Nhiều trẻ “thập tử nhất sinh” vì biến chứng tay chân miệng
Liên tiếp nhiều bệnh nhi rơi vào tình trạng nguy kịch vì biến chứng bệnh tay chân miệng. Bác sĩ cảnh báo, tay chân miệng là bệnh nguy hiểm nhưng đang có sự chủ quan của các bậc phụ huynh khiến tỷ lệ lây nhiễm cao, trẻ nhập viện trễ nguy cơ tử vong vì biến chứng.
Ngày 14/11 PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, tại đây đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị bệnh tay chân miệng độ nặng, nguy kịch đến tính mạng. Chỉ tình riêng trong ngày, khoa đang điều trị cho 2 trẻ bị biến chứng phải thở máy và lọc máu liên tục.
Tay chân miệng là bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc chủng ngừa
Cả 2 trường hợp đều bị bệnh tay chân miệng (độ IV) mức độ nặng nhất gây biến chứng thần kinh, hô hấp và tim mạch. Trong đó bé trai N.T.T. (2 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) được chuyển đến bệnh viện vào trưa 10/11 từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ sau khi hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1. Bệnh nhi bị biến chứng thần kinh, suy hô hấp và tim mạch phải chuyển viện gấp vì vượt khả năng chuyên môn của tuyến cơ sở.
Trước đó, bệnh nhi Đ.T.C. (2 tuổi, ngụ tại Cà Mau) được bệnh viện Sản Nhi Cà Mau chuyển đến vào sáng 6/11 sau khi hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1. Các bác sĩ xác định bệnh nhi bị biến chứng tim mạch, thần kinh, mạch nhanh, rối loạn huyết động học nguy hiểm đến tính mạng.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ người nhà bệnh nhi được biết, trước đó khoảng 3 ngày, bé T.C. bị sốt, nổi hồng ban ở tay, chân và giật mình. Gia đình đưa bé đến Bệnh viện huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) sau khi thăm khám, bác sĩ xác định tình trạng bệnh nặng nên tiếp tục chuyển đến Bệnh viện sản nhi Cà Mau.
Video đang HOT
Dù được bác sĩ theo dõi sát, điều trị tích cực nhưng bệnh của trẻ ngày càng nặng, có diễn biến xấu, bệnh nhi bị biến chứng thần kinh, hô hấp và tim mạch. Các bác sĩ ở đây tiến hành đặt nội khí quản và sử dụng các thuốc trợ tim, hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1.
Cần phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh, đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm
PGS.TS.BS Phạm Văn Quang cho hay: “Cả 2 bệnh nhi trên đều phải thở máy, lọc máu, theo dõi điều trị liên tục. Sau nhiều ngày lọc máu liên tục, tình trạng huyết động học của bé C. đã tương đối ổn định hiện bệnh nhi đã cai máy thở. Bé còn lại đang được tiếp tục theo dõi, điều trị, tiên lượng đã cải thiện khả quan”.
Dù qua được giai đoạn nguy kịch, nhưng các bệnh nhi đối mặt với nguy cơ gặp phải nhiều di chứng. Hiện bé C. đang có dấu hiệu rối loạn phản xạ nuốt, các bác sĩ đang tiến hành tập vật lý trị liệu và theo dõi sự tiến triển. Riêng bé T. đang còn phải thở máy nên bác sĩ chưa thể đánh giá được những tác động của bệnh gây ra cho trẻ.
Từ những ca bệnh nặng trên, PGS.TS.BS Phạm Văn Quang khuyến cáo: “Từ đầu tháng 11 đến nay, bệnh tay chân miệng đã bắt đầu hạ nhiệt, tuy nhiên trái ngược với giai đoạn cao điểm (tháng 9) số ca nhập viện vì biến chứng nặng ngày càng nhiều. Đây có thể là do sự chủ quan, lơ là của các bậc phụ huynh, không phát hiện dấu hiệu trẻ bị bệnh hoặc biến chứng của bệnh nên đưa trẻ nhập viện trễ khiến việc điều trị trở nên khó khăn, nguy cơ tử vong cao”.
Tay chân miệng là bệnh nguy hiểm, chưa có vắc xin chủng ngừa nhưng có thể phòng bệnh hiểu quả bằng những giải pháp đơn giản như: Người trông giữ trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch; thường xuyên vệ sinh nơi trẻ vui chơi, vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng nước xà phòng hoặc nước khử khuẩn. Bác sĩ cảnh báo, ngoài các biểu hiện nổi mẫn, bóng nước ở tay chân và trong niêm mạc miệng, trẻ mắc tay chân miệng thường giật mình trong lúc thiu thiu ngủ, nếu tần suất trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Chẩn đoán từ xa của bác sĩ Sài Gòn kịp cứu em bé Cà Mau
Bé trai Cà Mau bị tay chân miệng độ 4 nguy kịch, bác sĩ Nhi đồng 1 (TP HCM) hội chẩn qua hình ảnh từ xa và kịp chuyển viện.
