Nhiều thành phố của Đức mở cửa trở lại
Dù đang phải vật lộn với làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, một số thành phố của Đức vẫn chuẩn bị mở cửa trở lại.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Ở thành phố Tuebingen, cuộc sống dường như đã trở lại bình thường. Bất chấp các cuộc tranh luận vẫn diễn ra trên cả nước về việc có cần siết chặt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, thành phố Tuebingen thực hiện chiến lược riêng với việc thiết lập các trung tâm xét nghiệm COVID-19 miễn phí, cho phép những người có kết quả xét nghiệm âm tính được phép ra ngoài ban ngày, có thể đi mua sắm, tới các điểm văn hóa hoặc ăn uống ngoài trời. Ước tính, lực lượng chức năng Tuebingen đã thực hiện khoảng 50.000 xét nghiệm COVID-19 trong vòng 2 tuần. Để đảm bảo an toàn, người dân vẫn phải tuân thủ việc đeo khẩu trang và giãn cách khi đến các địa điểm công cộng.
Tương tự Tuebingen, thành phố Weimar, miền Trung nước Đức, cũng đã mở cửa các cửa hàng và viện bảo tàng đón khách là những người có kết quả xét nghiệm âm tính. Bang Saarland thậm chí còn mong muốn chấm dứt phong tỏa từ ngày 6/4 tới, thông qua việc kết hợp xét nghiệm kháng thể nhanh và các biện pháp đảm bảo yêu cầu y tế nhằm mở cửa rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và các quán ăn ngoài trời.
Nhiều thành phố cũng đang theo dõi chặt chẽ việc thực thi các biện pháp này, cũng như lên kế hoạch để áp dụng. Trong bối cảnh xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được cho là dễ lây lan hơn, xu hướng này cũng đã gây nhiều tranh cãi. Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nhà lãnh đạo vùng thực thi các biện pháp phòng, chống dịch đã được nhất trí.
Video đang HOT
Ngay trong ngày 30/3, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer thông báo nhà chức trách nước này sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất đường biên giới trên bộ trong vòng từ 8 – 14 ngày tới. Tất cả những người nhập cảnh nước này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Cảnh sát có thể phạt những người không xuất trình được kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hoặc chưa hoàn thành bản khai đăng ký trực tuyến trước khi nhập cảnh.
Tại Italy, dù nhiều nơi vẫn đang phải áp đặt các biện pháp hạn chế, song các trường học và viện bảo tàng ở vùng Lazio, ngoại ô thủ đô Rome đã mở cửa trở lại sau 2 tuần đóng cửa. Hiện khu vực này đã được xác định lại, chuyển từ “vùng đỏ” sang “vùng vàng” có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thấp hơn. Nhà chức trách Italy đã áp đặt lệnh phong tỏa “vùng đỏ” vào cuối tuần, bắt đầu từ ngày 3/4 tới nhằm hạn chế số ca nhiễm mới.
Mỹ hoan nghênh Đức điều chiến hạm tới Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc Đức điều hộ vệ hạm đi qua Biển Đông thể hiện sự "ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp" trong khu vực.
"Chúng tôi hoan nghênh Đức ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cộng đồng quốc tế đóng vai trò quan trọng trong duy trì một trật tự hàng hải rộng mở", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 3/3.
"Mỹ có lợi ích quốc gia trong duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác", thông cáo có đoạn.
Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố trên sau khi các quan chức chính phủ Đức ngày 2/3 thông báo một hộ vệ hạm của nước này sẽ tới châu Á vào tháng 8 và đi qua Biển Đông trên hành trình trở về.
Đây sẽ là chiến hạm đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002, song chưa rõ tên của hộ vệ hạm sẽ di chuyển qua đây. Các quan chức Đức cho biết chiến hạm nước này sẽ không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể tranh chấp trên Biển Đông.
Hộ vệ hạm Baden-Wrttemberg của Đức trong chuyến thử nghiệm trên biển, tháng 5/2016. Ảnh: Carsten Vennemann .
Phản ứng trước thông tin này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 3/3 cho biết các nước "đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, song không nên sử dụng điều này làm cớ gây nguy hiểm cho chủ quyền và an ninh của các nước ven biển".
Các nguồn tin cho biết hộ vệ hạm của Đức có thể tới thăm Nhật Bản và ghé cảng Hàn Quốc cùng Australia, nhằm thể hiện trọng tâm hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Berlin. Đây là động thái hiếm gặp bởi Đức không có lãnh thổ ở khu vực này như Anh và Pháp.
Chính phủ Đức năm 2020 phê chuẩn định hướng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhấn mạnh tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật và thúc đẩy các thị trường mở trong khu vực. Triển khai chiến hạm tới khu vực sẽ là bước đầu tiên trong hiện thực hóa chiến lược trên.
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông, bồi đắp, cải tạo, xây dựng tiền đồn quân sự và cho binh sĩ đồn trú trái phép trên các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mỹ từng bác yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông của Trung Quốc, gọi đây là điều "hoàn toàn trái pháp luật".
Hải quân Mỹ thường triển khai các chiến dịch tự do hàng hải tại Biển Đông, trong đó điều chiến hạm áp sát các thực thể tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi đồng minh triển khai hoạt động tương tự. Pháp hồi tháng 2 cho biết một tàu ngầm tấn công hạt nhân và một chiến hạm của nước này đã tuần tra tại Biển Đông để "nhấn mạnh quyền tự do hàng hải".
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,4 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 3/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 115.420.726 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.562.923 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 91.213.320 người. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Seattle, bang Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Quốc gia chịu ảnh...