Nhìn lại chặng đường 171 năm của cuộc đấu tranh nữ quyền trên thế giới
171 năm phong trào đấu tranh nữ quyền được khởi xướng. Tại mỗi thời kỳ, phụ nữ lại đấu tranh cho những mục đích khác nhau.
Từ chỗ đấu tranh cho quyền được đi học và bầu cử cho đến bây giờ là đấu tranh chống bạo hành và xâm hại tình dục.Mới đây ở New York, Mỹ đã diễn ra cuộc diễu hành “thả rông” ngực với mục đích tuyên bố: “Ngực phụ nữ không phải thứ khiêu dâm”.
Lịch sử được viết từ một buổi tiệc trà
Một buổi chiều bình thường tại thị trấn nhỏ Seneca Falls ( thành phố New York), một buổi tiệc trà giữa những người phụ nữ. Họ chuyền tay nhau lọ đường và bàn luận về một xã hội đang trở nên ngày càng bất công với những bà nội trợ. Cuộc đấu tranh nữ quyền bắt đầu manh nha từ đây: Buổi tiệc trà của Jane Hunt năm 1848.
Sau đó, vào ngày 9-7-1848, bữa tối giữa 6 người phụ nữ, trong đó có 5 người là Ki-tô giáo, đã chính thức đánh dấu mốc cho sự bắt đầu của cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ trên toàn thế giới. Bữa tối có sự tham gia của: Jane Hunt, Elizabeth Cady Stanton, Lucretia Mott, chị gái của Lucretia, Martha Wright và Mary Ann McClintock.
Elizabeth Cady Staton được coi như là biểu tượng của cuộc đấu tranh cho nữ quyền nổ ra tại Mỹ. Bà đã cùng cộng sự của mình là Lucretia Mott tổ chức cuộc họp về nữ quyền đầu tiên trên thế giới, với sự góp mặt của hơn 300 người. Sau nhiều giờ thuyết phục, bà Stanton đã có được chữ ký của 68 người phụ nữ và 32 người đàn ông trong “Tuyên bố ủng hộ nữ quyền”. Mục đích đấu tranh ban đầu của những người phụ nữ này là được đi học và được bầu cử.
Chân dung Elizabeth Cady Stanton (ở giữa, đang bế đứa nhỏ) và Susan B. Anthony (bên phải)
Vậy nhưng làn sóng đấu tranh không được lan rộng, Stanton bất đồng quan điểm với Mott. Hơn nữa, vì phải chăm sóc ba đứa trẻ cùng với người chồng đang bị đau ốm, Stanton không thể tiếp tục với lãnh đạo cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, người kế thừa của bà đó chính là Susan B. Anthony.
Susan B.Anthony là người đã sớm nhận ra rằng phụ nữ không thể trở thành công dân một cách đầy đủ nếu như không có quyền chính trị. Bà đã gặp Elizabeth Cady Stanton, một người cộng sự luôn sát cánh cùng bà và ủng hộ quyền bình đẳng cho nữ giới. Để đến năm 1869 thì họ giành được quyền bầu cử đầu tiên dành cho phụ nữ tại Hoa Kỳ, mở ra một bước ngoặt mới cho phái nữ.
Cuộc chiến mới: Chống quấy rối và bạo hành tình dục phụ nữ
Video đang HOT
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20, những tổ chức nữ quyền bắt đầu chuyển hướng sang đấu tranh chống lại nạn quấy rối và bạo hành tình dục phụ nữ. Nhưng phải cho đến năm 2017, mọi thứ mới được đẩy lên cao trào thông qua phong trào #MeToo. Sự việc bắt nguồn từ một twitter của diễn viên nổi tiếng tại Hollywood, Alyssa Milano, có sử dụng hastag #MeToo của nhà hoạt động xã hội Tarana Burke. Milano đã viết rằng: Nếu tất cả những người phụ nữ đã bị quấy rối tình dục hoặc tấn công đều viết “Tôi cũng vậy”.
Ngay lập tức, cụm từ “Tôi cũng vậy” (#MeToo) được lan rộng trên khắp thế giới. Ban đầu là trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trên Twitter, hastag #MeToo được sử dụng hơn 200.000 lần mỗi ngày, cho tới cuối năm 2017, hastag này được sử dụng hơn 500.000 lần/ngày. Còn trên facebook hastag #MeToo được sử dụng bởi hơn 4,7 triệu người trong 12 triệu bài đăng, tính trong 24 giờ đầu tiên.