Bé trai 2 tuổi được bệnh viện huyện Cái Nước chuyển đến Sản Nhi Cà Mau trong tình trạng sốt 3 ngày, nổi hồng ban tay chân, giật mình. Diễn tiến bé nặng dần, bắt đầu có biến chứng thần kinh, sau đó là suy hô hấp, trụy tim mạch. Bên cạnh việc đặt nội khí quản, dùng thuốc trợ tim cho bệnh nhi, các bác sĩ Cà Mau hội chẩn trực tuyến cùng bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) trong đêm 6/11.
Phó giáo sư Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết sau khi xem video hình ảnh cháu bé, các thông số màn hình máy thở, hình ảnh các xét nghiệm cần thiết từ Cà Mau chuyển qua smartphone, bác sĩ TP HCM xác định cần nhanh chóng chuyển viện cháu bé.
"Huyết động học của bệnh nhi không ổn, mạch nhanh 200-210 lần một phút. Đó là dấu hiệu cho thấy bé sẽ diễn tiến nặng, cần đến kỹ thuật cao nhất là lọc máu mới có thể cứu sống", bác sĩ Quang chia sẻ. Bác sĩ ở Cà Mau đi cùng xe cứu thương được hướng dẫn cách cài đặt máy thở, chuẩn bị sẵn thuốc men, trang thiết bị và cập nhật diễn tiến liên tục suốt gần 300 km chuyển bé lên TP HCM.
Bệnh tay chân miệng có xu hướng giảm ở phía Nam, nhưng vẫn có nhiều bệnh nhi rất nặng. Ảnh: T.P
3h15 phút ngày 6/11, cháu bé an toàn đến Nhi đồng 1. Bé được nhanh chóng cho thở máy, truyền thuốc điều trị tay chân miệng, thuốc vận mạch và tiến hành lọc máu. Sau khoảng 6 tiếng tình trạng bé bắt đầu ổn định lại, mạch từ 210 xuống còn 150, huyết áp ổn định. Ngày 12/1 bé được cai máy thở. Hiện bé tỉnh táo, được theo dõi tại phòng hồi sức. Bé hơi có rối loạn phản xạ nuốt, đang tập vật lý trị liệu.
Cùng thời điểm này, Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận bé trai 2 tuổi bị tay chân miệng độ 4 từ Nhi đồng Thành phố Cần Thơ chuyển đến với tình trạng tương tự, phải điều trị lọc máu 36 giờ. Hiện bé tỉnh táo, cử động chân tay tốt, khi ổn định sẽ được khám đánh giá các di chứng nếu có và xử trí.
Phó giáo sư Quang phân tích, so với cao điểm tay chân miệng đầu tháng 9, hiện nay bệnh có xu hướng giảm nhưng vẫn còn những ca bệnh nặng. Bác sĩ và phụ huynh không nên chủ quan, cần lưu ý phát hiện và xử trí kịp thời những trường hợp bệnh nặng.
Cảnh giác các dấu hiệu như sốt cao, nổi các nốt ở tay chân và vùng miệng, ăn uống kém. Đặc biệt cần lưu ý khi trẻ ngủ không yên, chới với, hay giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Đưa trẻ đi khám kịp thời, trẻ bệnh phải uống thuốc theo chỉ định, vệ sinh môi trường, rửa tay thường xuyên, theo dõi các biến chứng để xử trí kịp thời.
Trẻ bị tay chân miệng sẽ phát tán virus lây cho người xung quanh, nên cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, tránh tiếp xúc với trẻ bệnh vì rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác. Thường xuyên rửa tay, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. Tại lớp trẻ học và tại nhà phải được vệ sinh bằng dung dịch sát trùng ở sàn nhà, đồ chơi và các vật dụng sinh hoạt khác.
Lê Phương
Theo VNE
Cả nước hơn 30 nghìn ca mắc tay chân miệng, gia tăng mạnh tại TP Hồ Chí Minh Thống kê của Bộ Y tế từ đầu năm đến cuối tháng 8/2018, cả nước có hơn 30.000 ca bệnh tay chân miệng ghi nhận tại cả 63 tỉnh thành. Trong số đó có đến hơn nửa bệnh nhân (16.900 ca) mắc tay chân miệng phải nhập viện. Cùng với tay chân miệng, sốt xuất huyết ghi nhận 42.600 ca mắc, 9 ca...