Nhiều vấn đề quan trọng được xem xét trong phiên họp thứ 17 của Thường vụ quốc hội
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, phục vụ kì họp sắp tới của quốc hôi dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, UBTVQH đã cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH năm 2014.
Theo Tờ trình do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày tại phiên họp, căn cứ tình hình thực tê, yêu câu nhiêm vụ và điêu kiên thực hiên của các cơ quan của Quốc hội, trong năm 2014, đê nghị Quốc hội giám sát hai chuyên đề tại hai kỳ họp; Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát hai chuyên đề tại phiên họp; Hội đồng Dân tộc giám sát 2-3 chuyên đề, mỗi Ủy ban giám sát 1-2 chuyên đề, báo cáo kết quả với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội.
Video đang HOT
Về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, tại kỳ họp thứ 7 (dự kiến vào tháng 5-6/2014), ngoài các hoạt động giám sát thường xuyên, Văn phòng Quốc hội đề nghị lựa chọn một trong hai chuyên đề: công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống sân bay, cảng biển tại các địa phương hoặc việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý đầu tư, xây dựng các công trình thủy điện.
Về chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại phiên họp tháng 8-2014, đê nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, chọn một trong hai nội dung: việc thực hiên chính sách, pháp luât đôi với các dự án đã được câp giây chứng nhân đâu tư nhưng không thực hiên đúng kê hoạch được phê duyêt (hoặc việc ban hành văn bản quy phạm pháp luât hướng dân thực hiên luât, nghị quyêt của Quôc hôi, pháp lênh, nghị quyêt của Ủy ban Thường vụ Quôc hôi. Tại phiên họp tháng 9-2014, đê nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, chọn một trong hai nội dung: việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục mầm non hoặc việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, giai đoạn 2006-2013.
Tại phiên họp, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với số lượng chuyên đề giám sát như Tờ trình, song cũng gợi ý thêm nhiều chuyên đề mới. Chẳng hạn, đối với hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, các vấn đề được đề nghị bổ sung bao gồm: hiệu quả của việc thực hiện thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường; thành tựu và hạn chế của việc thực hiện chính sách giảm nghèo; tác động của biến đổi khí hậu – đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; quy hoạch phát triển năng lượng gắn với mục tiêu phát triển bền vững; kết quả thực hiện tái cơ cấu kinh tế – tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại…
Theo xahoi
Cô giáo Tày dạy tiếng Việt cho trẻ Cờ Lao bằng tiếng Mông
Vừa trở về sau chuyến thị sát ở Lai Châu, phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Dân tộc ngày 18/12, Uỷ viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Chu Lé Chừ đưa ra thông tin cảnh báo: Trong 10 năm qua, dân tộc Ngái đã giảm 2.000 dân.
Năm 1999, số người Ngái còn hơn 4.000 người và giờ chỉ còn hơn 1.000.
Nguy cơ tuyệt chủng
Nhưng người Ngái chỉ là một trong 3 dân tộc đang tụt giảm dân số trầm trọng. Là thành viên Chính phủ thực hiện nghĩa vụ giải trình việc thực hiện các chính sách đối với các dân tộc rất ít người, tuy nhiên, Bộ trưởng Giàng Seo Phử dẫn trường hợp dân tộc Ơ Đu (ở Tương Dương, Nghệ An) nêu câu chuyện thực tế "chỉ có 371 người". Mà "mấy năm vừa rồi, chỉ thêm được 2 người". "Nếu không có chính sách hợp lý, dân tộc này sẽ bị tuyệt chủng, sẽ không còn tên trên bản đồ"- ông đưa ra cảnh báo.
Báo cáo của Chính phủ cũng như thẩm tra của Hội đồng Dân tộc đưa ra những thực tế đau lòng. Đó là tuổi thọ bình quân chỉ 55-65, thấp rất xa so với cả nước (75 tuổi). Đó là tỉ lệ suy dinh dưỡng lên tới 35%, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tới 400% bình quân cả nước. Đó là tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết có dân tộc lên tới 80%.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì nói tới việc "báo động đỏ" trước 7 vấn đề bức xúc: Đời sống khó khăn với 3 thiếu: Thiếu đất, thiếu nước, thiếu đói. Tỉ lệ hộ nghèo, theo chuẩn mới, dự tính nhiều nhóm lên tới 90-100%. Dân trí thấp. Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông với các dân tộc lần lượt là: Người Lự: 0,6%; Lô Lô 0,9%; Chứt 0,5%; Phù Lá 1,8%... Riêng dân tộc Chứt, nhóm Rục, A Rem hiện không có học sinh THPT.
Sự yếu kém về trình độ của cả cán bộ lẫn người dân có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân chủ quan thuộc về những người thực thi chính sách. Đó là câu chuyện mà một vị đại biểu Quốc hội đã nói tới: Cô giáo người Tày dạy tiếng Việt cho trẻ em Cờ Lao bằng tiếng Mông.
Tiền chi cho phát triển miền núi không ít nhưng đến nay, rất nhiều nơi việc học vẫn như thế này.
Đưa bác sĩ về vùng sâu, kéo trẻ em dân tộc đến trường
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận tình trạng "suy thoái giống nòi, tảo hôn, sinh nhiều sống ít". Tuy nhiên, bà nói rõ là Chính phủ không hạn chế việc sinh đẻ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và kể cả vùng đảo ưu tiên giữ dân như Cô Tô, Trường Sa, Côn Đảo...
Theo bộ trưởng, hiện cán bộ y tế cơ sở được phụ cấp 70%. Lương khoảng 5,5- 6 triệu. Bộ sẽ tiếp tục phát triển lực lượng cô đỡ thôn bản, liên tục luân chuyển cán bộ với thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm và tranh thủ mọi nguồn vốn ODA cho y tế vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cũng cho biết từ 2007-2008, bộ đã đưa các cháu dân tộc đặc biệt ít người về nuôi dạy từ bé tại các cơ sở của Bộ. Đến 2011, đã có 115 cháu về học ở trường vùng cao Việt Bắc. Nếu tốt nghiệp phổ thông thì 90% các cháu vào ĐH, CĐ, trong đó 10% đỗ thẳng.
Buổi giải trình đã đi tới một đề xuất, đó là tăng cường các hoạt động chất vấn, giải trình trước Quốc hội liên quan đến việc thực hiện các chính sách này.
Theo Báo Lao Động
Phương Tây vỡ mộng về Hội đồng Dân tộc Syria Mỹ, Anh, Pháp và các nước Phương Tây khác đang ráo riết tìm cách củng cố ảnh hưởng của mình trong phe đối lập Syria vì họ đã vỡ mộng về Hội đồng Dân tộc Syria, Tổ chức có nhiệm vụ thống nhất và điều phối hoạt động của các nhóm khác nhau của phe nổi dậy nhưng lại đặt trụ sở ở...