Nhìn chân, biết được nguy cơ cao huyết áp
Các nhà khoa học Mỹ đã có phát hiện thú vị và khá ngược đời về mối liên hệ giữa những cặp chân “cột đình” và nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp.
Nhóm nghiên cứu từ Trường Y New Jersey (Mỹ) đã phân tích 6.000 tình nguyện viên trưởng thành với độ tuổi trung bình là 37, với gần một nửa là nữ giới. 24% các tình nguyện viên này đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, theo tiêu chuẩn là trên 130/80 mmHg.
Những người tham gia được phân thành 2 nhóm là có mỡ chân cao (34% trở lên với nam và 39% trở lên với nữ) và mỡ chân thấp.
Mỡ bụng làm tăng nguy cơ cao huyết áp nhưng mỡ ở chân thì ngược lại, theo nghiên cứu mới – ảnh: MEDICAL NEWS TODAY
Theo bài báo cáo mới đây tại phiên họp khoa học trực tuyến của Hiệp hội tim mạch Mỹ, các tác giả cho biết kết quả của họ hoàn toàn ngược với suy nghĩ bấy lâu của số đông là mỡ và bệnh tim mạch có liên quan tới nhau.
Bởi lẽ, trong nghiên cứu này, người có mỡ ở chân nhiều có tỉ lệ mắc cao huyết áp thấp hơn người có đôi chân ít mỡ đến 61%, đồng nghĩa với nguy cơ gặp các biến chứng chết người của bệnh như cơn nhồi máu cơ tim sẽ thấp hơn.
Trái lại, mỡ quanh bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác. Nghiên cứu chưa xoáy sâu vào nguyên nhân của vấn đề, nhưng các nhà khoa học cho rằng vấn đề nằm ở dáng người: thường mỗi người mỡ sẽ tập trung vào một vị trí nào đó nhiều nhất tùy vào cơ địa. Người bị tích mỡ chủ yếu ở đùi ít bị tích mỡ ở bụng hơn, do đó cũng giúp giảm được nguy cơ nhiều bệnh liên quan đến “vòng 2″ to.
Nếu muốn giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật, chị em hãy đập tan những quan niệm sai lầm về cholesterol này
Theo thống kê của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, 95 triệu người Mỹ trưởng thành từ 20 tuổi trở lên có nồng độ cholesterol vượt quá 200 mg/dL
Video đang HOT
Cholesterol là chất béo cần thiết để thực hiện các hoạt động quan trọng trong cơ thể như tiêu hóa và sản xuất hormone. Tuy gan tạo ra tất cả các cholesterol, nhưng bạn có thể hấp thụ thêm chất này từ bên ngoài, đặc biệt thực phẩm làm từ động vật. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), nếu tích tụ quá nhiều trong động mạch, cholesterol sẽ tạo ra mảng bám làm cản trở lưu thông máu và gia tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Duy trì lượng cholesterol dưới 200 mg/dL là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa bệnh tật tấn công. Trên thực tế, kiểm soát cholesterol không hề khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Dưới đây là tổng hợp một số quan niệm sai lầm các chị em thường mắc phải về chất béo này và lời giải thích từ các chuyên gia:
Chỉ quan tâm tới cholesterol khi đến một độ tuổi nhất định
Mặc dù cholesterol cao có xu hướng xuất hiện ở người lớn tuổi, tất cả mọi người đều có khả năng phải đối mặt với tình trạng này.
Suzanne Steinbaum, bác sĩ chuyên khoa tim mạch ở New York cho biết: "Tuổi tác không phải yếu tố duy nhất quyết định bạn có bị cholesterol cao hay không. Di truyền, chế độ ăn uống và lối sống cũng đóng vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng này".
Do cholesterol cao hiếm khi gây ra các triệu chứng, cách duy nhất để xác định là kiểm tra thường xuyên. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ (NHLBI), những người khỏe mạnh nên làm xét nghiệm cholesterol trong máu ít nhất 5 năm một lần, bắt đầu từ 20 tuổi. Con số này tăng lên 1-2 năm với người trong độ tuổi từ 55-65.
