Nhiều tỉnh vẫn cấm dịch vụ không thiết yếu
Ninh Bình cấm dịch vụ không thiết yếu từ ngày 10/2 và chưa thông báo cho phép hoạt động trở lại sau 23 ngày.
Ninh Bình , nơi cách tâm dịch Hải Dương hơn 100 km, dù chưa ghi nhận ca mắc mới trong đợt dịch này, song nâng cấp độ phòng dịch lên mức cao nhất từ trước Tết.
UBND tỉnh này quyết định tạm dừng các hoạt động của các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, xông hơi massage, game online, rạp chiếu phim, phòng tập gym, thể hình, yoga… từ 0h ngày 10/2 cho đến khi có thông báo mới. Trải qua 23 ngày, Ninh Bình vẫn chưa cho mở lại các dịch vụ trên.
Người chèo đò chờ đón khách tại bến Tam Cốc (Ninh Bình). Ảnh: Hoàng Phương
Ông Phạm Tuyết Ngọc, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình, cho biết ngày 4/3 tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn về vấn đề này và sẽ sớm ra quyết định cho phép các dịch vụ đó mở cửa trở lại. Theo ông Ngọc, tạm ngừng không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, vì đều là các dịch vụ không thiết yếu, trong khi quán ăn, nhà hàng và các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra bình thường.
Nằm cạnh Ninh Bình, tỉnh Nam Định cũng tạm dừng hoạt động nhiều loại hình dịch vụ từ 12h ngày 20/2 dù chưa ghi nhận ca nhiễm. Tỉnh tạm đóng cửa các cơ sở dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, xông hơi, massage, trò chơi điện tử, quán internet; hạn chế tối đa các quán trà đá, trà chanh, quán ăn vỉa hè. Trải qua 15 ngày, Nam Định chưa có thông báo mở cửa trở lại các dịch vụ này.
Ngoài ra từ 3/3, Nam Định tiếp tục tạm dừng hoạt động vận chuyển xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch, taxi đến tỉnh Quảng Ninh; trừ xe công vụ, đưa đón công nhân, chuyên gia, xe phục vụ phòng chống dịch, chở nhu yếu phẩm…
UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 5/3 thông báo chỉ cho phép tổ chức các nghi lễ tôn giáo đơn giản, phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khử khuẩn theo quy định. Vĩnh Phúc vẫn ngừng tổ chức phần hội tập trung đông người. Các huyện, thị lập các tổ giám sát, bố trí các bàn kiểm tra y tế tại các đình, chùa, nơi diễn ra nghi lễ đầu xuân.
Tỉnh cũng ngừng hoạt động của 9 chốt kiểm soát tại các tuyến đường trọng yếu vào địa bàn, chỉ duy trì ở mỗi huyện, thành phố một tổ tuần tra lưu động nhắc nhở tập trung đông người cho đến ngày 19/3.
Video đang HOT
Vĩnh Phúc vẫn chưa quyết định mở lại một số hoạt động kinh doanh dịch vụ đã tạm ngừng từ 2/2, như karaoke, vũ trường, bar, trò chơi điện tử, các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí. Tỉnh cũng dừng các lễ hội lớn như chọi trâu Hải Lựu, hội đền Ngự Dội. Từ tháng 4/2020 đến nay, Vĩnh Phúc chưa ghi nhận ca Covid-19 nào.
Khu danh thắng Tây Thiên ( huyện Tam Đảo) không một bóng người khi Vĩnh Phúc bùng dịch hồi tháng 2/2020. Ảnh: Ngọc Thành
Bắc Ninh ngày 28/1 ghi nhận một ca lây nhiễm cộng đồng có liên quan đến ổ dịch Chí Linh (Hải Dương). Một ngày sau, tỉnh thực hiện một số biện pháp giãn cách, đóng cửa dịch vụ không thiết yếu, cho học sinh nghỉ học đề phòng dịch bệnh. Trải qua 28 ngày không ghi nhận ca mắc mới, một số hoạt động dần được khôi phục trở lại, sớm hơn nhiều so với các tỉnh khác.
Bắc Ninh cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại từ 25/2, trừ quán bar, vũ trường, beer club, karaoke, massage, spa, xông hơi, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử. Tỉnh này cũng hạn chế tụ tập đông người, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, tạm dừng đón du khách cho đến khi có thông báo mới. Các hoạt động tại di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch, sự kiện văn hóa cũng dừng. Trong khi đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đền chùa thu hút du khách đến vào dịp tháng Giêng.
Thái Bình giáp ranh Hải Dương, không ghi nhận ca nhiễm nào, song đã tạm thời đóng cửa, không đón khách tại các di tính, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo từ ngày 18/2 để chống lây lan dịch bệnh.
Tỉnh này cũng dừng hoạt động các quán trà chanh, trà đá, quán ăn vỉa hè. Cơ sở kinh doanh ăn uống trong nhà, quầy bán hàng không sử dụng vỉa hè thực hiện giãn cách người với người một mét, bàn cách bàn 2 mét. Các hoạt động không cần thiết tạm ngừng, trong trường hợp cần thiết tổ chức phải có sự cho phép của cấp có thẩm quyền và thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch. Đến nay, Thái Bình chưa có thông báo cho phép mở lại các hoạt động trên.
Tỉnh Hưng Yên nới lỏng một số dịch vụ từ ngày 4/3, cho phép nhà hàng, quán cà phê, giải khát được hoạt động trở lại, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch. Các cơ sở trên phải lập danh sách khách hàng, gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, thời điểm sử dụng dịch vụ để phục vụ điều tra dịch tễ trong trường hợp cần thiết. Tỉnh này chưa cho phép dịch vụ ăn, uống vỉa hè hoạt động.
