Nhiều tỉnh đang sát cánh với TP.HCM bằng hành động ra sao?
Đón bà con hồi hương, hỗ trợ nông sản, tiền…- hành động thiết thực của các địa phương đã trút bớt gánh nặng, tiếp sức TP.HCM trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.
Kể từ ngày bùng phát dịch bệnh COVID-19, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng (từ 0h ngày 9/7), TP.HCM liên tục đón nhận sự hỗ trợ của các tỉnh, thành trên khắp mọi miền đất nước.
Đặc biệt, việc các địa phương miền Trung – Tây Nguyên tiếp tế lương thực, đón bà con đồng hương đang ở TP.HCM đã góp phần giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vơi bớt khó khăn, dốc sức mạnh hơn cho cuộc chiến đẩy lùi đại dịch.
Không để bà con ở TP.HCM thiếu ăn, túng quẫn
Cùng sự chung tay của đồng bào cả nước hướng về vùng tâm dịch phía Nam, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ 2 tỷ đồng tiền mặt cùng 530 tấn nông sản các loại cho người dân TP.HCM, trong đó có bà con Quảng Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố này.
Người dân huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam gom nông sản gửi vào TP.HCM.
Ông Phan Việt Cường – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chia sẻ, ngay từ khi mới bùng phát dịch, TP.HCM đối diện với vô vàn nỗi lo. “Một bộ phận không nhỏ người Quảng Nam nói riêng và các tỉnh, thành khác nói chung đang làm ăn trong TP.HCM bất ngờ lâm cảnh thất nghiệp, khó khăn đủ đường.
Để san sẻ bớt gánh nặng cho TP.HCM, Quảng Nam đã trích ngân sách, kết hợp vận động các đơn vị trên địa bàn tỉnh thu gom, vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu vào để hỗ trợ người dân, đặc biệt là trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội. Khi bà con được đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn thì sẽ không túng quẫn tới mức phải tự ý hồi hương. Từ đó, TP.HCM mới an tâm chống dịch” , ông Cường nói.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp, tỉnh Quảng Bình đã triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ để người dân “ai ở đâu thì ở đó”. Sự chung tay, góp sức phần nào giúp TP.HCM cùng các địa phương phía Nam vơi bớt lo toan giữa thời điểm dịch bệnh hoành hành.
Anh Lê Đình Minh Toàn (23 tuổi, quê xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình) xúc động bộc bạch: “Thời gian đầu dịch bùng phát, em cảm thấy rất lo lắng vì tiền bạc để dành không đủ trang trải. Cũng may đến ngày 28/7 vừa qua, Hội đồng hương Lệ Thuỷ đã thay mặt người dân Quảng Bình hỗ trợ em cùng bà con với số tiền 1 triệu đồng/người. Số tiền tuy không nhiều nhưng phần nào giúp em có thêm động lực và yên tâm hơn ở lại, đồng hành cùng TP.HCM vượt qua đại dịch” .
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng đang rà soát để hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bà con đồng hương đang cư trú ở các tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
“Tỉnh đã giao các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, cấp phường chủ động liên hệ và trực tiếp hỗ trợ người dân đang thực sự gặp khó khăn hoặc gián tiếp thông qua gia đình của họ tại Lâm Đồng. Đây là hành động bức thiết nhằm kịp thời động viên, hỗ trợ bà con trong lúc ngặt nghèo. Bằng mọi giá, không để một công dân nào phải thiếu ăn” , một lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thông tin thêm.
Chuẩn bị khu cách ly, đón bà con vùng tâm dịch TP.HCM hồi hương
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cho hay, tính đến thời điểm hiện tại có hơn 12.000 người dân rời tâm dịch TP.HCM và các tỉnh phía Nam về Quảng Nam. Cụ thể, địa phương tổ chức hơn 80 chuyến xe, chuyến bay đón 4.000 bà con từ tâm dịch TP.HCM về quê, trong đó có 4 chuyến bay; hơn 8.000 người còn lại hồi hương kiểu tự phát.
Video đang HOT
“Ngay khi dịch bệnh bùng phát và có dấu hiệu lây lan nhanh ở TP.HCM, Quảng Nam là một trong số các địa phương đầu tiên lên kế hoạch đón bà con khó khăn về quê.
Bên cạnh đó, thời điểm Thủ tướng chưa ban hành lệnh cấm người dân tự phát hồi hương, Quảng Nam cũng sẵn sàng tiếp nhận hàng ngàn người rời tâm dịch về quê và đưa đi cách ly. Rõ ràng, việc đón bớt người dân như thế này sẽ giảm một phần áp lực không nhỏ cho TP.HCM” , ông Cường cho biết.
Người dân Quảng Nam sinh sống tại TP.HCM được đón về quê.
