‘Nhiều tiêu chí kiểm soát dịch vẫn nghiêng về zero Covid’
Theo các hiệp hội, nhiều quy định trong dự thảo hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch Covid-19″ vẫn chưa hướng về sống chung với dịch và điều này có thể ảnh hưởng lớn tới kinh tế.
Quan điểm này được 8 hiệp hội doanh nghiệp nêu trong văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, các bộ, ngành ngày 25/9, góp ý dự thảo hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch Covid-19″.
8 hiệp hội, gồm: Hiệp hội Thực phẩm minh bạch; Hội Lương thực, thực phẩm TP HCM, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hội Mỹ nghệ, chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP, Hiệp hội Nhựa Vệt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam (JCCI).
Theo dự thảo hướng dẫn đang được Bộ Y tế lấy ý kiến đưa ra ba chỉ số đánh giá thích ứng an toàn Covid-19. Dự thảo hướng dẫn cũng đưa ra 4 cấp độ nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp ứng phó tương ứng, gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp – bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.
Các hiệp hội cho rằng hướng dẫn tại dự thảo chưa tính tới sự khác biệt về tình hình dịch giữa các vùng trong cả nước, nên thiếu tính linh hoạt. Nhiều quy định vẫn mang mục tiêu “zero Covid” chứ chưa hoàn toàn là “sống chung với Covid”. Chỉ số đánh giá đưa ra thắt chặt quá mức các vùng dịch, xét nghiệm nhiều kể cả khi đã tiêm đủ vaccine.
Dự thảo đưa ra quy định trên 80% số người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine. Các hiệp hội cho rằng, với tình hình dịch bệnh tại TP HCM hiện nay, nếu áp dụng quy định này vào đánh giá nguy cơ dịch bệnh, TP HCM sẽ nằm ở nhóm nguy cơ cấp độ 4. Và như vậy phải rất lâu (2-3 tháng nữa) thành phố mới có thể mở cửa kinh tế.
Tài xế tại TP HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Quỳnh Trần
Ngoài ra, dự thảo hướng dẫn vẫn còn nhiều quy định chỉ phù hợp chủ trương “zero Covid”, ảnh hưởng lớn tới kinh tế. Chẳng hạn, quy định cách ly tập trung với F0, F1; chỉ điều trị F0 tại nhà với trường hợp dịch ở cấp 3 và 4; hay ngừng hoạt động trung tâm thương mại và cơ sở du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng cấp 4…
Theo các hiệp hội, những quy định này chỉ nên áp dụng trong thời gian chuyển đổi. Khi đã sang giai đoạn sống chung với virus, đã tiêm đủ vaccine mà vẫn quy định cách ly tập trung F0, F1 , truy vết… sẽ rất tốn kém, gây quá tải hệ thống y tế.
“Nên bỏ hẳn việc đưa F0 đi cách ly tập trung khi chuyển sang bình thường mới, ngành y tế hướng dẫn cụ thể để F0 điều trị tại nhà, áp dụng thẻ xanh Covid-19″, lãnh đạo 8 hiệp hội doanh nghiệp nêu.
Các hiệp hội đều nhấn mạnh quan điểm khi đã tiêm đủ vaccine thì việc hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ liều hoặc F0 đã khỏi bệnh, hạn chế các hoạt động kinh tế, giao thông công cộng “là không cần thiết”. Nên cho phép những người tiêm đủ vaccine được đi làm, và căn cứ vào tỷ lệ lấp đầy giường bệnh và phòng ICU để đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp.
Video đang HOT
Mặt khác, nếu áp dụng ngay tiêu chí dịch cấp độ 1 (bình thường mới) cho các vùng đang kiểm soát tốt dịch bệnh khi chưa tiêm đủ vaccine, sẽ có nguy cơ vỡ trận.
Hiện 38 tỉnh, thành phố kiểm soát tốt dịch nên chưa phải thực hiện hoặc đã gỡ bỏ Chỉ thị 16, gồm cả Hà Nội. Việc dự thảo đưa ra quy định dưới 20% ca mắc mới trên 100.000 dân một tuần là nhóm nguy cơ thấp khi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp ở các tỉnh, thành phố này, là không phù hợp với tình hình và khả năng kiểm soát dịch hiện tại, sẽ dẫn tới nguy cơ cao vỡ trận như TP HCM.
