Nhìn lại giải VĐQG Anh từng bị hoãn 73 năm trước: Ngày xưa, bóng đá… đã thắng
Hoãn đi hoãn lại, thì rút cuộc có nên đá nữa hay không?
Cuối cùng, mùa bóng vẫn tồn tại, và Liverpool đoạt chức vô địch vào ngày 14/6. Không phải chuyện của mùa này, đấy là câu chuyện cách nay đã 73 năm, khi người ta phải tranh cãi quyết liệt về số phận của giải VĐQG Anh mùa bóng 1946/47.
Đấy là mùa bóng đầu tiên sau thế chiến 2, diễn ra trong hoàn cảnh khắp nơi đều đang cố gắng gượng dậy từ sự đổ nát. Thể thao sẽ giúp dân chúng xua tan những nỗi nhọc nhằn trong đời sống thường nhật. Nhưng mặt khác, thể thao… trong giờ làm việc lại đe dọa năng suất lao động chung trong toàn xã hội. Vậy nên, không được chơi bóng trong ngày làm việc.
Bây giờ, nhiều người lầm to khi bảo mùa bóng 1946/47 tại Anh từng suýt bị hủy bỏ vì thời tiết khắc nghiệt. Đấy chỉ là lý do gián tiếp. Kỳ thực, người ta làm hồi sinh cuộc tranh cãi nảy lửa trong mùa bóng 1946/47 tại Anh và so sánh với những phiên họp của giới điều hành bóng đá trong vụ Covid-19, là vì một chỗ tương đồng rất… đáng ghét: kinh tế.
Bàn về số phận thể thao của một giải bóng đá mà cứ phải dựa trên những cơ sở kinh tế, và có vẻ như khán giả không bao được xem trọng trong những cuộc họp như thế. Những bộ óc đặc sệt hơi tiền của 73 năm trước và ngay bây giờ hóa ra luôn có điểm chung: “kẹt” quá, thì cứ chơi bóng trong sân đóng cửa!
Chính phủ Anh triệu tập giới điều hành của các môn thể thao có đông khán giả, chứ không riêng gì bóng đá, để yêu cầu: làm ơn đừng thi đấu trong những ngày giữa tuần nữa (vâng, đấy mới là chỗ mấu chốt của sự kiện này). Đây là lúc toàn dân phải tăng năng suất lao động. Điều quan trọng là phải tập trung toàn bộ tinh thần vào các nhà máy, chứ không phải sân bãi thể thao!
Video đang HOT
Chính phủ Anh muốn giới điều hành các môn thể thao tự thay đổi cho phù hợp. Nhưng ý tưởng này vấp phải không ít sự phản đối. Giới chức điều hành rugby khẳng định tỷ lệ người dân đến xem các trận đấu trong những ngày giữa tuần là không đáng kể. Không ít đám đông khi ấy đã biểu tình chống đối bên ngoài văn phòng chính phủ. Chủ tịch Will Cearns của đội West Ham bình luận: “Đây là ý tưởng kỳ lạ. Tôi nghĩ nó sẽ không thể trở thành hiện thực, trước sự phản đối của công chúng”. Cuối cùng, chính quyền vẫn không nhượng bộ, và các sự kiện thể thao phải tự điều chỉnh.
Thành phần đội Liverpool vô địch Anh mùa 1946/47
Bóng đá Anh gặp rắc rối ở chỗ, mùa Đông lạnh giá trong năm ấy đã làm quá nhiều trận đấu bị hoãn rồi. Ngay trước cuộc họp vào tháng 3/1947 vừa nêu, người ta đã phải hoãn 17/44 trận đấu ở 4 đẳng cấp chuyên nghiệp. Đấy là tuần lễ thứ 7 liên tiếp luôn có trận đấu bị hoãn trên sân cỏ Anh. Khi mà Blackpool đã đá 34 trận ở giải VĐQG, thì đội Sheffield United ở cùng đẳng cấp chỉ mới đá 26 trận. Ai cũng biết: các vòng đấu ở giải VĐQG diễn ra vào cuối tuần, và khi cần đá bù thì trận đấu sẽ được tổ chức vào giữa tuần. Bây giờ, chính phủ lại bảo ngày giữa tuần là “để làm việc”.
Nên đá tiếp (nhưng không được dùng những ngày giữa tuần), chấm dứt sớm, hay hủy luôn mùa bóng? Cuối cùng, giới bóng đá Anh quyết định: phải hoàn tất mùa bóng, đến đâu thì đến. Và đấy là một trong những mùa bóng đáng nhớ nhất lịch sử trên quê hương bóng đá, không chỉ vì nó phải kéo dài đến giữa tháng 6.
Trước trận cuối cùng của họ, cả Wolverhampton, Liverpool lẫn Stoke đều có hy vọng vô địch. Với Wolverhampton, chỉ cần thắng Liverpool là đủ. Nhưng Liverpool thắng 2-1 trên sân Stoke để chiếm ngôi đầu bảng đồng thời… hoàn tất mùa bóng. Stoke trở thành ứng cử viên số 1 bởi họ có chỉ số phụ (thương số bàn thắng/bàn bại) tốt hơn Liverpool, và còn đến 2 tuần để chuẩn bị cho trận gặp Sheffield United.