Quảng Nam cũng là địa phương đang bùng phát dịch với số ca liên tục tăng, ngoài ra, hiện các cơ sở cách ly y tế tại địa phương đang hết sức hạn chế vì các khu cách ly được trưng dụng từ trường học đã được bàn giao cho nhà trường để đón học sinh trở lại lớp. Nhưng Quảng Nam đang cố gắng xây dựng các khu cách ly mới để tiếp tục đón bà con.
“Nói vậy không có nghĩa là tỉnh không tiếp tục đón bà con hồi hương để san sẻ gánh nặng cho TP.HCM. Chúng tôi vẫn đang lên kế hoạch, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại địa phương và sẽ tổ chức đón bà con hồi hương” , Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh.
Trong khi đó, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương khẳng định, chính quyền và nhân dân của tỉnh sẽ luôn đồng hành với TP.HCM để hỗ trợ bà con hồi hương.
Hiện nay, UBND tỉnh Phú Yên đã giao các sở, ngành phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM thống nhất xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để đưa người dân có nhu cầu về quê một cách chặt chẽ, khoa học, phù hợp với năng lực xét nghiệm, tổ chức quản lý, cách ly của từng địa phương; phối hợp với TP.HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện tốt công tác xét nghiệm, sàng lọc trước khi tổ chức đưa về, tránh trường hợp lây nhiễm chéo.
Bên cạnh đó, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố cũng đang xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để tiếp nhận bà con về quê và cách ly tập trung ngay, tránh xảy ra lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Người phụ nữ ngày ngày chặn xe tải, xe đầu kéo xin đường cho học sinh ở TP.HCM
Ngày hai lần, người phụ nữ cầm tấm bảng ra đứng giữa dòng xe cộ để giúp hàng nghìn học sinh qua đường an toàn khiến nhiều người thán phục.
Hơn 7 tháng qua, người dân huyện Bình Chánh, TP.HCM quen thuộc với hình ảnh của bà Nguyễn Thị Bạch Phượng (62 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) hàng ngày cầm tấm bảng ghi dòng chữ "Tạm dừng xe cho học sinh qua đường" ra đứng giữa dòng xe cộ đông đúc.
Hành động của bà Phượng khiến các tài xế chú ý, giúp cho hàng nghìn học sinh Trường THCS Tân Kiên (ấp 3, xã Tân Kiên) qua đường an toàn.
Bà Nguyễn Thị Bạch Phượng cầm tấm bảng chặn xe để hàng nghìn học sinh sang đường an toàn. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Chặn xe tải xin đường cho học sinh
Xuất phát từ sự lo lắng, tình thương và trách nhiệm với cộng đồng nên dù trời nắng hay mưa bà Phượng vẫn ngày hai lần cầm tấm bang ra chặn xe tải xin đường giúp học sinh.
Buổi sáng, từ 10h45, bà đóng cửa tiệm vật tư điện nước của mình rồi đội nón, mang khẩu trang đi ra ngã ba trước cửa nhà để giơ tấm bảng nhằm để các tài xế chú ý giảm tốc độ cũng như hướng dẫn học sinh băng qua đường. Chiều đến, khoảng 16h50, công việc ấy lại tiếp tục.
Bà Phượng đang kể lại "nhiệm vụ" hướng dẫn học sinh qua đường an toàn. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Ghi nhận của PV VTC News, đường Hưng Nhơn nối quốc lộ 1A và đường Nguyễn Cửu Phú xe tải, xe đầu kéo qua lại thường xuyên. Nơi giao lộ bà Phượng thường ra dù có trường học và đông dân cư nhưng lại không có biển báo, đèn báo hiệu, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho học sinh.
Bà Phượng bán phụ tùng điện nước trên đường Hưng Nhơn, ấp 3, xã Tân Kiên. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Theo người phụ nữ này, mỗi ngày có khoảng 1.000 học sinh đi học, mà con đường vào Trường THCS Tân Kiên lại cắt ngang ngã ba đông đúc xe qua lại, thế nên việc mất an toàn giao thông, xảy ra va chạm rất thường xuyên.
"Nhà tôi nằm ngay ngã ba đường, nên mỗi lần tụi nhỏ tan trường về là tôi cầm tấm bảng xuống đứng giữa đường chặn xe để học sinh qua đường an toàn. Thời gian đầu thấy xe lao vun vút thì sợ thiệt, nhưng xin đường riết rồi cũng thành quen. Mỗi lần tụi nhỏ qua đường an toàn đều quay lại cảm ơn khiến tôi hạnh phúc lắm" , bà Phượng nói.