Đại diện các doanh nghiệp tính toán, với ngưỡng 20 ca trên 100.000 dân một tuần, tương đương mỗi ngày Hà Nội có 230 ca mắc mới (ước tính trên dữ kiện Thủ đô có 8 triệu dân). Đợt dịch thứ tư, Hà Nội có khoảng 50-70 ca mắc mới một ngày, và đã phải mất gần 2 tháng phong toả theo Chỉ thị 16 mới cơ bản khống chế được dịch, đưa số ca nhiễm trong ngày xuống dưới 20. Thực tế này cho thấy nếu Hà Nội để tới 230 ca mắc mới một ngày mới phong toả thì sẽ có nguy cơ cao vỡ trận như TP HCM.
Vì thế, tại các tỉnh, thành phố, khu vực đang kiểm soát tốt dịch bệnh thay vì thay đổi ngay trạng thái chống dịch, phải có chiến lược riêng trong giai đoạn chuyển tiếp (3-5 tháng). Trong giai đoạn chuyển tiếp, các địa phương nằm trong diện này áp dụng chống dịch theo điểm, không phong toả diện rộng, trước khi mở cửa hoàn toàn để sống chung với dịch khi đã tiêm đủ vaccine.
Để thích ứng “sống chung với Covid”, các hiệp hội đề xuất Thủ tướng áp dụng linh hoạt chiến lược kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế.
Ở giai đoạn chuyển tiếp , dự kiến từ nay tới đầu quý I/2022, các đề xuất như sau:
Vùng nào vaccine phủ sớm thì mở cửa sớm. Để mở cửa sống chung với Covid-19 trong giai đoạn này thì tách 2 vùng theo tình hình dịch để có biện pháp quản lý phù hợp.
Vùng 1, các vùng đang bùng phát, áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều chỉnh biện pháp áp dụng mức độ giãn cách phù hợp, tuỳ theo cấp độ dịch, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh, mức độ tiêm vaccine. Nếu tỷ lệ lấp đầy giường bệnh trên 75% thì tăng các biện pháp phòng ngừa để giảm tỷ lệ tử vong; nếu trên 90% thì nâng hẳn lên một cấp độ dịch.
Bỏ các quy định hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh. Bỏ các quy định hạn chế các hoạt động kinh tế, cho phép F0 điều trị tại nhà. Cho phép người tiêm đủ 2 mũi vaccine, F0 đã khỏi bệnh được đi làm.
Ngành y tế có quy trình hướng dẫn doanh nghiệp xử lý F0 trong mỗi giai đoạn. Không đóng cửa cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu có F0. Người đi từ vùng cấp độ 4 xuống vùng cấp độ dịch thấp hơn thì phải có xét nghiệm âm tính.
Vùng 2, dịch lây lan chậm hoặc chưa có dịch, giai đoạn chuyển tiếp 3-5 tháng đến khi tiêm đủ vaccine. Phòng dịch theo điểm, không phong toả diện rộng.
Nếu mức lây nhiễm tăng lên hơn 0,7 ca mắc mới trên 100.000 dân một ngày trong một tuần liên tiếp thì nâng mức cảnh báo nhưng không phong toả diện rộng. Vùng nào tiêm đủ vaccine theo các tiêu chí thì sẽ chuyển thẳng sang bình thường mới, bỏ phong toả.
Ở giai đoạn sống chung với virus , dự kiến từ giữa quý I/2022 và có thể sớm hơn nếu độ phủ vaccine sớm hơn, các đề xuất là:
Mở cửa từng vùng và toàn bộ cả nước khi đã tiêm đủ vaccine cho hơn 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đạt chỉ số 1 trên 80% trên 50 tuổi tiêm đủ vaccine.
Giãn cách phù hợp theo cấp độ dịch, sản xuất kinh doanh, giao thông công cộng được mở lại 100% ở tất cả cấp độ dịch.
