Nhiều việc làm hấp dẫn chờ sinh viên
Nhiều việc làm bán thời gian, toàn thời gian đang chờ sinh viên với mức thu nhập hấp dẫn trong thời điểm các hoạt động kinh doanh ở TP.HCM đang dần hồi phục sau giãn cách.
Việc làm “ngóng” sinh viên
Nguyễn Ngọc Thùy Trang (23 tuổi, chủ cửa hàng Pet Store, đường Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM) cho biết sau khi TP trở lại trạng thái bình thường mới hồi đầu tháng 10, cô lập tức đăng tuyển nhân viên cho cửa tiệm chăm sóc thú cưng. Dù chỉ tuyển dụng vài người, phù hợp với đối tượng trẻ, sinh viên (SV) đi làm thêm nhưng vẫn khó tìm nhân viên trong thời gian này.
Nhiều việc làm ngành dịch vụ đang chờ sinh viên – PHẠM HỮU
Đối tượng tuyển dụng không cần nhiều kỹ năng, công việc chính là tư vấn khách hàng về chó mèo, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại cửa hàng và nhà của khách. Nhân viên chỉ cần tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19, yêu thích chó mèo, có khả năng giao tiếp tiếng Anh căn bản. Dù cửa hàng quy mô nhỏ nhưng nhân viên vẫn có hợp đồng lao động, lương theo giá thị trường, nhiều chế độ phúc lợi như lương tháng 13, thưởng tết, thưởng theo thành tích năng lực làm việc. Thời gian làm việc theo ca từ 8 – 20 giờ với mức lương 6 triệu đồng/tháng.
Tương tự, Lê Thị Ngọc Thùy (25 tuổi, quản lý chuỗi cửa hàng cà phê tại Q.1, Q.3) cho biết chưa lần nào tuyển dụng nhân viên lại khó như hiện nay. Trong khoảng hơn 2 tuần qua dù đăng tin tuyển dụng nhưng vẫn chưa có ai đến xin việc. Các nhân viên cũ đã nghỉ, phần khác đang bị kẹt ở quê, cho nên nhu cầu tuyển dụng của Thùy rất nhiều, lên đến hàng chục người cho nhiều chi nhánh. Tiêu chí tuyển người của Thùy vẫn ưu tiên SV, thời gian làm việc linh hoạt, có thể chia 8 giờ/ca hoặc 4 giờ/ca, được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Mức lương cho mỗi giờ là 20.000 đồng.
Cũng có nhu cầu tuyển số lượng hàng chục nhân sự cho chuỗi nhà hàng Lão Trư, Lão Ngưu, nhưng những ngày qua anh Ngô Tuấn Nghĩa (chủ chuỗi nhà hàng) vẫn chưa thể tuyển được nhân viên. Trong 3 chi nhánh anh phải đóng cửa 2, dồn tất cả nhân sự vào một nơi để hoạt động. Nhu cầu tuyển lao động trẻ, nhất là SV cho những vị trí như nhân viên phục vụ, bếp, thu ngân, kế toán… rất lớn.
Sẽ hỗ trợ sinh viên tối đa nếu đi làm
Anh Ngô Tuấn Nghĩa cho biết sẽ dành nhiều đãi ngộ để thu hút nhân sự đến làm việc khi khởi động lại chuỗi nhà hàng của mình.
Chẳng hạn hỗ trợ chi phí di chuyển từ quê vào lại TP.HCM cho những nhân viên, SV nếu muốn làm việc tại nhà hàng với số tiền 500.000 đồng/người. Tài trợ miễn phí toàn bộ chi phí đi lại, đăng ký tiêm chủng vắc xin, chi phí xét nghiệm Covid-19 mỗi tuần theo quy định để đủ điều kiện làm việc. Hỗ trợ miễn phí toàn bộ chỗ ở cho nhân viên, nhằm đảm bảo tiêu chí “3 tại chỗ” an toàn phòng chống dịch. Nhân viên được miễn phí 1 bữa ăn/ca làm việc. Ngoài ra, mức lương cao hơn so với giá hiện tại của thị trường.
Video đang HOT
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết qua kênh tuyển dụng của trường cho thấy từ đầu tháng 10 đến nay hàng ngàn cơ hội việc làm đang chờ đón SV trở lại.
