Nhiều thành phố ở Trung Quốc chật vật với khủng hoảng nợ công
Vũ Hán, thành phố lớn nhất ở miền Trung Trung Quốc, đã công khai yêu cầu hàng trăm công ty địa phương trả nợ.
Động thái vô cùng hiếm hoi này làm nổi bật tình hình tài chính tồi tệ mà nhiều thành phố ở đất nước tỷ dân đang phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: CNN
Trong tuyên bố chính thức được đăng trên Nhật báo Trường Giang, Văn phòng tài chính Vũ Hán cho biết 259 công ty và tổ chức đã nợ thành phố này tổng cộng hơn 14 triệu USD. Cơ quan này kêu gọi các công ty hoàn trả các khoản nợ quá hạn càng sớm càng tốt.
Văn phòng tài chính Vũ Hán cho hay họ đã không thành công trong việc thu hồi các khoản nợ và treo thưởng cho bất kỳ ai có thể cung cấp thông tin hữu ích về tài sản và tài chính của những doanh nghiệp, tổ chức mắc nợ.
Video đang HOT
Các nhà phân tích ước tính nợ chính phủ chưa thanh toán của Trung Quốc đã vượt 123 nghìn tỷ nhân dân tệ (18 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái. Trong đó, gần 10 nghìn tỷ USD được gọi là”nợ ẩn” – xuất phát từ các công ty tài chính do địa phương thành lập nhưng không thể hiện trên bản cân đối kế toán chính thức.
Thông báo thu hồi nợ ở Vũ Hán được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các nhánh tài chính chính thức của Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, phải vật lộn huy động đủ ngân sách để trả những khoản nợ trái chủ. Vân Nam – một trong những tỉnh nợ nhiều nhất cả nước – có tỷ lệ nợ tồn đọng trên thu nhập tài chính lên tới trên 1.000% vào năm ngoái.
Vũ Hán và Côn Minh không phải là những thành phố duy nhất đang vật lộn với khủng hoảng nợ. Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, đang cố gắng giải quyết vấn đề tài chính và kêu gọi Bắc Kinh giúp đỡ để tránh vỡ nợ.Các doanh nghiệp mắc nợ lớn nhất ở Vũ Hán bao gồm các công ty lớn như Dongfeng Wuhan Light Vehicle, do Cơ quan Quản lý tài sản nhà nước của thành phố kiểm soát, và Uni-President Enterprises, công ty khổng lồ về thực phẩm và đồ uống của Đài Loan có hoạt động chính ở Trung Quốc đại lục.
Cuốn lịch đếm ngược đến ngày nghỉ hưu gây sốt mạng xã hội Trung Quốc
Lịch đếm ngược đến lúc về hưu sớm của một cô gái 24 t.uổi tại Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ nước này tìm kiếm sự thay đổi cuộc sống.
Nhiều người trẻ hướng tới cuộc sống tự do làm việc, thay đổi thái độ đối với sự nghiệp và tham vọng. Ảnh minh họa.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), cô Deng sinh sống tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, đã tự làm một cuốn lịch đếm ngược 4.500 ngày đến ngày cô dự định nghỉ hưu sớm.
Ngày 13/3, Deng đã đăng những bức ảnh về cuốn lịch bị xé từng trang cho thấy số ngày "đến khi được tự do". Độ dày của cuốn lịch này tất nhiên khác biệt so với những cuốn lịch thông thường.
Là một người ủng hộ phong trào "FIRE" - viết tắt tiếng Anh của cụm từ "độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm", Deng cho biết cuốn lịch này sẽ cho động lực tiết kiệm t.iền để nghỉ hưu sớm và trở thành một người làm nghề tự do. Tuy nhiên, cô không nói rõ nghề nghiệp hiện tại của mình.
Lập ra cuốn lịch như một cuốn nhật ký ghi lại hành trình hướng tới một cuộc sống có nhiều sự lựa chọn hơn, Deng cho biết cứ 10 ngày một, cô ghi những dòng tin nhắn động viên bản thân trên các trang lịch, đ.ánh dấu thành tựu đã đạt được trên con đường đi qua quãng đời làm "nô lệ của công việc".
Cuốn lịch của Deng đã gây được tiếng vang với phong trào FIRE mới xuất hiện trong thế hệ trẻ ở Trung Quốc ngày nay.
Phong trào này lần đầu tiên xuất hiện ở phương Tây với cuốn sách "Your Money or Your Life" (T.iền hay cuộc sống) xuất bản năm 1992. Nội dung cuốn sách khuyến khích mọi người tiết kiệm tối đa để đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm hơn bình thường bằng cách sống nhờ thu nhập đầu tư.
Sự phổ biến của phong trào FIRE ở Trung Quốc trùng hợp với sự nổi lên của khái niệm tang ping, có nghĩa là "nằm yên".
Khái niệm này đề cập đến việc thay đổi thái độ đối với sự nghiệp và tham vọng, với mục tiêu không làm việc quá sức và hài lòng với việc đạt được mức tối thiểu cần thiết để tồn tại. Đây càng được nhiều người ở Trung Quốc coi là lối sống trong mơ do sức ép tại công sở và chi phí sinh hoạt gia tăng trong những năm gần đây.
Trên nền tảng xã hội Douban của Trung Quốc, gần 230.000 người đã tham gia nhóm "FIRE Life" kể từ khi nhóm được thành lập vào năm 2020.
Trong khi chỉ những cá nhân có thu nhập cao thường có thể chọn lối sống thoải mái, nhiều người không hài lòng với văn hóa làm việc hiện đại cũng mong muốn bản thân có sự tự do trong công việc. Họ muốn có quyền tự do quyết định khi nào nên làm việc và sống như thế nào.
Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận cư dân mạng không đồng ý với cuốn lịch của Deng. Họ nói rằng cuốn lịch quá dày và càng khiến mọi người cảm thấy tuyệt vọng hơn khi họ nghĩ còn rất lâu nữa mới được nghỉ hưu.
Một người khác chỉ ra rằng việc sống trong hiện tại quan trọng hơn là đếm từng ngày cho đến khi nghỉ hưu: "Thứ cô ấy xé bỏ không chỉ là tờ lịch mà còn là cuộc sống và t.uổi trẻ của cô ấy. Cuộc sống là để trải nghiệm chứ không phải đếm số ngày".
IMF: Trung Quốc nhất trí lập hội nghị bàn tròn về nợ công toàn cầu Ngày 15/12, Tổng Giám đốc Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cho biết Trung Quốc đã nhất trí thiết lập hội nghị bàn tròn về nợ công toàn cầu, với sự tham gia của nhiều thành phần trong đó có chủ nợ khu vực tư nhân. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại môt cuộc họp báo ở...