Nhiều trẻ nhập viện vì cúm A
Trong 2 tuần trở lại đây, Bệnh viện Nhi Hải Dương tiếp nhận nhiều trẻ đến khám, được xét nghiệm và chẩn đoán mắc cúm A.
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Hải Dương cho biết: Hiện đang là thời điểm cúm A gia tăng, những ngày gần đây, số bệnh nhân vào viện tăng cao, mỗi ngày Khoa Truyền nhiễm điều trị cho từ 20 – 25 trường hợp (những ngày trước đó không có bệnh nhân mắc nhập viện). Đặc biệt trong ngày 6/12, khoa điều trị cho 23 bệnh nhân.
Theo bác sĩ Nhàn, trẻ mắc cúm A nhập viện với các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, uống thuốc không hạ sốt, chảy dịch mũi nhiều, mệt mỏi, ăn uống kém, có một số trẻ xuất hiện cơn co giật khi sốt cao. Đang trong mùa dịch cúm A, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt cao. Với các trẻ lớn đi học, cần có biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang. Nếu trẻ có biểu hiện sốt phải lưu ý để cách ly trẻ, tránh để bệnh lây lan.
Ngoài trẻ mắc cúm A tăng cao, thời gian này, số trẻ đến khám tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Hải Dương cũng tăng đột biến. Mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng hơn 200 bệnh nhân đến khám, chủ yếu mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu chảy và sốt xuất huyết.
Riêng đối với bệnh sốt xuất huyết năm nay có đặc biệt hơn so với những năm trước, bệnh nhân nhập viện đông gấp 2, 3 lần. Thường thì thời gian này không có bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện, nhưng hiện nay tại Khoa Truyền nhiễm lúc nào cũng có hơn 10 bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị. Khoa Hô hấp cũng đang điều trị cho từ 90 đến 100 bệnh nhân, chủ yếu là trẻ mắc các bệnh như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản. Khoa tiêu hóa điều trị cho hơn 30 bệnh nhân bị tiêu chảy.
Video đang HOT
Để phòng các bệnh hô hấp ở trẻ khi trời lạnh, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Hải Dương khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần giữ ấm và đeo khẩu trang khi cho trẻ ra ngoài. Đặc biệt, hằng ngày vệ sinh mũi, họng, vệ sinh thân thể, tắm ở phòng kín tránh gió lùa…
Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ cũng cần được bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, bổ sung rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng. Không nên cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh, nhất là uống nước lạnh. Bố mẹ nên cho con tiêm phòng đầy đủ vaccine cúm, phế cầu và những bệnh lý theo quy định của Bộ Y tế.
Khi thấy con có dấu hiệu như khó thở, sốt cao khó giảm, ho nhiều hơn, cần đi khám để điều trị. Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc thuốc theo đơn cũ, dễ gây kháng thuốc, không hiệu quả trong điều trị.
Bé sơ sinh bị muỗi đốt vào trán, 2 ngày sau phải nhập viện gấp
Thấy con có vết muỗi đốt trên trán nhưng chị Dương không nghĩ bé có thể bị sốt xuất huyết, 2 ngày sau khởi phát bệnh, bé tím tái phải nhập viện gấp.
14h ngày 21/11, chị Vũ Thị Thuỳ Dương (Long Biên, Hà Nội) thấy con trai Lê Minh Dũng (gần 3 tháng tuổi) bị sốt. Sau 2 ngày theo dõi tại nhà và cho bé uống thuốc không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình mới đưa trẻ đến cơ sở y tế. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé dương tính với sốt xuất huyết.
"Tôi thấy trán con có vết muỗi đốt nhưng không nghĩ bị sốt xuất huyết, chỉ đến khi thấy bú kém, chân tay bé tím tái, hai vợ chồng mới hốt hoảng đưa tới viện. Rất may con được xử trí kịp thời", người mẹ nói.
