thường thấy là Tether (USDT), Uniswap (UNI), Chainlink (LINK), Polygon (MATIC).
Bên cạnh các sàn tập trung, nhà đầu tư còn có thể dùng token trên các ứng dụng phi tập trung (DApps). Người dùng có thể nắm giữ các token này để sử dụng các tiện ích của nền tảng, giao dịch, stake (khóa token trên nền tảng và nhận lãi) hay tham gia quản trị nền tảng... Ví dụ: người dùng nắm giữ token tiện ích NEAR để tham gia staking, trả phí giao dịch và lưu trữ dữ liệu trên Near Protocol.
Token được phân chia thành nhiều loại khác nhau gồm token bảo mật, token tiện ích, token giao dịch, token không thể thay thế (NFT), token quản trị. Trong đó, NFT thường đại diện cho một loại tài sản riêng biệt, không thể chia nhỏ. Các đội ngũ phát triển thường dùng loại token này để phát hành những tác phẩm nghệ thuật vì tính chất của nó.
Tether (USDT) chạy trên nhiều blockchain khác nhau gồm Bitcoin, Ethereum, Tron, EOS, Algorand và OMG.
Polygon là một trong các nền tảng tiền mã hóa chạy trên chuỗi khối Ethereum, cung cấp các giao dịch nhanh, có phí rẻ. Hơn thế nữa, từ năm 2021, số lượng lớn DApps được phát triển trên blockchain Ethereum, dùng mã hợp đồng thông minh. Các token này thường dùng đồng ETH để làm phí nội bộ mạng lưới.
Tether (USDT) là token được phát triển trên nhiều blockchain, nhằm tăng tốc giao dịch và giúp người dùng giảm chi phí. Do đó, token không phụ thuộc vào một chuỗi khối nhất định, có tính linh hoạt, giúp người dùng dễ giao dịch hơn.
Theo B usiness Insider, các DApps sử dụng token được cho là dễ phát triển hơn coin. Điều này đã dẫn đến đợt bùng nổ của các ứng dụng phi tập trung và token không thể thay thế (NFT).
DeFi được xem là các công cụ tài chính sử dụng tiền mã hoá. Người dùng có thể mua token và cho vay để thu lợi nhuận cao hơn việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Với việc lưu trữ token, người dùng có thể sử dụng chung với ví coin nhưng cần địa chỉ ví có nền tảng tương ứng.
Token lừa đảo
Các token rác được tạo ra trên nền tảng Binance Smart Chain và Ethereum, vốn chỉ cần khoảng vài giờ để hoàn thành. Bên cạnh đó, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra tiền mã hoá hoạt động trên các blockchain này.
Trên các sàn phi tập trung thường xuyên xuất hiện các token giả mạo. Kẻ lừa đảo có thể thao túng giá, rút thanh khoản của đồng tiền số này để thu lợi nhuận cá nhân, khiến nhà đầu tư mất trắng tài sản.
Dự án Teller Finance cảnh báo về token giả mạo hồi tháng 8/2020.
Theo BSC News, loại token giả mạo thường có tên, ảnh đại diện giống hệt các dự án chính thống, chỉ khác mã hợp đồng thông minh (smart contract). Trước khi giao dịch, người dùng cần kiểm chứng smart contract của dự án trên các trang thông tin lớn như CoinMarketCap, CoinGecko, GitHub... để tránh mua nhầm token giả mạo.
Đồng thời, nhà đầu tư cũng có thể kiểm tra mã hợp đồng thông minh trên dữ liệu blockchain của nền tảng tương ứng. Trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án tiền số nào, người dùng cần tìm hiểu kỹ trang chủ, lộ trình, đội ngũ phát triển nhằm tránh trở thành nạn nhân của trò lừa đảo.
Lý do lãnh đạo các nước Mỹ Latin ủng hộ Bitcoin Các chính trị gia Mỹ Latin nhận ra tiềm năng phát triển sự nghiệp cá nhân bằng cách ủng hộ tiền số. Vào ngày 5/5, Nayib Bukele, Tổng thống El Salvador công bố Bitcoin sẽ trở thành tiền tệ chính thức của nước này. Tuy nhiên, bài phát biểu này lại không được diễn ra tại thủ đô San Salvador mà ở hội...