Nhiều trẻ mồ côi do COVID-19 ở Đồng Nai được hỗ trợ đến 18 tuổi
Ngày 15/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và Tổng Công ty Sonadezi công bố thỏa thuận về việc hỗ trợ trẻ em mồ côi do cha, mẹ mất vì dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Định Quán.
Các đơn vị liên quan trao tiền hỗ trợ cho các cháu mồ côi do dịch COVID-19.
Theo thỏa thuận, trong 16 năm tới (2022 – 2037), Tổng Công ty Sonadez sẽ hỗ trợ 12 em (nhỏ nhất là 2 tuổi, lớn nhất 16 tuổi) có cha, mẹ mất do dịch COVID-19. Mỗi tháng, các em sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt, ít nhất là 2,3 triệu đồng/em, cho đến khi 18 tuổi. Theo thời gian, mức hỗ trợ sẽ được xem xét điều chỉnh tăng để đảm bảo cho các em có cuộc sống tốt, được học hành đầy đủ. Nguồn kinh phí hỗ trợ được đóng góp bởi các cán bộ quản lý thuộc Tổng Công ty Sonadezi.
Theo ông Trần Thanh Hải – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sonadezi, Định Quán là huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai, điều kiện kinh tế, nguồn lực an sinh xã hội còn hạn chế. Đối với trẻ em huyện miền núi như Định Quán, trong điều kiện bình thường, có đầy đủ cha mẹ thì vẫn còn nhiều thiệt thòi so với trẻ em ở các đô thị và vùng đồng bằng. Riêng với trẻ em mồ côi thì cuộc sống lại càng thiếu thốn và khó khăn hơn. Thông qua chương trình, Sonadezi mong muốn tạo thêm điều kiện để trẻ em mồ côi vì đại dịch COVID-19 được học tập, vững bước trưởng thành.
Lãnh đạo Tổng Công ty Sonadezi trao tiền hỗ trợ cho các cháu mồ côi do dịch COVID-19.
“Từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta, Tổng Công ty Sonadezi đã chi khoảng 32 tỷ đồng để hỗ trợ ngành y tế, các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tới đây, doanh nghiệp tiếp tục chung tay hỗ trợ, góp phần chia sẻ khó khăn với người dân, đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, xã hội”, ông Trần Thanh Hải chia sẻ.
Thay mặt địa phương, ông Trần Bá Đạt – Bí thư Huyện ủy Định Quán cảm ơn cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty Sonadezi đã chia sẻ thu nhập để hỗ trợ các em mồ côi vì dịch COVID-19 vượt qua khó khăn. Sự hỗ trợ này ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa lớn về tinh thần, giúp các em nhận thấy mình luôn được chính quyền, cộng đồng xã hội quan tâm, qua đó tạo niềm tin, động lực để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.
Video đang HOT
Cám cảnh trồng tiêu ở Đồng Nai, giá tiêu giảm, trái lèo tèo, nông dân lại đau đầu vì điều này đây
Tại huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), nếu như thời hoàng kim, nhiều vườn hồ tiêu đạt năng suất từ 4 tấn-4.5 tấn/hecta, giờ đây nhiều vườn chỉ đạt 1 tấn/hecta.
Niên vụ này, năng suất thu hoạch tiếp tục đạt thấp, mặc dù giá hồ tiêu thu mua có tăng nhẹ nhưng với giá nhân công đắt đỏ, chí phí đầu tư cao.
Dự báo một vụ mùa không mấy khởi sắc cho người trồng tiêu.
Năm 2017, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) có diện tích hồ tiêu trên 2.200 ha. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng tiêu lớn nhất của tỉnh.
Năng suất tiêu giảm, giá nhân công đắt đỏ người trồng tiêu ở huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) gặp nhiều khó khăn)
Những năm gần đây, thời tiết bất lợi, dịch bệnh phát triển, giá hồ tiêu rớt chạm đáy, nhiều hộ không mặn mà chăm sóc nên diện tích giảm mạnh còn khoảng 1.400 hecta.