Hưng Yên ghi nhận hai ca nhiễm Covid-19, cách ly xã hội hai huyện Yên Mỹ và Khoái Châu theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày, từ 10/2 đến 25/2.
Người dân Hà Nội ngồi bên đường Ngã Tư Sở vái vọng khi chùa Phúc Khánh làm lễ cầu an trực tuyến, tháng 2/2021. Ảnh: Giang Huy
Một số địa phương từng ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 , đến nay bắt đầu nới lỏng, cho phép một số dịch vụ trên địa bàn hoạt động trở lại. Tỉnh Quảng Ninh từ 2/3 đến 15/3 cho các cơ sở dịch vụ, du lịch, tín ngưỡng, tôn giáo được hoạt động nhưng chỉ đón khách nội tỉnh.
Các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long, cảng tàu du lịch được đón khách, song không quá một nửa số ghế và phải thực hiện 5K.
Hội nghị, hội thảo, dịch vụ văn hóa, thể thao, phòng tập gym, fitness, yoga, câu lạc bộ bia; đám cưới, đám hỏi được tổ chức, nhưng phải đảm bảo giãn cách. Riêng thị xã Đông Triều vẫn tạm ngừng hoạt động du lịch, dịch vụ văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo, cưới hỏi… cho đến khi có thông báo mới.
Hải Phòng , nằm cạnh và cũng là cửa ngõ thông thương của Hải Dương khẩn cấp dừng các dịch vụ không thiết yếu từ chiều 28/1. Cho đến nay, thành phố ghi nhận 4 ca nhiễm, trong đó một ca đã khỏi.
Hải Phòng cho phép cửa hàng ăn uống, quán cà phê mở cửa, quán cắt tóc, gội đầu, tiệm nail, casino được hoạt động trở lại từ 1/3. Song chính quyền vẫn tạm ngừng các lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng thờ tự, giải đấu thể thao, không cho tổ chức ăn uống tập thể (đám hiếu, hỉ, liên hoan) quá 20 người, cấm dịch vụ ăn uống đường phố.
Hà Nội mở lại các hoạt động kinh doanh ăn, uống phục vụ trong nhà từ 0h ngày 2/3, sau 15 ngày tạm đóng cửa, nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Việc đóng cửa quán ăn đường phố, quán cà phê, trà đá là biện pháp mạnh tiếp theo của Hà Nội sau khi phát hiện ca bệnh người Nhật. Trước đó từ ngày 1/2, Hà Nội đã đóng cửa quán bar, vũ trường, karaoke, dừng các lễ hội.
Các di tích, đền chùa, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở thủ đô cũng có thể mở cửa trở lại từ ngày 8/3, song không tổ chức phần hội. Các khóa lễ, cầu an thực hiện theo hình thức trực tuyến.
Đợt dịch thứ ba bùng phát từ 28/1, cả nước ghi nhận 879 ca nhiễm cộng đồng. Dịch lan ra 13 tỉnh thành, với tâm dịch là tỉnh Hải Dương với 695 ca nhiễm.
Cần Thơ tạm đóng cửa các quán karaoke, massage, vũ trường từ 29 Tết
Cần Thơ tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (karaoke, massage, quán bar, vũ trường) bắt đầu từ 10/2 đến khi có thông báo mới.
Ngày 9/2, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ có công văn về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Cần Thơ tạm đóng cửa các quán karaoke, massage, vũ trường từ 29 Tết.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn và đề nghị Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ đề cao cảnh giác với tinh thần chống dịch như chống giặc
Vận động người dân hạn chế tối đa việc đi lại trong dịp Tết Nguyên đán; vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công nhân viên tổ chức làm việc trong dịp Tết, sinh hoạt tại chỗ.
Tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (karaoke, massage, quán bar, vũ trường) bắt đầu từ 10/2 đến khi có thông báo mới.
Chủ tịch TP Cần Thơ yêu cầu Sở GTVT chủ trì phối hợp Sở Y tế tổ chức giám sát khai báo y tế tất cả hành khách đến TP Cần Thơ (sân bay, bến xe). Giám đốc Sở Y tế rà soát, chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực cần thiết (nhân lực, vật tư, sinh phẩm, công cụ, phương tiện, kể cả bệnh viện dã chiến) sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, tư vấn hỗ trợ thông tin về phòng, chống dịch bệnh.
Công an thành phố phối hợp Sở Tư pháp, Sở Y tế tăng cường xử phạt việc cố ý không chấp hành đeo khẩu trang theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Giám đốc Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp UBND quận, huyện chỉ đạo trường mầm non tiếp tục cho trẻ nghỉ học sau Tết Nguyên đán cho đến khi có thông báo mới.
Chỉ đạo các trường phổ thông tiếp tục duy trì việc dạy và học theo hình thức trực tuyến cho học sinh sau Tết Nguyên đán cho đến khi có thông báo mới.
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chủ động quyết định hình thức học tập cho sinh viên, học viên đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Từ 12h trưa 9/2, TP.HCM dừng nhiều loại hình kinh doanh, vui chơi giải trí để phòng Covid-19 Từ 12h trưa mai (9/2) tức 28 Tết, các hoạt động không thiết yếu như quán bar, karaoke, vũ trường, massage, trung tâm tiệc cưới... sẽ tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Riêng lễ khai mạc tại đường hoa, đường sách Tết trên đường Nguyễn Huệ cũng không tổ chức. Trước tình hình và diễn biến phức tạp...