Có thể ăn uống thoải mái khi đã dùng thuốc điều trị cholesterol
Để duy trì nồng độ cholesterol ở mức khỏe mạnh, mọi người nên áp dụng một chế độ ăn lành mạnh ngay từ bây giờ.
Tulika Jain, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện lão khoa Texas Dallas đã chỉ ra, dù bạn có dùng thuốc giảm cholesterol hay không, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên vẫn là việc làm quan trọng để kiểm soát bệnh tật. Nói cách khác, uống thuốc thôi là chưa đủ để giữ cho niêm mạc động mạch khỏe mạnh và giảm tích tụ chất béo trong động mạch.
Ngoài ra, theo NHLBI, kiểm soát trọng lượng cơ thể cũng tác động không nhỏ tới nồng độ cholesterol. Cách tốt nhất để biến điều này thành hiện thực là áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường vận động.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên, bạn nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thường có trong thịt mỡ, bánh nướng và thực phẩm rán. Hơn nữa, đừng quên vận động ít nhất 150 phút ở cường độ vừa phải hoặc 75 phút ở cường độ mạnh mỗi tuần.
Không cần dùng thuốc kiểm soát cholesterol khi thay đổi lối sống lành mạnh
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên đủ để giảm nồng độ cholesterol xấu xuống 15%. Tuy nhiên, ngay cả khi duy trì thói quen tốt này, bạn vẫn cần dùng thuốc như statin để đưa cholesterol về mức bình thường. Việc này đặc biệt quan trọng đối với người có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp.
Kiêng hoàn toàn chất béo để kiểm soát cholesterol
Những người sở hữu chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ít chất béo, mỡ động vật và nhiều chất xơ ít khi gặp phải vấn đề về tim mạch.
Không ít người có quan niệm cholesterol cao đồng nghĩa với việc tránh hấp thụ chất béo càng nhiều càng tốt. Trên thực tế, theo bác sĩ Steinbaum, điều quan trọng là ăn đúng chất béo chứ không phải kiêng chất béo hoàn toàn.
Chất béo bão hòa trong thực phẩm như thịt, sữa nguyên chất và chất béo chuyển hóa trong bơ thực vật, thực phẩm rán, chế biến sẵn có thể làm tăng cholesterol xấu. Trong khi đó, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa trong các loại hạt, dầu ô liu, quả bơ, cá béo lại có lợi cho sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, tiêu thụ cá béo hàng tuần giúp chống viêm và giảm nguy cơ đau tim đáng kể.
Theo NIH, tổng lượng chất béo hấp thụ không nên vượt quá 25-35% lượng calo trong ngày. Nói cách khác, nếu hấp thụ khoảng 2000 calo mỗi ngày, bạn không nên bổ sung quá 700 calo đến từ chất béo.
Cholesterol cao không liên quan đến tâm trạng
Giảm căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về cholesterol.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, căng thẳng mãn tính có khả năng làm tăng cholesterol xấu và triglyceride, một chất béo khác cũng góp phần dẫn tới bệnh tim. Một số chuyên gia cho rằng các hormone gây căng thẳng như cortisol dường như kích thích gan sản xuất nhiều cholesterol xấu.
Đây có lẽ là lý do tại sao tránh căng thẳng là một phần thiết yếu trong quá trình kiểm soát cholesterol. Không ít người coi đi dạo là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng. Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên dành 20 phút mỗi ngày để ra ngoài trời và hít thở không khí trong lành.
Nới lỏng việc thay đổi lối sống hoặc ngừng dùng thuốc khi nồng độ cholesterol giảm
Cholesterol cao không phải là tình trạng có thể khắc phục một cách nhanh chóng. Bác sĩ Steinbaum cho biết: "Kiểm soát cholesterol luôn là một vấn đề muôn thuở. Do đó, người mắc cholesterol cao vẫn phải tập thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh". Điều này đặc biệt quan trọng đối với người có tuổi và bước vào thời kỳ mãn kinh.
10 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua Suốt quá trình mang thai, các mốc khám thai quan trọng không phải mẹ bầu nào cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu các mốc khám thai quan trọng để kịp thời phát hiện khi thai nhi xuất hiện các vấn đề bất thường. 1. Mẹ bầu cần khám thai lần đầu trong tuần thứ 5 đến tuần...