Nhiều tín hiệu thuận lợi cho vụ Hè Thu 2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long
Mặc dù chỉ mới xuống giống vài ngày nhưng nhiều diện tích lúa Hè Thu 2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang… đã có thương lái vào đặt cọc mua trước với giá từ 6.000 đồng/kg trở lên đối với lúa tươi.
Đồng thời, theo dự báo của các cơ quan chức năng, mùa mưa năm nay đến sớm, tình hình hạn, mặn giảm nhiều so với các năm trước nên rất nhiều khả năng vụ lúa Hè Thu 2021 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục giành thắng lợi, nông dân trúng mùa, trúng giá.
Thu hoạch lúa Đông Xuân 2020 – 2021 tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương/TTXVN
Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp chất lượng cao Trung An, hiện nay nông dân ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, nơi đơn vị ký kết bao tiêu đã thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân 2020-2021 và đã tranh thủ xuống giống lại vụ lúa Hè Thu được trên dưới 10 ngày và hiện lúa phát triển tương đối tốt. Hiện gạo Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới, có chất lượng tăng cao và đã xác lập giá mới. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, tránh hạn mặn thì vụ lúa Hè Thu này chắc chắn sẽ tiếp tục giành thắng lợi.
Theo ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, trong tháng 4 và tháng 5, dự báo trên địa bàn sẽ có mưa sớm nên trong vụ Hè Thu tới nông dân cần xuống giống sớm và đặc biệt là do có mưa người dân nên tranh thủ tích nước để cung cấp lúa trong các thời điểm hạn, mặn để cây lúa không bị ảnh hưởng.
Về cơ cấu giống, theo Cục Trồng trọt, các địa phương cần ưu tiên sản xuất các giống lúa chất lượng cao, bố trí hợp lý các giống lúa dành cho chế biến và lúa nếp với việc đảm bảo các giống lúa thơm, lúa đặc sản (như giống ST25, RVT, Nàng Hoa 9, VD 20…) và các giống lúa chất lượng cao nhưz; Đài Thơm 8, OM 5451, OM 6976, OM 7347, OM 4218, Jamine 85…) chiếm tỷ lệ từ 70 đến 80%. Các giống lúa nếp (như IR 4625, nếp Bè) và các giống lúa có chất lượng trung bình (như IR 50404…) chiếm tỷ lệ không quá 25%.
Video đang HOT
Đặc biệt, các địa phương cũng cần quan tâm hướng dẫn nông dân sản xuất lúa sạch, thân thiện môi trường, tăng cường quản lý về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… để tăng giá trị lúa gạo xuất khẩu, tăng cường mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất gắn với nhu cầu thị trường.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, cơ cấu giống vụ lúa Hè Thu thông thường có 2 nhóm giống khó tiêu thụ là nhóm giống lúa dành cho chế biến và giống nếp. Do đó, các địa phương sản xuất chuyên canh các giống lúa này, hoặc muốn mở rộng diện tích sản xuất các giống này cần hết sức chú ý và bố trí hợp lý theo tín hiệu thị trường, tức là dựa vào nhu cầu của các doanh nghiệp, thương lái hợp đồng thu mua, để tránh sản xuất dư thừa.
Theo dự báo, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mặn xâm nhập theo các đợt triều cường ở các khu vực cửa sông trong tháng 3 và bước vào tháng Tư, mặn bắt đầu giảm dần do có mưa, phạm vi xâm nhập mặn cách biển từ 30 đến 45 km… Do đó, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn nông dân gieo cấy càng sớm càng tốt để liên tục cung ứng nguồn nguyên liệu cho thị trường, vùng ven biển tùy theo khu vực mà hướng dẫn nông dân xuống giống cho phù hợp, đảm bảo an toàn không để lúa bị nhiễm mặn.
Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa Hè Thu 2021, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch gieo cấy trên 1,52 triệu ha, năng suất dự kiến đạt 5,62 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt trên 8,55 triệu tấn, tăng 92.000 tấn so với vụ Hè thu 2020.
Tính đến gần cuối tháng 3, toàn vùng đã gieo cấy trên 320.000 ha lúa Hè Thu 2021 và dự kiến trong tháng 4 nông dân sẽ gieo cấy thêm khoảng 400.000 ha và toàn bộ diện tích lúa Hè Thu 2021 sẽ được xuống giống dứt điểm vào nửa đầu tháng 6/2021.
Dự trữ lương thực, có thể cắt điện để phòng chống bão số 12 và 13
Theo cơ quan cảnh báo thiên tai, sau bão số 12 sẽ lại có bão số 13 đổ bộ vào Trung bộ.
