Nhiều trường hợp dùng biển số giả để phạm tội
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp dùng biển số xe giả để phạm tội.
Vào lúc 3h sáng ngày 18/5/2012, các trinh sát hình sự Công an huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Hùng (21 tuổi), Trần Quế Hoài (20 tuổi) và Nguyễn Văn Mạnh (19 tuổi), cùng ngụ tại xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, về hành vi cướp tài sản.
Tại cơ quan điều tra, bọn chúng khai nhận, trong lúc ngồi nhậu tại ấp Cây Cầy (xã Tân Hòa) thì phát hiện có hai thanh niên điều khiển xe máy đi qua nên các đối tượng này đã sử dụng xe máy của mình mang BKS giả 70F5-3573 bám theo, đánh tới tấp vào người nạn nhân rồi cướp tài sản. Tuy nhiên, hành vi phạm pháp đó đã bị lực lượng cảnh sát hình sự phát hiện đuổi bắt.
Video đang HOT
Một đối tượng bị cơ quan chức năng bắt giữ vì sử dụng biển số giả để ăn trộm xe máy
Trước đó, ngày 27/9/2010, trong lúc tuần tra trên quốc lộ 91, Đội kiểm tra xe quân sự (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang) đã bắt một xe 7 chỗ mang giả biển số quân đội. Qua kiểm tra, toàn bộ các loại giấy tờ có liên quan đến xe đều là giả mạo.
Trong khi đó, tài xế Hoàng Xuân Thắng (trú tại quận 11, TP.HCM) không phải là quân nhân nhưng lại mang quân phục với hàm đại úy khi điều khiển chiếc xe này. Theo số liệu thống kê, chỉ trong 2 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9/2010, Đội Kiểm tra xe quân sự (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang) đã bắt giữ 3 xe tải (loại 15 tấn) sử dụng biển số quân sự giả mạo. Các tài xế khai nhận, nhờ việc gắn biển số đỏ, rất nhiều chuyến hàng hóa lậu đã qua mắt các trạm kiểm soát một cách an toàn.
Còn theo một lãnh đạo Trung đoàn Cảnh sát cơ động (Công an TP.Hà Nội), thời gian qua, trong quá trình tuần tra, lực lượng cảnh sát cơ động đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng biển số xe giả. Trong đó, đa phần là những thanh niên dùng biển giả để tổ chức đua xe, lạng lách đánh võng.
Khi lực lượng chức năng tiến hành xác minh phát hiện đó là biển số giả nên rất khó cho việc xử lý. Phòng CSGT CA TP.Hà Nội cũng từng phát hiện hiện tượng “cò mồi” tụ tập để lừa đảo cà số khung, số máy và hứa lấy được biển số đẹp. Đối với đối tượng vi phạm này, khi bắt được, cơ quan công an sẽ cho lăn tay, lập hồ sơ và chụp ảnh cỡ lớn để niêm yết tại các điểm đăng ký xe, cảnh tỉnh người đi đăng ký.
Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết thêm, trong năm 2010, đơn vị này cũng thu giữ một số xe ô tô hiệu Lexus, Land Cruise không rõ nguồn gốc, lưu hành trên thị trường bằng biển giả và giấy tờ xe giả. Những chiếc xe này khi bị bắt giữ tuy còn rất mới nhưng lại đeo biển kiểm soát với số sê-ri cách đây đã nhiều năm. Các chủ xe khi mua đã bị lừa mà không biết, chỉ đến khi công an thông báo mới biết mình mua phải xe biển số giả.
Nhiều người nghi ngờ rằng, rất có thể những chiếc xe biển số giả mà người mua bị lừa là sản phẩm của một đường dây nhập lậu xe ôtô dưới hình thức tạm nhập tái xuất, rồi được “phù phép” giấy tờ, đeo biển của những xe cũ nát, từng bị bán thanh lý để lưu lại trong nước.
Theo NDT
Phá đường dây chuyển xe máy trái phép qua biên giới
Ngày 10/5, thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh cho biết sau gần một tháng theo dõi, Đồn biên phòng Kà Tum đã triệt phá đường dây vận chuyển xe gắn máy trái phép qua biên giới.
Honda Wave. Ảnh minh họa. (Nguồn: vietbao.vn)
Sau khi nắm rõ phương thức và thủ đoạn hoạt động, vào chiều tối 7/5, các trinh sát Đồn biên phòng Kà Tum đã bắt quả tang Nguyễn Thị Hải (30 tuổi) cùng chồng là Trần Đình Hải (41 tuổi), cùng ngụ xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, khi cả hai đang đưa xe gắn máy sang Campuchia tiêu thụ. Tang vật thu giữ được gồm hai chiếc xe máy biển số giả.Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận, do có quen với một người phụ nữ tên Giàu, chủ một cửa hàng xe máy ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và biết được giá của một chiếc xe lắp ráp tại Việt Nam khi chưa đăng ký trước bạ có mức chênh lệch từ 1-5 triệu đồng so với xe đã đăng ký.
Vợ chồng Hải nắm được thị trường Campuchia chuộng các loại xe sản xuất tại Việt Nam do giá thành thấp hơn so với các loại xe cùng hiệu sản xuất ở các nước khác. Vì vậy, các đối tượng đã mua tại cửa hàng của Giàu các lại xe có mức giá trung bình như Honda Wave, không cần giấy tờ nhằm giảm giá thành rồi thuê xe vận chuyển từ Đồng Nai về đến bến xe Kà Tum (Tây Ninh).
Tại đây, chúng lấy xe và gắn biển số giả vào để qua mắt các lực lượng chức năng, rồi đưa sang Campuchia giao cho một người tên Cát (người Campuchia) mang đi tiêu thụ.
Tính từ cuối tháng Tư đến nay, vợ chồng Hải đã vận chuyển trót lọt bốn chiếc xe gắn máy (tất cả đều hiệu Honda Wave) qua Campuchia tiêu thụ.
Đồn biên phòng Kà Tum đang tiến hành bàn giao vụ việc cho lực lượng công an tiếp tục làm rõ./.
Theo TTXVN
Lấy xe biển giả chở bạn gái đi dạo phố Giám định về nguồn gốc của chiếc xe, tổ công tác phát hiện ổ khóa của xe có nhiều dấu vết vừa bị phá, số khung, số máy cũng bị xóa sạch. Sự việc được phát hiện vào khoảng 13h ngày 14/3, tổ công tác Y2/141 CAHN chốt trực tại nút giao thông Kim Mã - Núi Trúc, Hà Nội ra tín hiệu...