Nhìn lại năm 2020 đầy cơ hội giữa những gián đoạn
Đại dịch COVID-19 vừa là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp đổi mới và tự tái tạo để không chỉ tồn tại mà còn phát triển hơn.
Năm 2020 đã chứng kiến mức độ gián đoạn chưa từng có trong cách chúng ta sống, làm việc và giao tiếp xã hội. Hơn thế, đại dịch COVID-19 sẽ còn để lại tác động trên doanh nghiệp toàn thế giới trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp đổi mới và tự tái tạo để không chỉ tồn tại mà còn phát triển hơn.
Kết quả nghiên cứu ‘Survival to Revival’ về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) ở châu Á – Thái Bình Dương cho thấy, tại Việt Nam, 72% doanh nghiệp SMB được khảo sát tin rằng, họ sẽ tồn tại và 65% tin rằng họ sẽ phát triển mạnh sau COVID-19.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp SMB tại Việt Nam cũng thể hiện sự tích cực trong dự báo tăng trưởng cho năm tới – với 41% kỳ vọng sẽ có tăng trưởng. Đây là mức tương đối cao so với mức trung bình của cuộc khảo sát chỉ là 16%. Hơn nữa, 47% tin rằng việc áp dụng kỹ thuật số là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh của họ.
Để chủ động ứng phó với đại dịch COVID-19, một loạt các giải pháp sáng tạo ra đời giúp người dùng thích nghi với môi trường làm việc và học tập tại nhà. Tập trung vào bốn lĩnh vực chính là kết nối, đơn giản hóa, năng suất và bảo mật, HP đã thiết kế các giải pháp vừa dễ dàng thiết lập, vừa cung cấp hiệu suất hàng đầu và các tính năng bảo mật cao cấp.
Chiến dịch HP In, Học & Chơi được khởi động với một loạt các hoạt động dành cho trẻ em từ 2 đến 12 tuổi sử dụng các mẫu in thủ công và nghệ thuật. Chiến dịch nhằm thu hẹp khoảng cách giữa việc học ở trường và ở nhà, giúp việc học của các bé trở nên thú vị và hiệu quả hơn.
Trong 2020, HP đã công bố kế hoạch mở 20 trung tâm công nghệ tại các cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức khắp Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Chương trình tổ chức đào tạo về công nghệ và khởi nghiệp cho học sinh từ 13 tuổi trở lên, đồng thời hướng tới mục tiêu nâng cao kĩ năng cho 10.000 thanh thiếu niên vào cuối năm.
Trong năm 2021, người dùng có thể mong đợi sự chuyển đổi và tích hợp kỹ thuật số vào cộng đồng ở mọi cấp độ một cách nhanh chóng hơn. Cộng đồng người dùng cũng sẽ thấy sự gia tăng của các mô hình làm việc linh hoạt, kết hợp giữa nơi làm việc ảo và thực tế trong khi vẫn đảm bảo an ninh hệ thống mọi lúc mọi nơi. Cuối cùng, việc thay đổi liên tục của trạng thái bình thường mới cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu của người dân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng kỹ thuật số và áp dụng các mô hình học tập cá nhân hóa, linh hoạt và lâu dài hơn.
Châu Á có lợi thế khi khai thác kỹ thuật số và tăng trưởng dữ liệu với 5G
Giám đốc điều hành của công ty phần mềm SAP có trụ sở tại Đức cho rằng, châu Á có lợi thế hơn trong việc tận dụng môi trường kinh doanh hiện tại và thúc đẩy giá trị của dữ liệu, khi tăng tốc triển khai 5G.
Châu Á được xem là khu vực đã đầu tư nhiều hơn và tích cực hơn trong việc triển khai các mạng thế hệ tiếp theo (5G). Nghĩa là khu vực này có lợi thế hơn trong việc tận dụng hoàn cảnh hiện tại do đại dịch toàn cầu mang lại, ông Irfan Khan - Chủ tịch nền tảng và công nghệ của SAP cho biết.
Châu Á được xem là khu vực đã đầu tư nhiều hơn và tích cực hơn trong việc triển khai các mạng thế hệ tiếp theo.
Theo Hiệp hội các nhà cung di động toàn cầu (GSMA), châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ trở thành khu vực có kết nối 5G lớn nhất thế giới vào năm 2025, đạt 675 triệu kết nối. Sự tăng trưởng của khu vực được dẫn dắt bởi một số thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. GSMA cũng dự báo rằng, các nhà khai thác di động ở khu vực này sẽ đầu tư 370 tỷ USD để xây dựng mạng 5G của họ trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2025.
GSMA cũng nhận định rằng, đến năm 2025 có 24 thị trường trên khắp châu Á - Thái Bình Dương sẽ ra mắt mạng 5G, bao gồm cả Trung Quốc, nơi có đến 28% kết nối di động sẽ chạy trên mạng 5G và chiếm 1/3 kết nối 5G trên toàn thế giới.
Ông Aneesha Shenoy - Phó Chủ tịch cấp cao khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của SAP chia sẻ thêm, ngoài 5G, các doanh nghiệp trong khu vực cũng đang chuyển hướng nhanh hơn đến dịch vụ dựa trên đám mây. Các doanh nghiệp bắt đầu nhận ra rằng họ cần thúc đẩy giá trị của dữ liệu, cho dù đó là để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch hoặc bảo trì tốt hơn như quản lý hàng tồn kho hoặc nguồn nhân lực.
Theo ông Irfan Khan, hầu hết các tổ chức đang tìm cách kiếm tiền từ dữ liệu và xác định những cách sử dụng dữ liệu ý nghĩa hơn để dự đoán doanh nghiệp của họ cần tiến lên như thế nào. Ông nói, những mục tiêu này đã được đẩy nhanh hơn nữa, đồng thời các công ty đang tìm cách trở thành người tích trữ dữ liệu và trích xuất phân tích thời gian thực từ dữ liệu của họ.
Ông Irfan Khan dự đoán rằng, trong 10 năm tới, chúng ta sẽ có quyền truy cập mọi lúc, mọi nơi vào tất cả dữ liệu mà một người sở hữu, bất kể dữ liệu đó nằm ở đâu.
Trong khi đó, ông Aneesha Shenoy thì cho rằng, ngày càng có nhiều nhu cầu áp dụng quá trình xử lý và tự động hóa bằng robot trên khắp Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, bao gồm cả trong ứng dụng liên quan đến tài chính hoặc hậu cần.
Một báo cáo của công ty nghiên cứu và phân tích thị trường Frost & Sullivan lưu ý rằng, robot đang được sử dụng ở Thái Lan để theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Và Hàn Quốc cũng đang sử dụng robot tự động để chống lại Covid-19, các ứng dụng này đều được kết nối và điều khiển thông qua mạng 5G.
Đây sẽ là chìa khóa để kích hoạt các ứng dụng mới yêu cầu kết nối và truy cập băng rộng tốc độ cao, độ trễ thấp mà trước đây không được hỗ trợ đầy đủ trên mạng 4G, chẳng hạn như các ứng dụng robot được phát triển với AI, khả năng lái xe tự động và cảm biến Internet vạn vật (IoT).
Người Việt dành 3,5 giờ/ngày để truy cập Internet Dịch Covid-19 đẩy nhanh quá trình chuyển sang kỹ thuật số của Đông Nam Á, nhất là thương mại điện tử. Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng mới cao nhất khu vực. Theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á (SEA) 2020 được Google, Temasek và Bain & Company công bố hôm 11/11, Việt Nam là nước có tỷ...