Chiều 9-11, Ban Chỉ đạo Trung ương ký công văn hỏa tốc tới nhiều tỉnh và thành phố ở miền Trung, các đơn vị có liên quan yêu cầu sẵn sàng ứng phó với 2 cơn bão, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, kích hoạt hệ thống tin nhắn cảnh báo, có thể cắt điện để phòng tránh bão.
Chiều tối 9-11, tâm bão số 12 chỉ còn cách bờ biển Nam Trung bộ 230km
Cập nhật từ Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia đến chiều và tối 9-11, tâm bão số 12 chỉ còn cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận khoảng 230km về phía Đông, với sức bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Bão đang di chuyển nhanh theo hướng Tây. Dự báo sáng mai 10-11, tâm bão nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận, tăng lên cấp 9, giật cấp 12. Trong ngày 10-11, bão số 12 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, trên biển, vùng gần tâm bão đi qua sẽ có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, sóng biển cao 5-7m.
Từ đêm 9-11, trên đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 kết hợp với không khí lạnh nên từ nay đến ngày 12-11, từ Quảng Trị đến phía Bắc Khánh Hòa có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 450mm; khu vực Quảng Bình, Nam Khánh Hòa và Tây Nguyên có lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt.
Sau bão 12 sẽ có cơn bão số 13
Trong khi đó, tại cuộc họp ứng phó bão số 12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức ngày 9-11, TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia thông tin thêm: Khoảng đêm 11-11 đến rạng sáng 12-11, sẽ có thêm một áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 13 và đi vào Biển Đông.
Do bão di chuyển nhanh nên khoảng ngày 14-11, bão số 13 sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Trung bộ. Theo nhận định, bão số 13 sẽ đạt cường độ cấp 11 trên Biển Đông.
Công văn hỏa tốc số 179
Trước tình hình bão liên tục đổ bộ vào Trung bộ, chiều 9-11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ký Công văn hỏa tốc số 179 gửi các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận, các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên; Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị chủ động ứng phó bão số 12 và mưa lũ sau bão, nhất là áp thấp nhiệt đới dự bão trở thành cơn bão số 13 tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ.
Trong công văn này, Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu bằng mọi biện pháp thông báo, hướng dẫn cho các tàu thuyền đang còn hoạt động trong khu vực nguy hiểm khẩn trương di chuyển, tránh trú đảm bảo an toàn.
Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kể cả các tàu thuyền đã neo đậu tại khu vực tránh trú; lưu ý đối với các tàu vận tải biển, tàu vãng lai neo đậu ở các cửa sông đề phòng lũ lớn.
Chằng chống nhà cửa, dự trữ thuốc men, lương thực
Trên đất liền, theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, các địa phương phải tổ chức chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây; có phương án đảm bảo an toàn cho người dân tại các nhà cao tầng, nhất là tại các nhà kính dễ xảy ra rủi ro khi bão đổ bộ.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu "chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men trên các đảo và các khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, chia cắt; tổ chức bắn pháo hiệu đồng loạt dọc tuyến biển tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão vào tối 9-11".
Chỉ đạo, huy động lực lượng giúp dân thu hoạch lúa, hoa màu đã đến kỳ thu hoạch; có phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm, nhất là đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi, tập trung tại các khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt.
Không để du khách ra đường khi có bão
Công văn nêu rõ: "Thông tin đầy đủ, kịp thời cho khách du lịch, nhất là khách quốc tế về diễn biến của cơn bão bằng cả 2 ngôn ngữ Việt - Anh để chủ động phòng, tránh, hạn chế để du khách di chuyển hoặc ra đường khi không cần thiết trong thời gian bão đổ bộ".
Chủ động cắt điện khi bão đổ bộ, nhắn tin cho người dân trong tâm bão
Công văn do Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai ký đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lực lượng thường trực đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, chủ động cắt điện khi bão đổ bộ đối với những khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro; kịp thời khắc phục sự cố trong mưa bão để sẵn sàng cấp điện trở lại phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.
Sẵn sàng kích hoạt hệ thống tin nhắn đến các thuê bao trong vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.
Lúa đông xuân 2020-2021 ở Nam Bộ: Né hạn, mặn để giữ sản lượng Mặc dù vụ lúa đông xuân 2020-2021 ở khu vực Nam Bộ tới đây được dự báo thiếu hụt nguồn nước, có thể bị nước mặn tấn công và xảy ra khô hạn, nhưng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết sẽ giữ vững diện tích, năng suất và sản lượng. Sẽ gieo sạ 1,63 triệu ha Hôm qua (9/10), tại TP.Cần Thơ,...