Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ
Kem nom như dải lụa tầng tầng lớp lớp, trông vừa lạ vừa đẹp mắt.
Ở phố Hàng Lược có một quán kem mới mở chừng hơn tháng nay. Tiệm không lớn nhưng trông rất ấn tượng. Hầu như trẻ nhỏ nào đi ngang qua cũng đòi bằng được phụ huynh phải cho vào thử thưởng thức.
Mới thoạt nhìn, nhiều người chưa phán đoán được quán phục vụ món gì. Chỉ biết tên quán có vẻ “made in Japan” – Hokkaido Snowie, không gian thiết kế đẹp, cửa kính, đèn điện sáng trưng, nhân viên mặc váy đồng phục như trong truyện tranh Nhật Bản… Mạnh dạn hỏi bạn sẽ biết nơi đây là một thương hiệu kem Nhật mới lạ, lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
Quả thật, kem tại đây khác biệt hoàn toàn so với các tiệm ở Hà Nội. Kem có nhiều hương vị với các màu sắc khác nhau, được để thành tảng to tròn trong tủ đá. Mỗi khi khách gọi, nhân viên sẽ lấy ra đặt vào một chiếc máy xinh xắn để bào thành những dải kem xếp thành tầng tầng lớp lớp uốn lượn đẹp mắt. Có người nhìn bảo: “Trông cứ như lụa hay giấy gấp nếp vậy”. Quả nhiên, đây không phải loại kem mềm mịn phổ biến mà mọi người hay ăn. Nhân viên quán cho biết, đó là dạng kem tuyết, khi ăn có cảm giác mát lạnh hơn và không quá ngọt. Kem tuyết cũng lâu tan chảy, có lẽ nhờ thế mới tạo hình thành dải như vậy.
Kem được đóng sẵn thành tảng to tròn, khi có khách gọi, nhân viên sẽ cho vào máy bào ra…
… những dải kem uốn lượn, đẹp mắt.
Kem Nhật cũng phủ thêm topping lên trên. Topping khá lạ, ngoài sirô, nước sốt hay các loại hoa quả xắt nhỏ thì còn có khoai lang, đậu xanh, đậu đỏ… và đặc biệt là những viên trân châu nổ. Chúng không chỉ óng ả hệt như trân châu thật mà khi nhai nổ tanh tách trong miệng, vỡ ra vị dâu, xoài, táo… rất thú vị.
Một bát kem sau khi nhân viên hoàn thành thường rất “hoành tráng”, bắt mắt, đủ màu xanh đỏ sặc sỡ. Dù không phải trẻ nhỏ hay người ghiền kem thì lần đầu tiên “mục sở thị”, hầu như ai cũng mê ngay.
Video đang HOT
Kem Nhật cũng được phủ topping…
Các loại topping ở đây khá lạ.
Đặc biệt nhất là trân châu nổ.
Những viên trân châu trông đẹp mắt, khi nhai nổ tanh tách trong miệng vỡ ra vị dâu, xoài, táo…
Thực đơn kem tại đây phong phú, bạn có thể gọi trong menu kem có sẵn hoặc tự chọn theo sở thích. Tuy nhiên, xin nhắc nhở là kem Nhật không hề rẻ. Một suất kem theo menu có giá trung bình khoảng 60.000 đồng. Nếu bạn tự chọn mà “quá tay” có thể lên đến gần trăm bạc. Tuy nhiên, suất kem rất “vĩ đại”, đựng trong chiếc bát to mà 2 lòng bàn tay người bưng không xuể, bảo đảm nếu để tráng miệng sau bữa ăn thì “lặc lè”. Còn muốn thưởng thức hương hoa, có lẽ một đôi bạn chỉ cần gọi chung một bát cho kinh tế.
Bát kem rất vĩ đại.
Các món kem khác của tiệm.
Ngoài ra, quán nhỏ nhưng sinh động, trẻ trung, có không gian ngồi bệt trên tầng 2, sẽ rất hợp gu với các bạn trẻ “xính hàng ngoại” và thích khám phá những điều mới lạ.
