Nhiều tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp châu Âu kinh doanh tại Việt Nam
Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý 3 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam ( EuroCham) đạt 57,5 điểm phần trăm, tăng 24 điểm so với quý trước. Đây là số điểm BCI cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới.
Khảo sát BCI của EuroCham được thực hiện hằng quý, nhằm mục đích lấy ý kiến của lãnh đạo các DN hội viên về môi trường thương mại và đầu tư, theo dõi hiệu quả hoạt động của các công ty và nhận thức của họ về triển vọng kinh tế tại Việt Nam.
Trong quý I/2020, khi COVID-19 lần đầu tiên tác động tới thương mại và đầu tư quốc tế, BCI đã giảm xuống còn 26 điểm phần trăm. Tỷ lệ này tăng nhẹ trong quý II khi Việt Nam trở thành một trong những nước trên thế giới thành công trong việc đối phó với đại dịch. Giờ đây, việc các DN có thể hoạt động với ít hạn chế hơn và trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực kể từ ngày 1/8, niềm tin của các DN châu Âu đã có sự phục hồi mạnh mẽ.
Quý IV năm nay được dự đoán là khả quan hơn, với 44% DN tham gia khảo sát dự đoán hoạt động kinh doanh cuối năm sẽ có kết quả tốt. Trong khi đó, hầu hết các công ty đang ổn định về số lượng nhân viên (65%) và kế hoạch đầu tư (57%).
Ảnh minh họa
Với việc EVFTA đi vào hiệu lực trong quý III, BCI cũng đưa ra câu hỏi khảo sát về mức độ tác động của Hiệp định đối với kế hoạch kinh doanh và đầu tư của các công ty thành viên. 1/3 số DN trả lời khảo sát cho rằng, thỏa thuận này là một phần quan trọng trong quyết định đầu tư vào Việt Nam của họ, với hai yếu tố hàng đầu được dự đoán sẽ thúc đẩy tăng trưởng là cắt giảm thuế quan (33%) và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư (13%).
Video đang HOT
Chủ tịch EuroCham, ông Nicolas Audier cho biết: “Bất chấp một năm 2020 khó khăn đối với thương mại quốc tế, khảo sát của chúng tôi cho thấy, các biện pháp nhanh chóng và hiệu quả của Việt Nam đối với đại dịch toàn cầu đã mang lại hiệu quả. Lãnh đạo các DN châu Âu cảm thấy tích cực hơn cả về DN của họ, cũng như môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam. Việc Hiệp định EVFTA được triển khai và có hiệu lực từ tháng 8 chắc chắn đã góp phần vào tâm lý này”.
Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam Thue Quist Thomasen cho biết, 44% DN châu Âu được khảo sát dự đoán doanh thu của công ty họ sẽ tăng trong 3 tháng tới, trong khi tỷ lệ này chỉ là 24% vào quý trước. Cùng với đó, 23% DN dự kiến sẽ thuê thêm nhân viên trong 3 tháng tới. Tất cả những yếu tố này sẽ góp phần hướng đến một kết quả tích cực giai đoạn cuối năm 2020.
Hiệp định EVFTA: Cơ hội lớn cho ngành chế biến cá ngừ
Ngành chế biến cá ngừ xuất khẩu là một mũi nhọn quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) được thực thi đã mở cánh cửa mới cho ngành phát triển hơn nữa trong tương lai.
Tiềm năng lớn
Khánh Hòa là tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, có trên 385 km bờ biển với hơn 200 đảo lớn nhỏ, nhiều đầm vịnh kín gió và cảng nước sâu; trong đó có huyện đảo Trường Sa, một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước.
Cá ngừ đại dương được kiểm tra chất lượng ngay tại cảng Hòn Rớ trước khi được chuyển đến các nhà máy chế biến.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản, đặc biệt đối với nghề khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản; trong đó, nghề khai thác cá ngừ đại dương đã phát triển khá nhanh cả về số lượng tàu cá, sản lượng khai thác và kim ngạch xuất khẩu, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho hoạt động khai thác xa bờ.
Theo ông Ngô Xuân Hoàng, thuyền trưởng tàu KH97279 TS (thành phố Nha Trang), tàu này chuyên đánh bắt cá ngừ ở ngư trường Trường Sa và nhà giàn DK1, mỗi chuyến đi biển hơn 20 ngày cũng thu được ít nhất 30 - 40 tấn cá. Ngoài các trang thiết bị phục vụ đánh bắt, tàu còn được trang bị hầm bảo quản bằng vật liệu polyme, giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn phục vụ chế biến xuất khẩu cá ngừ.
