Nhiều thói quen dễ dãi của cha mẹ vô tình đẩy con vào nguy hiểm
Dạy trẻ cảnh giác khi người lạ tỏ ra ân cần, gọi đúng tên trẻ, xin trẻ mở cửa vào nhà đi nhờ vệ sinh, xin uống nước, hay chuyển lời bố mẹ bảo trẻ phải làm thế này thế kia.
Mới đây, báo chí đưa tin đang chơi trong nhà, thấy ngọn lửa bùng phát mạnh, bé 5 tuổi kịp chạy sang nhà cố nội gào khóc, báo tin. Lập tức cụ cố chạy sang kịp bế cháu bé 4 tháng tuổi ra khỏi đám cháy. Đó không chỉ là tin vui hiếm hoi, bởi trên thế giới, thỉnh thoảng vẫn có những trường hợp trẻ em biết ứng phó trước những tình huống rủi ro một cách ngoạn mục.
Tôi nghĩ, số lượng trẻ chưa được dạy dỗ các kỹ năng ứng phó trước rủi ro, mà đã xử lý thông minh, nhanh nhạy như thế, sẽ không nhiều. Trong khi đó, phụ huynh chỉ cần một phút lơ đễnh, chủ quan tưởng con đang an toàn với mớ đồ chơi trong nhà, rồi bỏ con một mình, chạy vội ra ngoài có tý việc, là đang để trẻ đối mặt với những nguy hiểm không lường trước.
Trang bị cho trẻ cách ứng phó, biết tự cứu mình khi gặp nguy hiểm,là một bài học giáo dục bổ ích cha mẹ dành cho con.
Trẻ em vốn hiếu kỳ, cùng những tình huống rủi ro bất ngờ xảy đến, lúc đó, trẻ chỉ biết gào khóc, thì thật đáng tiếc. Vậy nên, trang bị cho trẻ cách ứng phó, biết tự cứu mình khi gặp nguy hiểm, là một bài học giáo dục bổ ích cha mẹ dành cho con.
Đứng trước nguy cơ rủi ro, thay vì gào khóc, thì dạy trẻ kêu cứu. Chẳng hạn, nếu gặp hỏa hoạn, trẻ sẽ chạy ra ngoài la lớn, khi ấy, trẻ vừa được thoát thân, vừa nhờ được sự trợ giúp của người lớn. Trường hợp trẻ yếu ớt, không thể chống cự với những kẻ xâm hại, trẻ sẽ dùng lời hô hoán để kêu cứu.
Trẻ bị dụ dỗ, cũng là một trong những nguy cơ rủi ro cao. Dạy trẻ cảnh giác khi người lạ tỏ ra ân cần, gọi đúng tên trẻ, xin trẻ mở cửa vào nhà đi nhờ vệ sinh, xin uống nước, hay chuyển lời bố mẹ bảo trẻ phải làm thế này thế kia.
Phụ huynh luôn dạy con cẩn thận với người lạ. Thế nhưng, một con số thống kê về lạm dụng xâm hại đáng giật mình khi người lạ chỉ chiếm có 2%.
Trẻ bị dụ dỗ, cũng là một trong những nguy cơ rủi ro cao. (Ảnh minh họa)
Gửi con cho người quen, không quản lý giờ giấc sinh hoạt của con; cho phép con ăn mặc gợi cảm; cho con gái ngủ với ba, với anh trai; con gái thường xuyên tiếp xúc một mình với cha dượng, với bà con là nam giới, tiếp xúc với đàn ông say , hay đi một mình trong đêm vắng… là phụ huynh đang đẩy con vào vùng nguy hiểm.
Dạy trẻ hiểu rằng, dù người lạ cũng nguy cơ, người quen cũng nguy cơ, nhưng chung quanh con vẫn có nhiều người tốt. Chẳng hạn, khi con bị lạc bố mẹ, trong cơn hoảng loạn, có thể con gào khóc, thì nhất định sẽ có người đến động viên, giúp đỡ, con có thể đọc số điện thoại bố mẹ, bố mẹ lập tức tìm con.
Tôi nhớ có lần con gái tôi than phiền rằng con không thích bác T. Với gia đình tôi, bác T. là người lớn, đối xử với chúng tôi rất tốt. Khi con nói vậy, tôi nghĩ bác T. đang mang lại rắc rối cho con, nên tôi gợi chuyện, lắng nghe con tâm sự.