Địa chỉ: 35 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo Tapchiamthuc
Mát lành bánh đúc nộm Hà thành
Bánh đúc lạc ăn với tương bần không xa lạ, nhưng món bánh đúc nộm mà người bạn ở phố cổ nhất quyết giữ tôi ngồi lại đến 4 giờ chiều để ăn thử thì ngon lạ...
"Cứ ngồi đây. 4 giờ chiều là họ gánh qua. Chỉ sợ lần sau cứ đến đây để hỏi bánh đúc nộm", anh bạn tôi trêu. Tôi nóng lòng ăn thử nên cứ nhấp nha nhấp nhổm không yên.
Gánh hàng rong vừa đặt chân tới cửa, chúng tôi đã chạy xúm xít lại. Người phụ nữ bán hàng tên Huệ. Theo lời chị, hóa ra bánh đúc nộm là món ăn cổ truyền của bà con gần danh thắng chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Bánh đúc làm nộm màu trắng như sữa và không cho thêm lạc (đậu phộng), vừng (mè) được người bán cắt thành từng sợi nhỏ
Chị Huệ chuyên nghề bán bánh đúc nộm ở phố cổ Hà Nội 6 năm nay. Một đôi quang gánh, đều đặn hàng Than, hàng Cót, hàng Gà, hàng Bồ... 7 giờ tối là hết sạch hàng, người ăn có thòm thèm muốn ăn bát nữa cũng đành chịu.
Một chiếc rổ tre xếp những phiến bánh đúc được đổ mỏng chừng nửa đốt ngón tay. Bánh đúc làm nộm màu trắng, không cho lạc, vừng như loại để ăn với tương.
Ăn món này, hấp dẫn nhất là loại nước cốt tự nấu, đựng trong thùng nhựa loại chuyên để nước đá. Lạc, vừng nghiền mịn, hòa với nước, nấu sôi lên, để nguội cho đến khi được thứ nước cốt màu trắng sữa, sóng sánh, thơm ngậy.
Thành phần không thể thiếu khác của món ăn là giá đỗ được trụng qua nước sôi rồi để ráo. Khi nước cốt vừa nguội, giá đỗ sẽ được bỏ thêm vào.
Bánh đúc nộm chan với nước cốt lạc, giá đỗ trụng và ớt tươi, không thể thiếu lá kinh giới, rau chuối thái mỏng
Để món ăn được mát lạnh, ở giữa thùng nước đá, người bán hàng luôn để một bọc đá viên rồi mới đổ nước cốt và giá đỗ lên. "Bí kíp" này không phải người bán nào cũng biết.
Bánh đúc được cắt từng sợi dài vừa ăn. Rưới đẫm lên trên nước cốt và giá đỗ trắng sữa vị mằn mặn, bùi bùi vừa ăn. Phía bên trên cùng, rắc thêm vài lá kinh giới, tía tô, rau chuối thái mỏng, vài lát ớt đỏ để vừa đủ cay tê tê là xong xuôi. Đơn giản đến không ngờ.
Tuy nhiên, cô bán hàng khuyến cáo: "Các cô đừng ham bánh đúc trắng tinh, rồi cứng đờ. Bánh phải có màu hơi đục của gạo, ăn phải mềm mềm, deo dẻo, mới đích thị làm nguyên chất, không có hàn the".
Chiều Hà Nội đầu thu, ngồi giữa vỉa hè ăn món bánh đúc nộm là một thứ cảm giác bình yên, như cơn gió thổi qua cuốn trôi đi mọi ưu phiền, chỉ để lại những dư vị mát lành trong tâm tưởng. Quà quê muôn đời vẫn ngon là vì thế...
Theo Thanhnien
Quán hải sản ngon rẻ hiếm thấy khu phố cổ Có lẽ do mới mở nên chủ quán không ngại "phá giá thị trường" để thu hút khách. Nằm ở tụ điểm hải sản ở đầu phố Hàng Lược, quán này khai trương nhưng đã khá đắt hàng. Ban đầu chỉ là người quen ủng hộ, sau một số khách vô tình thử thì "kết" luôn. Bởi "giữa khu phố cổ quen chặt...