Tỉnh Khánh Hòa có hơn 550 tàu tham gia khai thác cá ngừ. Riêng 9 tháng năm 2020, tuy chịu tác động của dịch COVID-19 nhưng tổng sản lượng khai thác thuỷ sản cũng đạt gần 70.000 tấn gồm cá ngừ vây vàng, mắt to đạt gần 3.000 tấn và cá ngừ khác trên 17.000 tấn.
Toàn tỉnh có 44 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành, sản lượng xuất khẩu trong 9 tháng năm 2020 gần 3.000 tấn hải sản.
Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể cả trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngành nông nghiệp đã triển khai cho ngư dân và các doanh nghiệp tham gia vào việc tuân thủ các quy định trong truy xuất nguồn gốc thủy sản. Đến nay hoạt động này đã đi vào ổn định, bản thân ngư dân và doanh nghiệp đã nâng cao được ý thức trong khai thác, thu mua, chế biến để phục vụ cho xuất khẩu.
Nắm bắt cơ hội
Hiệp định EVFTA đi vào thực thi với 220 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0 - 22%, trong đó thuế cao từ 6 - 22% cũng về 0% kể từ ngày 1/8. Riêng cá ngừ đông lạnh dạng fillet và loin thuế suất cơ bản từ 18% sẽ được giảm về 0% theo lộ trình 3 năm. Cá ngừ đóng hộp EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan là 11.500 tấn/năm, đây là cơ hội để doanh nghiệp tăng cường mở rộng thị trường và tận dụng lợi thế cạnh tranh với đối thủ các nước.
Là một đơn vị tiên phong trong xuất khẩu cá ngừ vào thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Vương tại Khu công nghiệp Suối Dầu, huyện Cam Lâm liên tục xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đại dương sang thị trường đầy tiềm năng này trong 2 tháng vừa qua.
Theo ông Nguyễn Văn Dư, lãnh đạo công ty này, số liệu thống kê trong thời gian từ thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu cá ngừ trong tháng 8 và 9/2020 của đơn vị này sang thị trường EU là 16 triệu USD, bình quân 8 triệu USD/tháng, tăng 1,5 lần so với bình quân của các tháng trước đó.
"Tuy nhiên, để tận dụng tối đa được lợi thế này, chúng ta cần có giải pháp sớm tháo gỡ thẻ vàng IUU tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm hải sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU. Đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương xem xét đề xuất với EU tăng thêm hạn ngạch cho sản phẩm cá ngừ đóng hộp giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu" - ông Dư đề xuất.
Trong khi đó, ông Saornil Minguez Ruben, Phó Văn phòng Thương mại Tây Ban Nha tại Việt Nam gợi ý, EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản rất lớn nên hiệp định được thông qua đã trở thành cơ hội tốt cho ngành thuỷ sản Việt Nam.
Dù vậy, phía EU cũng có những yêu cầu khắt khe như tàu cá phải đánh bắt tự nhiên, tránh đánh bắt bất hợp pháp, các sản phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt nếu có các giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ thuận lợi hơn cho sản phẩm của Việt Nam thâm nhập vào thị trường châu Âu.
Theo thống kê của tỉnh Khánh Hoà, tính từ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 334 triệu USD thì đến năm 2019 đã tăng lên 614 triệu USD. Tính đến hết tháng 6 năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu thủy sản cũng đã đạt hơn 220 triệu USD. Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Khánh Hòa, chủ lực là cá ngừ đã có mặt ở 64 thị trường trên thế giới, trọng điểm là thị trường châu Âu.
Đóng gói cá ngừ fillet đông lạnh tại Khu công nghiệp Suối Dầu (Cam Lâm, Khánh Hòa).
Cùng với việc xây dựng đồng bộ hệ thống cảng cá, tỉnh này còn thí điểm tổ chức khai thác thu mua, chế biến tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi với 3 chuỗi liên kết đầu tiên được hình thành.
Hiện nay các mô hình trên đã đi vào hoạt động ổn định với tổng số tàu tham gia hơn 150 tàu và đang tiếp tục được nhân rộng. Qua đó góp phần tạo môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, thuận lợi cho bà con ngư dân và doanh nghiệp, cải thiện nâng cao đời sống người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Doanh nghiệp châu Âu đánh giá cao các biện pháp chống dịch Covid-19 của Việt Nam Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) tổng thể đã tăng nhẹ trong ba tháng qua, từ 27% quý 1 lên 34% trong tháng 4 và giữ ổn định trong quý 2. Điều này cho thấy sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp vào thị trường Việt Nam đang...