Bỏ toàn bộ các giới hạn đi lại giữa các vùng, gồm cả người và xe vận tải. Bỏ cách ly F1, bỏ cách ly người từ vùng khác đến. Bỏ xét nghiệm diện rộng, cho phép F0 điều trị ở nhà. Tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm liều tăng cường cho người lớn
Hà Nội không nên nóng vội cấp "thẻ xanh Covid"?
Trước ý kiến nên nghiên cứu cấp "thẻ xanh" cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả.
Xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng
Tại cuộc họp Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội diễn ra chiều 22/9, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh đánh giá thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch, tỷ lệ mắc rất thấp, đặc biệt trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, ông Hạnh nhận định trong thời gian tới thành phố vẫn còn xuất hiện các F0 trong cộng đồng. Vì vậy, ông cho rằng việc kiên quyết xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi nghiên cứu "thẻ xanh Covid" (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, thành phố phải chủ động đánh giá nguy cơ, giao Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm, tập trung vào những đối tượng ho, sốt trong cộng đồng; những đối tượng nguy cơ cao và những khu vực có nguy cơ cao (khu vực ổ dịch cũ, các khu công nghiệp) và kế hoạch này cần thực hiện và đánh giá 2 tuần một lần.
Liên quan đến vấn đề "thẻ xanh" đối với người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cho biết, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong khi đó, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn bị mắc Covid-19. Vì vậy, ông khuyến cáo người dân đã tiêm 2 mũi vắc xin không nên chủ quan.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đến thời điểm này dịch bệnh tại Hà Nội không bùng phát đã là một thành công.
Tuy nhiên, để trở về "zero Covid" là rất khó, bởi dịch vẫn còn lẩn khuất trong cộng đồng, đã xâm nhập vào các chuỗi như lái xe, shipper... Hơn nữa, tình hình dịch trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng chia sẻ thêm là sau khi tiêm một mũi vắc xin thì miễn dịch còn kém. Chỉ đến khi tiêm đủ 2 mũi mới đủ miễn dịch nhưng điều này cũng chỉ giảm lây nhiễm, giảm nguy cơ trở nặng chứ không đảm bảo hoàn toàn không lây nhiễm. Đặc biệt, khả năng truyền bệnh giữa người tiêm và chưa tiêm là giống nhau, vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ em, người già, người có bệnh nền...
Trước ý kiến Hà Nội nên nghiên cứu cấp thẻ xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, ông Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả phòng, chống dịch.
Người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
Từ ý kiến chia sẻ của các chuyên gia y tế, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, việc tiêm vắc xin là cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng, song không vì thế mà người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin lại chủ quan, lơ là.
Nhấn để phóng to ảnh
Người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 (Ảnh: Hữu Nghị).
Đáng chú ý, ông Dũng bày tỏ việc người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 là hình ảnh không đẹp đối với công tác phòng, chống dịch của thành phố. Từ việc này cho thấy một số địa phương của thành phố chưa thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã khẩn trương hoàn thành, xây dựng kế hoạch và triển khai Chỉ thị 22 của UBND thành phố, đảm bảo rõ người, rõ việc. Trong đó, ông Dũng nhấn mạnh phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, cần tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, thông điệp 5K, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Cuối cùng, lãnh đạo UBND TP đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ Chỉ thị 22 của UBND thành phố để tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo an toàn đối với từng loại hình đơn vị, công ty, công sở. Các sở, ngành cần cụ thể hóa, tham mưu với thành phố để hoàn thiện bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 đối với từng loại hình, từng ngành nghề trên địa bàn.
Giám đốc Bệnh viện Phổi: 'Mục tiêu không Covid-19 rất khó đạt được' Việt Nam cần điều chỉnh linh hoạt chiến lược chống Covid-19, từ quyết tâm loại bỏ triệt để F0 trong cộng đồng sang giảm ca nặng và tử vong, theo PGS Nguyễn Viết Nhung. Ngày 22/9, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, trả lời phỏng vấn VnExpress, nêu đề xuất điều chỉnh chiến lược chống Covid-19 tại Việt...