Nếu tôi hồ đồ cho rằng con đang “nói xấu” bác T., thì tôi đã mất cơ hội nghe con chia sẻ. Con gái tôi tuổi 12, tướng phổng phao, bác T. hay đùa không chỉ bằng lời nói, mà dùng hành động, như bẹo má, đánh vào mông con.
Bác T. hay “bẹo má” con. (Ảnh minh họa)
Nghe con kể, tôi hiểu được cảm giác của con, và thấy bác T. “có vấn đề”. Tôi bảo con phải cảnh giác với bác T., không cho bác T. có cơ hội gần gũi. Tôi cũng nói với bác T. là không đùa giỡn quá trớn với đứa con gái đang tuổi ăn tuổi lớn của chúng tôi.
Sợ đứa con trai 7 tuổi của tôi quên những lời dặn dò, nên thỉnh thoảng tôi hay đưa ra một số tình huống, bắt con tự giải quyết. Tôi nghĩ đó là bài học thực tế, dễ nhớ, đồng thời cũng là cách kiểm tra khả năng phản ứng của con, xem con mình xử lý tới đâu, mà còn hướng dẫn thêm, để con không lúng túng khi đối mặt trước những nguy cơ.
Theo phunuonline.vn
Ngày hội thể thao - sự kiện lớn nhất năm học ở Nhật Bản
Trẻ tiểu học rèn luyện thể chất và tinh thần tập thể thông qua một loạt hoạt động trong ngày hội undokai.
Ngày hội thể thao hay undokai là sự kiện quan trọng trong năm ở trường tiểu học Nhật Bản. Học sinh sẽ trải qua hơn một tháng luyện tập miệt mài trước khi đến với một ngày diễn ra rất nhiều hoạt động. Đây không chỉ là ngày của trẻ em mà còn là ngày của bố mẹ, những người dậy từ sớm chuẩn bị hộp cơm trưa đủ dinh dưỡng, động viên tinh thần và đến trường cổ vũ con thi đấu.
Kirsty Kawano, bà mẹ hai con người Australia có kinh nghiệm sống nhiều năm ở Nhật Bản, chia sẻ trên Savyy Tokyo ngày 3/10 thông tin về undokai cùng một số lời khuyên dành cho phụ huynh để ngày này diễn ra suôn sẻ.
Ý nghĩa của undokai
Giống hầu hết sự kiện đặc biệt ở trường học Nhật Bản, undokai được tổ chức nhằm dạy trẻ tầm quan trọng của làm việc nhóm, sự chăm chỉ, tinh thần cạnh tranh vì tập thể.
Một ngày hội thể thao điển hình ở trường tiểu học chia học sinh thành hai đội - một đội màu đỏ và một đội màu trắng, thi đấu trong một loạt nội dung để phân định thắng thua.
Học sinh tiểu học tập trung trong ngày hội thể thao. Ảnh: Savvy Tokyo
Dù nghe qua có vẻ tính cạnh tranh rất cao, mục đích chủ yếu của ngày hội là khuyến khích học sinh cùng nhau làm tốt nhất có thể trong khả năng của mình. Không có giải thưởng cá nhân nào được trao và chương trình còn lên sẵn phần cổ vũ lẫn nhau.
Undokai sẽ bắt đầu bằng việc tập trung học sinh trong sân trường để nghe bài phát biểu khai hội. Sau đó, các em ngồi quanh sân, xem lần lượt từ tiết mục nhảy múa đầu tiên của học sinh lớp 1.
Mỗi khối sẽ biểu diễn cùng nhau, thường là một điệu nhảy và tham gia ít nhất một trận thi đấu nghiêm túc như chạy bộ. Học sinh lớp 3 và lớp 4, hoặc cả lớp 5 và lớp 6, cạnh tranh trong cuộc đua nào đó theo kiểu mới lạ hơn. Chạy đua tiếp sức có thể được tổ chức để học sinh lớp bé và lớp lớn phối hợp cùng nhau.
Khung chương trình có thể khác nhau tùy từng trường cụ thể. Bố mẹ được quyền đóng góp ý tưởng trong buổi họp phụ huynh.
Một trong những khác biệt chủ chốt giữa ngày hội thể thao ở trường mẫu giáo và trường tiểu học là oen-dan, hay đội cổ vũ của mỗi đội chơi. Để khích lệ người chơi trong thời gian thi đấu, các em hô to gambare (Cố hết sức!) cho cả đội nhà và đối thủ, biểu diễn bài hát cổ vũ đã lựa chọn từ trước.