Dù trời nắng hay mưa, bà Phượng hàng ngày cầm tấm bảng đứng giữa đường chặn xe cho học sinh qua đường. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Cười hiền từ rồi chỉ cho PV VTC News xem cái bảng xin đường của mình, bà Phượng nói rằng "làm riết thành quen" . Người phụ nữ 62 tuổi cho biết những ngày đầu làm công việc này, chồng và các con có chút lo lắng.
Hàng xóm thấy bà cao tuổi vẫn bất chấp nắng mưa ra đường làm việc "bao đồng" đều khuyên nhủ phải chú ý giữ an toàn, quan trọng nhất là không được cản trở giao thông, đồng thời giữ cho bản thân bà lẫn các em học sinh tránh được những sự cố va chạm đáng tiếc... Bà tiếp thu nhưng vẫn làm.
Đường Hưng Nhơn nối quốc lộ 1A và đường Nguyễn Cửu Phú xe tải, xe đầu kéo qua lại thường xuyên. (Ảnh: Khuất Nguyên)
"Lắm lúc cầm tấm bảng đứng chặn xe xin cho các cháu học sinh sang đường thì suýt bị xe tải "hốt". Việc tôi bị các tài xế nạt nộ, quát đi vào lề thì vô số kể. Cũng có người nói đầu óc tôi không bình thường mới làm công việc này, nhưng ai nói gì tôi cũng không quan tâm, miễn sao thấy tụi nhỏ qua đường an toàn là vui lắm rồi. Khi nào đoạn đường này có đèn báo, vạch kẻ đường và thấy học sinh qua lại an toàn thì tôi mới thôi làm việc này" , bà Phượng chia sẻ.
Những lời cảm ơn ấm lòng
Nhiều học sinh Trường THCS Tân Kiên cảm kích tấm lòng của bà Phượng. Nói về người phụ nữ tốt bụng, em Kim Thuỳ Hà My (học sinh lớp 9/5, trường THCS Tân Kiên) chia sẻ, dù trời nắng hay mưa, bà Phượng vẫn thường xuyên đứng xin đường cho các em qua.
Hà My, học sinh lớp 9/7, trường THCS Tân Kiên chia sẻ về bà Phượng. (Ảnh: Khuất Nguyên)
"Con luôn biết ơn hành động đẹp của bà Phượng, dù tuổi đã cao nhưng ngày nào bà cũng giúp đỡ chúng con qua đường an toàn. Con muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến bà, mong bà có nhiều sức khoẻ để giúp đỡ nhiều bạn nhỏ như con" , Hà My nói.
Em Võ Nhật Hảo, học sinh lớp 8/7, trường THCS Tân Kiên. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Còn Võ Nhật Hảo (học sinh lớp 8/7, trường THCS Tân Kiên) kể lại, trước đây mỗi lần học sinh sang đường thấy xe chạy tốc độ cao luôn là nỗi ám ảnh. Từ khi bà Phượng "xuất hiện", các em cảm thấy an toàn. "Con cảm ơn bà Phượng không ngại nắng mưa, luôn đồng hành giúp đỡ chúng con qua đường an toàn" , Hảo vui vẻ nói.
Da nhăn nheo, tóc bạc đi vì tuổi già nhưng trong đôi mắt bà Phượng vẫn chứa đựng sự tin yêu, lạc quan về cuộc sống. Câu chuyện từ người phụ nữ 62 tuổi này mang đến thật nhiều cảm xúc trong những ngày Sài Gòn nắng nóng như đổ lửa.
Bà Phượng đã có người đồng hành
Nói về tấm "bảng hiệu xin đường" bắt mắt, chị Nguyễn Trần Kim Vạn (ngụ huyện Bình Chánh) vui vẻ kể lại, khi thấy bà Phượng lóng ngóng đứng giữa đường vẫy xe tải, chị nảy ra sáng kiến làm tấm bảng đó để giúp bà Phượng làm việc an toàn hơn. "Bà con hàng xóm có con cháu học ở đây đều thấy vui và ấm lòng vì việc làm của bà Phượng", chị Vạn nói.
Chị Nguyễn Trần Kim Vạn - người có sáng kiến làm tấm bảng xin đường giúp bà Phượng. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Cũng theo chị Vạn, mấy hôm nay có thêm bảo vệ trong Tổ dân phố đến hỗ trợ bà Phượng điều tiết giao thông và hướng dẫn học sinh qua đường.
Xử lý thế nào nếu quảng cáo thuốc không đúng sự thật? Việc quảng cáo những sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh theo phương thuốc gia truyền sai sự thật sẽ bị phạt nặng. Gần đây trên mạng xã hội đoạn video trên youtube dài khoảng 3-5 phút quảng cáo với nội dung lặp đi lặp lại: "nhà tôi ba đời gia truyền chữa xương khớp", "nhà tôi gia truyền chữa mọc tóc", "nhà tôi...