Niên vụ hồ tiêu này, bà con đang thu hoạch với năng suất trung bình 1.5 tấn/hecta giảm 20-30% so với cùng kỳ. Hiện giá bán được thương lái thu mua 83.000 đồng/kg giảm 7 ngàn đồng so với cách đây 20 ngày.
Ông Võ Văn Đỗ, hộ trồng tiêu xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết: "Tiêu năm nay thất vì lí do thời tiết, 1 hecta chỉ thu khoảng chừng được 1 tấn thôi không hơn nữa. Giá tiêu thời điểm này cũng thấp chứ không như năm rồi. Năm rồi giá tiêu được 90.000 đồng/kg bây giờ có 83.000 đồng/kg làm cho nhà nông chúng tôi gặp nhiều khó khăn".
Những năm gần đây, đối với các hộ trồng hồ tiêu, bên cạnh nổi lo giá tiêu, điều bà con đau đầu nhất là nhân công thu hoạch.
Những ngày vườn tiêu chín rộ nguồn nhân công rất khó kiếm, giá thuê còn đắt đỏ. Hiện nay, mỗi ngày chủ vườn phải trả cho công hái tiêu 270.000 đồng người/ngày gồm cả tiền nước, bữa lỡ cao.
Giá thuê người hái tiêu cao hơn năm ngoái 50.000 đồng/người. Chí phí đầu tư cao, năng suất tiêu giảm mạnh nên niên vụ này người trồng tiêu lãi cực thấp so với các năm trước đây.
Năng suất hồ tiêu ở Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) giảm mạnh qua từng năm.
Ông Trần Lợi, Hộ trồng tiêu xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ chia sẻ: "Tình ra vụ tiêu năm nay không lãi nhiều cũng lãi ít có sơ chứ không lỗ được. Tiêu năm nay lại ít, nếu như năm ngoái thì lãi được 50 triệu/hecta thì năm nay lãi khoảng 20 triệu/hecta....".
Theo ông Lợi, vụ tiêu năm nay, người trồng tiêu ở Cẩm Mỹ lỗ thì không có lỗ "thay vì công nhà của mình rồi nên mình không tính...
Ông Trương Đình Bá, Chủ tịch nông dân xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) cho biết thêm: "Do điều kiện thời tiết bất lợi, không được thuận lợi lắm cho cây hồ tiêu ra bông đậu trái nên hồ tiêu ra bông không đạt so với những năm trước.
Thứ hai do tình hình giá hồ tiêu năm 2021 cũng xuống thấp nên nông dân cũng không chú trọng vào đầu tư nên niên vụ này năng suất hồ tiêu giảm".
Toàn huyện Cẩm Mỹ, hiện có trên 5.500 hecta trồng cây hồ tiêu tập trung nhiều tại các xã Lâm San, Xuân Tây, Sông Ray...
Thời điểm này, các vườn trồng tiêu đã bước vào thu hoạch đồng loạt, nhiều diện tích nhỏ đã cơ bản thu hoạch xong.
Những năm gần đây cây hồ tiêu luôn trong tình trạng bấp bênh, bởi khi được mùa tiêu thì mất giá và ngược lại. Trong khi đó, chi phí đầu vào ngày càng tăng mạnh, năng suất liên tục sụt giảm, khiến người trồng tiêu gặp nhiều khó khăn.
Đồng Nai: Kịp thời khắc phục sự cố mất điện trên đường dây 110kV Ngày 17/3, theo thông tin chính thức từ Công ty Điện lực Đồng Nai, lực lượng chức năng đã khắc phục xong vụ sự cố mất điện do xe tải đổ đất gây ra sự cố điện trên đường dây 110kV, khiến 69.138 khách hàng ở các khu vực thành phố Long Khánh, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất bị mất điện. Tại...