Môi trường rèn luyện, tạo kinh nghiệm
Theo ông Cao Trung Hiếu, để tìm được việc làm như ý, SV cần trang bị thái độ, tâm thế làm việc nghiêm túc, xác định rõ việc làm thời vụ giúp tạo thu nhập. Thêm nữa, đây là môi trường rèn luyện, tạo kinh nghiệm tốt, là hành trang tuyệt vời cho SV sau khi ra trường.
SV cần quan sát, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần có từ vị trí việc làm thời vụ. “Theo kinh nghiệm gần 20 năm làm việc của tôi thì những SV chủ động tìm kiếm các việc làm khi còn đi học thì khi ra trường đều thể hiện sự trưởng thành, có nhiều kiến thức và kỹ năng thực tiễn. Đó là một trong những lý do khiến nhà tuyển dụng đánh giá tốt”, ông Hiếu nói.
Theo đó, có đến 50 doanh nghiệp với số lượng vị trí tuyển dụng lên đến gần 2.000 việc làm. Nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều như: quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính ngân hàng, marketing, công nghiệp thực phẩm, cơ khí, điện – điện tử, dược, thú y… Các doanh nghiệp đang triển khai nhiều hoạt động kinh doanh và chờ SV trở lại làm việc để chuẩn bị cho những tháng cuối năm. “Đây là cơ hội việc làm tốt nhất với SV hiện nay khi chuẩn bị bước vào giai đoạn tốt nghiệp ra trường sắp tới”, bà Thoa chia sẻ.
Ông Cao Trung Hiếu, nhà sáng lập và điều hành DanTriSoft, cho rằng thời gian này nhiều nơi, lĩnh vực dịch vụ như: quán cà phê, quán ăn, nhà hàng… cần nguồn nhân lực thời vụ, trong đó đa số là lực lượng SV. Những công việc này giúp tạo thu nhập cho nhiều SV. Tuy nhiên nguồn lao động thời vụ này hiện nay đang thiếu do SV vẫn chưa trở lại nhập học vì dịch Covid-19.
Cử tri trẻ quan tâm đến vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học
Nhiều cử tri trẻ là sinh viên đặc biệt quan tâm đến vấn đề việc làm và kỳ vọng tổ chức Đoàn tăng cường hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên, thanh niên tìm kiếm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM - LÊ THANH
Cần giúp sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp ngay từ năm nhất
Đỗ Ngọc Thành Danh, sinh viên năm 2 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ: "Bản thân em có chút lo lắng về vấn đề việc làm vì thực trạng tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp là không ít".
Để giúp sinh viên tự tin hơn khi ra trường, Thành Danh cho rằng trường đại học và doanh nghiệp cần thắt chặt mối liên kết để sinh viên ra trường có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, hạn chế phải đào tạo lại từ đầu. Theo Thành Danh, các trường đại học nên mở rộng cơ hội thực tập cho sinh viên ngay từ năm nhất, năm hai để sớm được làm quen với môi trường làm việc.
Tương tự, Nguyễn Ngọc Phương Thảo, sinh viên năm 2, Học viện Cán bộ TP.HCM, cho biết: "Em mong muốn sẽ tìm được việc làm đúng với chuyên ngành sau khi tốt nghiệp". Phương Thảo đề xuất Nhà nước nên có những chính sách liên quan đến vấn đề đào tạo đại học gắn liền với việc điều phối nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ sinh viên mới ra trường tìm được việc làm phù hợp.
Việc làm là vấn đề quan tâm lớn nhất của sinh viên sau khi tốt nghiệp để ổn định cuộc sống và phát triển bản thân - LÊ THANH
Bên cạnh đó, Nguyễn Tuấn Tú, sinh viên Trường ĐH Tài nguyên-Môi trường TP.HCM, mong muốn tổ chức Đoàn tăng cường giải pháp thực tế, hiệu quả để hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp.
"Tổ chức Đoàn nên là cầu nối giữa sinh viên với các cơ quan, doanh nghiệp để cung cấp đầy đủ cho họ về thông tin dự báo nguồn nhân lực, thị trường lao động hiện nay. Bên cạnh đó, Đoàn cũng cần có giải pháp hỗ trợ sinh viên trong việc chuẩn bị nền tảng kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp trước khi tham gia vào thị trường lao động", Tuấn Tú bày tỏ kỳ vọng.
Hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến lao động, việc làm
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên về vấn đề việc làm cho sinh viên, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, anh Nguyễn Anh Tuấn, cho biết: "Tôi đặc biệt quan tâm đến những chính sách giúp thanh niên như: hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm, hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp".
"Chúng tôi có một chương trình phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH để định hướng cho thanh niên trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời phải có một tâm thế, sự hiểu biết để lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng lực, sở trường, điều kiện hoàn cảnh gia đình và nhu cầu sử dụng nhân lực của quốc gia trong vòng 3 năm, 5 năm tới", anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với người trẻ trong một hội nghị tại TP.Thủ Đức liên quan đến nội dung việc làm cho thanh niên, sinh viên - LÊ THANH
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, việc đầu tiên là phải chọn nghề nghiệp cho đúng, kế đến là phải nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiệm cận với nhu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động để tránh việc phải đào tạo lại sinh viên đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho biết thêm Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH đang chỉ đạo rất quyết liệt về vấn đề này. "Rõ ràng là trong những năm qua, chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, thanh niên quan tâm hơn đến việc lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng lực, sở trường và hoàn cảnh gia đình của mình. Không nhất thiết ai cũng phải vào đại học giống như trước đây", anh Nguyễn Anh Tuấn nhận xét.
Ngoài kiến thức chuyên môn, Đoàn, Hội có vai trò hỗ trợ trang bị, rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng và phương pháp cần thiết cho việc làm trong tương lai.
"Vai trò của Đoàn, Hội trong trường đại học, cao đẳng là phải đưa các bạn vào những hoạt động trải nghiệm kỹ năng, tổ chức những phong trào, tạo môi trường để rèn luyện phương pháp làm việc nhóm, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trước khi tốt nghiệp, bao gồm làm hồ sơ đi xin việc, cách trả lời phỏng vấn, cách tiếp cận nhà tuyển dụng", anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trao đổi với người trẻ tại TP.Thủ Đức về vấn đề việc làm, khởi nghiệp - LÊ THANH
Bên cạnh đó, anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý các trường đại học, cao đẳng và T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam cần phải nâng cấp các cổng thông tin điện tử để kết nối đơn vị tuyển dụng với sinh viên. "Đoàn-Hội sinh viên tại trường đại học, cao đẳng có thể định kỳ tổ chức hội chợ nghề nghiệp, diễn đàn việc làm để nhà tuyển dụng gặp gỡ với sinh viên năm cuối", anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
Mặt khác, anh Nguyễn Anh Tuấn nói: "Chúng ta cần cổ vũ, khuyến khích, tạo môi trường, điều kiện cho thanh niên, sinh viên khởi nghiệp. Bạn trẻ khởi nghiệp không chỉ lo được việc làm cho chính mình mà tạo ra doanh nghiệp, mang đến cơ hội việc làm cho các thanh niên, sinh viên khác".
Ngoài ra, anh Nguyễn Anh Tuấn cho hay Bộ LĐ-TB-XH cũng có nhiều chương trình đưa thực tập sinh ra nước ngoài rất hiệu quả (bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia ở châu Âu khác như Đức). "Như vậy, có rất nhiều kênh để chúng ta giải quyết việc làm, đặc biệt là việc làm cho sinh viên sau khi ra trường", anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, với Chính phủ để hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến lao động, việc làm, nhất là cụ thể hóa các quy định của Luật Thanh niên năm 2020 liên quan đến việc tạo việc làm cho thanh niên.
"Khi đã có những quy định, những chế tài hoặc những chính sách khuyến khích đối với nhà tuyển dụng trong việc tuyển dụng lao động cho thanh niên thì chúng ta sẽ có được một cơ chế, chính sách đồng bộ hơn, qua đó thúc đẩy vấn đề tạo việc làm cho thanh niên, sinh viên ngày một tốt hơn", anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
Góc sẻ chia UTE - đong đầy yêu thương Mỗi khi có dịp đi ngang tầng hầm của tòa nhà trung tâm trong trường đại học tôi đang dạy, tôi luôn đưa mắt nhìn vào căn phòng rộng có tên gọi "Góc sẻ chia UTE". Mì tôm miễn phí của Góc sẻ chia UTE - ẢNH: TÁC GIẢ CUNG CẤP Nơi đây thường sáng đèn và rộn tiếng nói cười của các...