Điểm nhấn trong ngày đối với mỗi phụ huynh là hoạt động có con tham gia. Tuy nhiên, hầu hết đều nán lại đến cuối ngày để xem cuộc chạy đua tiếp sức hoặc nhóm đồng diễn thể dục.
Video: Instagram
Màn trình diễn này được thực hiện bởi học sinh lớp 6, là hình ảnh nói lên sức mạnh của sự phối hợp theo cặp, theo nhóm nhỏ và tổng thể đội hình. Những đứa trẻ thể hiện sức mạnh và khả năng giữ thăng bằng khi tạo một kim tự tháp đều tăm tắp.
Chấn thương phát sinh trong tiết mục kumitaiso cuối ngày hội này dẫn đến việc kim tự tháp dần được thu nhỏ lại hoặc hủy bỏ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, kumitaiso đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau và thể hiện được tính nhất quán đặc trưng của Nhật Bản nên gây ấn tượng cho rất nhiều người. Đây là hoạt động đáng nhớ cùng nhau trước khi các em lên trung học cơ sở.
Một sự kiện cuối ngày phổ biến khác là ootama-okuri, yêu cầu sự tham gia của cả trường. Đội trắng và đội đỏ xếp hàng ở hai bên. Người chơi trong cùng đội phải chuyền một quả bóng lớn sao cho nó không rơi xuống đất và đến đích sớm hơn đội kia. Số điểm của hoạt động này có thể mang tính quyết định, giúp tìm ra đội chiến thắng chung cuộc.
Nhìn chung, không ai cảm thấy quá phiền muộn khi đội mình thua. Tuy nhiên, vài trẻ nhạy cảm có thể khóc vì không thể hiện tốt như mong đợi.
Hoạt động thể chất là phần quan trọng trong giáo dục Nhật Bản. Ảnh: Savvy Tokyo
Sự hỗ trợ của phụ huynh
Ngày hội thể thao sẽ xuất hiện trong lịch học được phát từ đầu năm, thường diễn ra vào tháng 10 và rất có thể rơi vào thứ bảy. Đầu tháng hoặc đầu học kỳ, phụ huynh nên theo dõi lịch học chi tiết để biết kế hoạch dự phòng trong trường hợp có mưa hoặc ngày nghỉ bù do tham gia hội thao vào thứ bảy.
Ít nhất một tuần trước undokai, nhà trường sẽ gửi về nhà một bản chương trình của ngày hội, giúp bạn có đủ thời gian để biết lúc nào cần chú ý. Đối với học sinh lớp 1, trường có thể cung cấp sơ đồ chỉ rõ vị trí của con bạn trong tiết mục nhảy tập thể và phần tham gia thi đấu.
Nếu không được gửi sơ đồ, bạn có thể tự vẽ dựa trên mô tả của con về những buổi tập dượt. Điều này giúp bạn dễ tìm ra con khi theo dõi qua video. Tuy nhiên, nếu muốn tận hưởng một ngày trọn vẹn, bạn nên trực tiếp đến trường cổ vũ.
Trường học thường có khu vực lều để làm chỗ ngồi ưu tiên cho người già, người khuyết tật hoặc phụ nữ có thai. Nhiều ông bà cũng đến xem cháu thi đấu.
Phụ huynh thường dậy sớm làm cơm hộp mang đến ngày hội thể thao. Ảnh: Savyy Tokyo
Theo truyền thống, bữa trưa trong ngày hội thể thao là hộp cơm mà bố mẹ chuẩn bị sẵn từ nhà và cả gia đình ăn cùng nhau ở trường. Đối với những phụ huynh phải đi làm, một số trường phục vụ bữa trưa cả trong ngày hội.
Dù diễn ra trong cả ngày dài và tất cả đều thấy mệt mỏi, undokai là cơ hội tuyệt vời để bạn làm quen với phụ huynh khác và con của họ. Việc này giúp bạn biết thêm một số thông tin chi tiết về mỗi ngày của con ở trường.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Cô dạy trẻ 36 tuổi muốn tìm bạn chung sở thích du lịch, xem phim hành động Tôi sinh ra, lớn lên ở thành phố ngàn hoa và nhiều mộng mơ. Ấy thế mà tôi lại là người không yêu hoa và cũng chẳng có tí lãng mạn nào. Mẹ tôi thường nói sao có mỗi đứa con gái mà chẳng giống mẹ chút nào, không dịu dàng, nhẹ nhàng gì cả (mẹ tôi người Huế). Tôi chỉ cười, nói...