Nhiều thành phố ở Trung Quốc chật vật với khủng hoảng nợ công
Vũ Hán, thành phố lớn nhất ở miền Trung Trung Quốc, đã công khai yêu cầu hàng trăm công ty địa phương trả nợ.
Động thái vô cùng hiếm hoi này làm nổi bật tình hình tài chính tồi tệ mà nhiều thành phố ở đất nước tỷ dân đang phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: CNN
Trong tuyên bố chính thức được đăng trên Nhật báo Trường Giang, Văn phòng tài chính Vũ Hán cho biết 259 công ty và tổ chức đã nợ thành phố này tổng cộng hơn 14 triệu USD. Cơ quan này kêu gọi các công ty hoàn trả các khoản nợ quá hạn càng sớm càng tốt.
Văn phòng tài chính Vũ Hán cho hay họ đã không thành công trong việc thu hồi các khoản nợ và treo thưởng cho bất kỳ ai có thể cung cấp thông tin hữu ích về tài sản và tài chính của những doanh nghiệp, tổ chức mắc nợ.
Các nhà phân tích ước tính nợ chính phủ chưa thanh toán của Trung Quốc đã vượt 123 nghìn tỷ nhân dân tệ (18 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái. Trong đó, gần 10 nghìn tỷ USD được gọi là”nợ ẩn” – xuất phát từ các công ty tài chính do địa phương thành lập nhưng không thể hiện trên bản cân đối kế toán chính thức.
Video đang HOT
Thông báo thu hồi nợ ở Vũ Hán được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các nhánh tài chính chính thức của Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, phải vật lộn huy động đủ ngân sách để trả những khoản nợ trái chủ. Vân Nam – một trong những tỉnh nợ nhiều nhất cả nước – có tỷ lệ nợ tồn đọng trên thu nhập tài chính lên tới trên 1.000% vào năm ngoái.
Vũ Hán và Côn Minh không phải là những thành phố duy nhất đang vật lộn với khủng hoảng nợ. Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, đang cố gắng giải quyết vấn đề tài chính và kêu gọi Bắc Kinh giúp đỡ để tránh vỡ nợ.Các doanh nghiệp mắc nợ lớn nhất ở Vũ Hán bao gồm các công ty lớn như Dongfeng Wuhan Light Vehicle, do Cơ quan Quản lý tài sản nhà nước của thành phố kiểm soát, và Uni-President Enterprises, công ty khổng lồ về thực phẩm và đồ uống của Đài Loan có hoạt động chính ở Trung Quốc đại lục.
'Chiếc hộp lo lắng' giúp học sinh Trung Quốc xả tâm sự thầm kín
Những dòng giấy nhớ ghi lại những tâm sự nhỏ to của nhóm học sinh tại một lớp tiểu học ở tỉnh Sơn Tây, miền Trung Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng xôn xao và buộc mỗi phụ huynh phải nhìn nhận về bản thân mình.
Nhiều người xúc động trước những dòng tâm sự mà các học sinh để lại trong "chiếc hộp lo lắng". Ảnh: SCMP
Theo đài phát thanh giao thông Thanh Đảo đưa tin vào ngày 8/4, một giáo viên họ Bai ở tỉnh Sơn Tây đã nghĩ ra một chiếc hộp bí mật, cho phép các em học sinh lớp 5 trong lớp mình giấu tên viết ra những lo lắng như một cách để xả bỏ lo lắng và ngăn ngừa những hậu quả đau lòng hơn.
Trong khi người dùng mạng xã hội hoan nghênh sáng kiến thấu đáo của giáo viên Bai trong bối cảnh nền giáo dục Trung Quốc chứng kiến gia tăng xu hướng thanh thiếu niên tự tử thì họ cũng phát hiện ra rằng đằng sau những dòng tâm sự của các em nhỏ là những vấn đề phổ biến trong các gia đình như cha mẹ đánh nhau, cha mẹ ly thân. Tất cả đó là vấn đề của người lớn nhưng lại để vết thương lòng nơi con trẻ.