Lạ thay, các cầu thủ và quan chức Stoke kéo nhau đi dự một lễ hội truyền thống, chỉ 2 ngày trước trận đấu mà đến bây giờ người ta vẫn xem là quan trọng nhất trong lịch sử CLB! Đã vậy, Stoke lại còn bỏ đi cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử của họ: huyền thoại Stanley Matthews. Ông đã đồng ý chuyển sang Blackpool trong mùa kế tiếp, và Stoke gạt luôn huyền thoại ra khỏi danh sách. Cuối cùng, Sheffield bất ngờ thắng Stoke, và… Liverpool ăn mừng sau 14 ngày hồi hộp chờ xem trận đấu!
GĐĐH SOUTHAMPTON, MARTIN SEMMENS: “ Premier League sẽ là món ăn tinh thần quý ở mùa dịch”
Việc Premier League tiếp tục hoãn tới ngày 30/4 vì đại dịch Covid-19 vẫn là đề tài chiếm sóng truyền thông Anh quốc những ngày qua. Tuy nhiên, bên cạnh luồng ý kiến lo lắng, cũng có những tiếng nói lạc quan về giải đấu. Phát biểu với BBC hôm qua, GĐĐH của Southampton, ông Martin Semmens (ảnh) cho rằng việc giải Ngoại hạng được thi đấu trở lại sẽ rất ý nghĩa với người Anh. “Đại dịch có thể còn kéo dài và trong thời điểm dịch bệnh, mọi người chủ yếu ở nhà bên chiếc TV. Khi ấy, Premier League sẽ là món ăn tinh thần quý giá cho tất cả”, Semmens nhận định.
Hủy mùa bóng sau 3 vòng
Mùa bóng 1939/40 tại Anh khai diễn vào ngày 26/8, ở mọi đẳng cấp. Ngày 1/9, Đức tấn công Ba Lan, và Đệ nhị thế chiến bắt đầu. Vòng 3 ở cả 4 giải chuyện nghiệp tại Anh vẫn diễn ra trong ngày 2/9. Nhưng sau khi Anh tuyên chiến với Đức ngày 3/9 thì lệnh cấm đám đông tụ tập được ban hành và mùa bóng 1939/40 tại Anh bị hủy bỏ. Blackpool, mà huyền thoại Stanley Matthews khoác áo sau chiến tranh, là đội dẫn đầu ở thời điểm giải ấy, bị hủy.
33. Kỷ lục về một trận đấu bị hoãn là 33 lần, thuộc về trận đấu giữa Airdrie và Stranrarer ở Cúp Scotland năm 1963 (cuối cùng Airdrie thắng
3-0). Mùa Đông năm ấy, thời tiết lạnh giá khiến hàng trăm trận đấu ở Anh và Scotland bị hoãn liên tục.
Zidane tìm được người chia lửa với Benzema
Không phải Harry Kane hay Erling Haaland, tiền đạo Raul Jimenez của Wolverhampton mới là gương mặt được HLV Zinedine Zidane chọn để tăng cường sức mạnh cho hàng công Real.
Trang Don Balon cho biết "Zizou" yêu cầu ban lãnh đạo đưa Raul Jimenez về sân Santiago Bernabeu trong hè 2020, sau khi nhận thấy tiền đạo người Mexico rất phù hợp với lối chơi của Real. Cây săn bàn 28 tuổi được cho là sẽ trở thành người chia lửa với Karim Benzema trên hàng công "Los Blancos".
Nếu Jimenez gia nhập Real, Mariano Diaz và Luka Jovic, chân sút mới cập bến thành Madrid vào hè 2019, nhiều khả năng phải rời đi. Truyền thông Tây Ban Nha tiết lộ Mariano, tác giả bàn ấn định chiến thắng 2-0 cho Real trước Barca gần đây, và Jovic không còn nằm trong kế hoạch của "Zizou".
Raul Jimenez đã ghi 13 bàn tại Ngoại hạng Anh mùa này. Ảnh: Getty Images.
Từ khi Cristiano Ronaldo ra đi, Real vẫn chưa tìm được người thay thế xứng tầm. Họ chỉ biết phụ thuộc vào mỗi Benzema, tiền đạo không hề mạnh trong việc duy trì sự ổn định. Trong hè 2019, "Los Blancos" từng chi 60 triệu euro để mua Jovic, nhưng mũi nhọn người Serbia chưa cho thấy được giá trị xứng đáng.
Jimenez đang có mùa giải bùng nổ tại Anh. Chân sút này đã mang về 22 bàn thắng trên mọi mặt trận cho "Bầy sói". AS tin rằng mũi nhọn người Mexico sẽ không do dự nếu được Real liên hệ. Jimenez từng chơi bóng tại Tây Ban Nha trong màu áo Atletico. Tuy vậy, đó không phải thời gian hạnh phúc khi anh chỉ ghi được 1 bàn sau 27 trận.
Để có chữ ký Jimenez, Real được cho là sẽ chi khoảng 60 triệu euro. Trên Transfermarkt, giá của tiền đạo 28 tuổi là 50 triệu euro. Trong trường hợp đầu quân cho "Los Blancos", Jimenez sẽ tiếp bước những người đàn anh Mexico như Hugo Sanchez và Chicharito.
Lộ diện đội bóng chơi 'bẩn' nhất Châu Âu Một câu lạc bộ ở Tây Ban Nha đang sở hữu thành tích ăn thẻ khủng khiếp trong 5 giải VĐQG hàng đầu Châu Âu. Thật khó để khẳng định chính xác thời điểm trở lại của các sân chơi bóng đá hàng đầu lục địa già, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khắp nơi. Đối với La Liga của Tây...