Con nhỏ bị sốt xuất huyết hay quấy khóc, khó chịu, chị Dương lại đang ở cữ nên những ngày qua chị gần như bị vắt kiệt sức. Để phụ giúp vợ chăm con, chồng chị phải xin nghỉ làm dài ngày.
Trẻ 3 tháng tuổi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Xanh Pôn. (Ảnh: Khổng Chí)
Chị Nguyễn Thị Chinh (Vân Đình, Hà Nội), mẹ bé Ngọc Anh (5 tuổi) cũng phải nghỉ việc hơn một tuần để đưa con bị sốt xuất huyết đi viện. Bé ho nhiều, viêm phổi, sốt nhiều về chiều và tối, chị Chinh luôn phải túc trực để lau người cho con gái, thậm chí không có thời gian ăn cơm.
"Từ ngày con bị sốt xuất huyết, mọi sinh hoạt trong gia đình tôi gần như bị đảo lộn hết. Tôi phải nghỉ làm công việc dọn vệ sinh môi trường ở khu phố để đưa con đi viện. Chồng bị cúm nhưng vẫn phải đi làm đều để kiếm tiền sinh hoạt cho gia đình và lo viện phí cho con. Vợ chồng tôi phải gửi con thứ 2 mới 3 tuổi cho hàng xóm chăm giúp", chị Chinh nói.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Nhân, trưởng khoa Nhi tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, gần đây trẻ nhi nhập viện và điều trị sốt xuất huyết xu hướng giảm 30% so với các tuần trước đó. Hiện 22 ca bệnh sốt xuất huyết điều trị tại khoa.
Thông thường trẻ sốt xuất huyết nhập viện có dấu hiệu cảnh báo sốt cao liên tục, li bì, đau bụng, buồn nôn, đái ít, ứ trệ ngoại biên.
Việc điều trị sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ khác so với sốt xuất huyết người lớn. Trẻ không thể xét nghiệm công thức máu liên tục, bác sĩ sẽ phải dựa trên lâm sàng để đánh giá, từ đó mới có thể đưa ra chỉ định cụ thể.
Chuyên gia cũng nhìn nhận, thời gian nằm viện trẻ sẽ mệt mỏi, ăn uống kém, lừ đừ, cần theo dõi sát. Do đó, khi có con nhập viện vì sốt xuất huyết, nhiều gia đình sẽ bị đảo lộn sinh hoạt như cha mẹ phải nghỉ việc, mệt mỏi khi chăm sóc bé.
"Ngoài chuyện sức khoẻ bị đe dọa, sốt xuất huyết còn gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề kinh tế - xã hội", bác sĩ nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ, như sốt từ 2 ngày trở lên, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, da xuất huyết cần đưa đến ngay các cơ sở y tế và thực hiện xét nghiệm máu để xác định bệnh.
Để phòng bệnh, các gia đình cần nhớ khẩu hiệu diệt muỗi và diệt lăng quăng, khi ngủ cần nằm trong màn cả ban ngày lẫn ban đêm. Khi trẻ nằm viện, cha mẹ cần phối hợp tích cực, tin tưởng và tuân thủ các khuyến cáo, hướng dẫn chăm sóc từ nhân viên y tế để yên tâm điều trị, giúp trẻ sớm vượt qua giai đoạn nguy hiểm, trở về với sinh hoạt bình thường.
Theo chuyên gia, dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm 2023 còn phức tạp, đòi hỏi người dân không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Sốt xuất huyết xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người thừa cân, có bệnh nền, người trong độ tuổi lao động.
Mắc căn bệnh quen thuộc, người phụ nữ không thể ngủ vì cảm giác "giòi bò trong xương" Một người phụ nữ mệt mỏi kéo dài nhiều đêm và không thể chợp mắt vì bị cảm giác giòi bò trong xương, mặc dù bác sĩ chỉ định uống thuốc ngủ nhưng không hiệu quả. Bị sốt xuất huyết "hành", người phụ nữ mất ngủ hàng đêm Theo VTC News, đầu tháng 11, chị M. thấy trong người mệt mỏi, sốt liên...