Diễu hành ủng hộ phong trào #MeToo
Nhiều cuộc diễu hành đã diễn ra để ủng hộ phong trào #MeToo. Cùng với đó là việc hàng loạt người nổi tiếng trong ngành giải trí từ khắp nơi trên thế giới lên tiếng ủng hộ #MeToo. Tại Hàn Quốc, loạt thần tượng đã lên tiếng ủng hộ gồm: Ca sĩ Amber, ca sĩ Uee (nhóm nhạc After School), diễn viên Shin So Yul (diễn trong phim Reply 1997),…
Vậy nhưng, chiến dịch #MeToo đã dần bị thoái trào bởi đường hướng đấu tranh thiếu kiên định, không có những mục tiêu cụ thể về mặt chính trị, gặp yếu tố nhiễu trong truyền thông… Những cuộc diễu hành ngày một đi vào quên lãng.
Cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục…
Những phong trào mới phát triển từ cuộc đấu tranh nữ quyền vẫn tiếp tục diễn ra. Trong đó, nổi tiếng là cuộc diễu hành đòi quyền được “thả rông” thường niên tại New York, Mỹ. Cuộc diễu hành năm nay có sự tham gia của cả nam giới cởi trần hoặc mặc áo ngực để thể hiện sự ủng hộ đối với phụ nữ. Luật pháp ở New York không cấm phụ nữ để ngực trần, nhưng hành động cởi trần ở nơi công cộng sẽ bị cảnh sát ngăn chặn. Do đó, cuộc tuần hành này đã bị gián đoạn bởi sự can thiệp của cảnh sát.
Cuộc diễu hành phụ nữ “thả rông” ngực tại New York, Mỹ
Mục đích của cuộc tuần hành này là hướng tới việc “khẳng định rằng ngực và cơ thể phụ nữ không phải là thứ khiêu dâm”. Có thể đây là một mục đích tốt đẹp, tuy nhiên, với cách đấu tranh này, mọi thứ sẽ đi ngược lại mong muốn của các nhà hoạt động xã hội. Phong trào hiện tại chỉ thu hút giới truyền thông với một con mắt lạ lẫm mặc dù đã diễn ra trong nhiều năm.
Câu hỏi được đặt ra rằng liệu phong trào này có trở thành #MeToo thứ hai hay không? Nếu không may phong trào này có thể sớm lâm vào giai đoạn thoái trào. Những nhà hoạt động xã hội của chiến dịch này cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc từ những phong trào trong lịch sử.
Theo anninhthudo
Bí ẩn vụ án xác bé gái trong thùng nước đá: Danh tính sáng tỏ
Cái chết của cô bé xấu số trở thành nỗi ám ảnh đối với các điều tra viên, họ không ngừng tìm kiếm thông tin nhưng vụ án vẫn rơi vào bế tắc cho đến 22 năm sau.
Khi đang thi công con đường cao tốc, một số công nhân bàng hoàng phát hiện thi thể một bé gái khỏa thân đang ở tình trạng phân hủy trong thùng đựng nước đá, mở đầu vụ án kéo dài suốt 22 năm ròng rã. Nạn nhân sau đó được xác định là một bé gái 4 tuổi và thủ phạm là kẻ không ai ngờ.
Nỗi ám ảnh suốt 2 thập kỷ
Thi thể bé gái đang phân hủy gây khó khăn cho việc xác định danh tính buộc cảnh sát vùng The Bronx, thành phố New York phải cung cấp hình ảnh chi tiết của bản phác thảo khuôn măt nạn nhân và dán khắp nơi với hi vọng ai đó có thể mang đến thông tin nhằm giúp tìm ra tên hung thủ.
Hình ảnh phác thảo khuôn mặt của bé gái và thông tin về vụ án được rải khắp New York.
Tuy nhiên, vụ án vẫn rơi vào bế tắc trong suốt nhiều năm trời, không có bất cứ manh mối nào, không có dấu hiệu nào đưa các nhân viên điều tra có trách nhiệm tìm ra câu trả lời cuối cùng. Năm 2006, thi thể của cô bé được khai quật lần đầu tiên để thử nghiệm ADN và sau đó thêm một lần nữa vào năm 2011. Các điều tra viên đều không hiểu lý do tại sao nhiều năm trôi qua nhưng người thân của cô bé chẳng những không đi tìm con cháu mình mà cũng chẳng thông báo về sự mất tích.