Những câu chuyện mà các em kể ra đều hiện hữu trong các gia đình. Một em đã viết: "Bố mẹ con luôn cãi nhau vì tiền". Một bé khác thì chia sẻ: "Bố mẹ con cãi nhau. Bố mẹ quyết định ly hôn và giành quyền nuôi em trai 3 tuổi. Bố giành được quyền nuôi em nên mẹ con khóc suốt ngày".
"Bố mẹ con đi làm ở thành phố và không thường xuyên về nhà. Gia đình con rất nghèo và con luôn sợ mình làm việc gì sai trái", em bé thứ 3 tâm sự.
Trong khi có nhiều em lại phàn nàn rằng bố mẹ gây áp lực trong việc học tập và không có quyền riêng tư.
Phần lớn những mối lo của các em bày tỏ trong "hộp lo lắng" đều là về bố mẹ hoặc thành tích học tập.
Giáo viên Bai cho biết những ghi chú bí mật mà cô đăng lên mạng đã được sự đồng ý của học sinh. Điều này khiến cô nhận ra việc nuôi dạy con cái và giáo dục khó khăn như thế nào. Những dòng ghi chú cũng đã được đưa cho phụ huynh học sinh để họ có thể từ đó điều chỉnh lại cách nuôi dạy con cái của mình.
Theo Thời báo Hoàn cầu, trong nhiều năm qua, gánh nặng học tập của học sinh Trung Quốc không ngừng tăng lên, góp phần khiến các vấn đề tâm lý và tỷ lệ tự tử tại trường học ở quốc gia này luôn ở mức cao và trở thành một vấn đề nan giải đối với các nhà làm giáo dục.
Mới đây, vụ việc một em nam học sinh 15 tuổi ở Giang Tây treo cổ vì kết quả học tập kém đã làm xã hội Trung Quốc chấn động. Sau khi điều tra, các chuyên gia tâm lý kết luận Hu bị cô lập và thiếu hỗ trợ về mặt cảm xúc. Em ấy bị mất ngủ và rối loạn chức năng nhận thức như không thể tập trung và khó khăn khi ghi nhớ sau khi bắt đầu học tại trường trung học cơ sở Zhiyuan từ tháng 9/2022.
Chu Zhaohui, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia, cho rằng áp lực học tập là lý do chính khiến học sinh Trung Quốc tự tử ở các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Áp lực lớn liên quan đến một hệ thống đánh giá giáo dục duy nhất coi trọng điểm số mà bỏ qua nhu cầu cảm xúc, tâm lý của học sinh và vấn đề quan trọng là tăng cường khả năng tự chủ.
Nhiều trường hợp đã cho thấy việc được tư vấn tâm lý kịp thời đã tạo ra những kết quả khác nhau rất nhiều đối với những em bị vấn đề về tâm lý. Nhà nghiên cứu Chu lưu ý các trường học nên thiết lập một hệ thống giáo dục tâm lý và ngăn ngừa tự tử cũng như nỗ lực giảm áp lực học tập.
Tháng 12/2019, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch hành động chung với trọng tâm cụ thể là sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên. Kế hoạch yêu cầu đến năm 2022, tất cả các cấp và loại trường học phải thành lập nền tảng dịch vụ tâm lý để cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho học sinh. Kế hoạch cũng nêu rõ 60% bệnh viện chăm sóc sức khỏe tâm thần ở cấp thành phố trở lên nên xây dựng các dịch vụ điều trị ngoại trú cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Cuốn lịch đếm ngược đến ngày nghỉ hưu gây sốt mạng xã hội Trung Quốc Lịch đếm ngược đến lúc về hưu sớm của một cô gái 24 tuổi tại Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ nước này tìm kiếm sự thay đổi cuộc sống. Nhiều người trẻ hướng tới cuộc sống tự do làm việc, thay đổi thái độ đối với sự nghiệp và tham vọng. Ảnh minh họa. Theo báo Bưu điện...