Trường hợp của cô bé xấu số này trở thành nỗi ám ảnh đối với các điều tra viên. Nhiều năm sau đó, họ không ngừng tìm kiếm thông tin để phá vụ án này nhưng sau nhiều năm điều tra không mang lại kết quả, cảnh sát quyết định cất hồ sơ của Baby Hope để dành thời gian điều tra các vụ án khác.
Cho đến ngày 23/7/2013, nhân dịp tưởng nhớ 22 năm ngày phát hiện thi thể của nạn nhân, cảnh sát quyết định thực hiện một kế hoạch phá án đặc biệt. Theo đó, cảnh sát vận động hàng xóm quanh khu vực phát hiện thùng nước đá chứa thi thể nạn nhân đi phát tờ rơi có kèm hình ảnh phác thảo rải khắp New York với nỗ lực tìm kiếm xem có ai biết gì về cô bé, tên, gia đình...
Để người dân có động lực báo tin về vụ án, cảnh sát còn công bố một giải thưởng trị giá 12.000USD cho những ai cung cấp thông tin liên quan đến nạn nhân và vụ án này.
Sự thật sáng tỏ
Chỉ sau thời gian ngắn thực hiện, một nhân viên trong một tiệm giặt ủi gần đó cho biết, cô từng nghe một người phụ nữ đề cập đến một người em gái bị mất tích cách đây 20 năm. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, do thông tin về vụ án quá ít nên nhân viên này không báo tin cho cảnh sát.
Bà Margarita Castillo, mẹ của nạn nhân.
Qua phân tích các thông tin trên, cảnh sát nhận thấy có nhiều điểm tương đồng trong vụ án Hope Baby. Theo cảnh sát, đây rất có thể là manh mối quan trọng nhằm phá vụ án bí ẩn suốt 2 thập kỷ qua. Khi cảnh sát tìm đến nhà, người phụ nữ này cho biết, khi cô 8 tuổi, người em gái lên 4 của mình bị mất tích bí ẩn, đến nay vẫn bặt vô âm tín. Thông qua người chị ruột của nạn nhân, cảnh sát đã tìm đến gia đình Castillo.
Tại gia đình Castillo, cảnh sát tiến hành lấy được mẫu ADN của mẹ người chị gái này. Trong thời gian từ ngày 23/7/2013 đến 11/10/2013, cảnh sát xác định mẫu ADN trên trùng khớp với mẫu ADN của Hope Baby. Qua làm việc với gia đình, cảnh sát nhanh chóng xác định Hope Baby có tên là Anjelica Castillo, sinh tại bệnh viện Elmhurst vào tháng 4/1987.
Làm việc với cảnh sát, bà Margarita Castillo (mẹ ruột Anjelica Castillo) cho biết, bà có 10 người con với 3 người đàn ông, có cuộc sống gia đình khó khăn. Vào thời điểm bị sát hại, Anjelica Castillo mới chỉ 4 tuổi. Em sinh ra trong một gia đình bất hạnh, ngay khi còn nhỏ, bố mẹ em đã ly hôn, họ đùn đẩy nhau trách nhiệm nuôi con.
Khi được hỏi về lý do không báo cảnh sát về việc Anjelica Castillo mất tích, bà Margarita Castillo chỉ biết khóc. Chỉ đến khi bình tĩnh, bà Anjelica Castillo cho hay, bà vốn là người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico sang Mỹ.
Vì vậy, nếu bà Margarita Castillo đi báo cảnh sát, bà lo sợ bị phát hiện. Trường hợp xấu nhất xảy ra là cảnh sát sẽ giam giữ hoặc tống cả gia đình bà về Mexico. Ngoài ra, bà cũng luôn phải sống trong nỗi sợ hãi đối với cha của Castillo. Họ đã có với nhau 3 người con gái. Khi sống ly thân, bà nhận quyền nuôi hai con gái thứ là Castillo và con út; còn con gái cả theo bố. Bà Margarita Castillo sợ khi biết chuyện cha của Anjelica Castillo sẽ tìm đến bà "tính sổ".
Chính điều này đã vô tình giúp cho kẻ sát nhân không bị trừng phạt suốt 22 năm.
Theo Danviet
Tỉ phú Mỹ tự sát trong buồng giam Tỉ phú Mỹ Jeffrey Epstein bị cho là đã tự sát trong nhà tù ở New York trong quá trình chờ xét xử liên quan đến cáo buộc lạm dụng và buôn bán tình dục trẻ vị thành niên. Tỉ phú Jeffrey Epstein bị cho là đã tự sát trong trại giam.Reuters Tờ The New York Times hôm nay 10.8 dẫn lời các...