Nhiều thanh niên châu Á phá lệ, công khai thu nhập cá nhân
Nhiều thanh niên Gen Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2012) và thế hệ Millennial (sinh từ năm 1981 đến 1996) tại châu Á đang tiên phong công bố mức lương của họ trên mạng.
Trong khi đó, từ trước đến nay, việc các cá nhân giữ kín thông tin về mức lương vốn là quy luật bất thành văn tại các doanh nghiệp châu Á.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images
Karishma Jashani (28 tuổi) tại Singapore, đã thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok khi chia sẻ về sự nghiệp của mình, bao gồm cả số tiền cô kiếm được từ công việc kinh doanh công nghệ. Năm ngoái, trong một video đăng trên TikTok đã thu hút được khoảng 500.000 lượt xem, Jashani tiết lộ cô kiếm được hơn 223.000 USD (5,6 tỷ đồng).
Video đang HOT
Jashani chỉ là một trong số nhiều thanh niên châu Á đang nỗ lực tăng cường tính minh bạch về lương trong khu vực. Prestine Davekhaw (32 tuổi) cũng có mục tiêu tương tự. Vào năm 2022, cô thành lập MalaysiaPAYGAP, một thương hiệu có hơn 300.000 người theo dõi trên Instagram và TikTok, nổi tiếng với các cuộc phỏng vấn trực tiếp hỏi mọi người xem họ kiếm được bao nhiêu.
Cô chia sẻ: “Tôi bắt đầu với Instagram và trong vòng một tuần, chúng tôi đã gây chú ý nhanh chóng ở Malaysia. Đó là lúc tôi nhận ra rằng có rất nhiều ngành cần điều này”. Davekhaw cho biết giới trẻ thường cởi mở hơn nhiều trong việc chia sẻ mức lương của họ, trong khi thế hệ lớn tuổi thận trọng hơn.
Theo báo cáo năm 2024 của công ty tư vấn quản lý Aon, trái ngược với Mỹ và một số thị trường châu Âu, yêu cầu về minh bạch và công bố thông tin về lương ở châu Á vẫn đang phát triển.
Theo báo cáo khảo sát hơn 350 chuyên gia nhân sự trên khắp châu Á, mặc dù khoảng 80% doanh nghiệp ở châu Á tham giao khảo sát coi minh bạch trong trả lương là quan trọng, nhưng “hầu hết thị trường châu Á không có hướng dẫn cụ thể về công bằng và minh bạch trong trả lương”.
Ông Peter Zhang tại Aon phân tích với CNBC: “Ở nhiều công ty châu Á, nhân viên thường không được khuyến khích chia sẻ thông tin về lương của họ với đồng nghiệp. Thông lệ này có thể được nêu trong hợp đồng lao động hoặc coi như một quy tắc bất thành văn. Điều này có thể bắt nguồn từ chuẩn mực văn hóa. Ngoài ra, thị trường kinh tế và lao động châu Á năng động và biến động hơn. Người sử dụng lao động có xu hướng trả phí cao hơn cho những nhóm tài năng được lựa chọn để đạt được lợi thế cạnh tranh”.
Trong khi những nơi như California và New York có luật yêu cầu các công ty chia sẻ mức lương trên tin tuyển dụng thì hầu hết các công ty ở châu Á (84%) đều hạn chế minh bạch trong việc trả lương cho các bên liên quan nội bộ. Theo báo cáo của Aon, hiện tại, động lực hàng đầu của thực tiễn minh bạch về lương ở châu Á là “quy định và tuân thủ” (72%).
Ông Zhang phân tích: “Chấp nhận minh bạch là rất quan trọng để thúc đẩy công bằng tại nơi làm việc, tạo niềm tin cho các ứng viên tiềm năng, nâng cao đề xuất giá trị của nhân viên và củng cố thương hiệu nhà tuyển dụng”. Theo ông, việc thiếu minh bạch tiền lương không chỉ dẫn đến bất bình đẳng mà còn gây rủi ro cho doanh nghiệp.
Vấn đề người di cư: Panama triệt phá đường dây buôn người di cư trái phép từ châu Á
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 15/5, Văn phòng Công tố Panama thông báo đã bắt giữ 5 người và tịch thu tài sản, tiền mặt với tổng giá trị trên 2 triệu USD trong khuôn khổ cuộc điều tra mạng lưới rửa tiền và buôn người di cư trái phép từ châu Á.
Phát biểu họp báo, công tố viên chống tội phạm có tổ chức Emeldo Márquez cho biết cảnh sát Panama đã bắt giữ 4 nam giới và 1 phụ nữ đứng đầu đường dây trên sau nhiều cuộc đột kích tại các tỉnh Panama, Coclé và Bocas del Toro. Nhóm tội phạm này chuyên mua bán bất động sản, ô tô hạng sang và thực hiện các giao dịch thương mại bằng tiền từ hoạt động buôn người bất hợp pháp từ châu Á. Mạng lưới trên đã mời gọi những người muốn di cư ở Trung Quốc thông qua mạng xã hội với mức giá 23.000 USD/trường hợp để đến Costa Rica và sau đó vào Panama.
Theo công tố viên Márquez, lực lượng chức năng đã tịch thu 4 xe ô tô trị giá hơn 203.000 USD, 2 tài sản khác trị giá hơn 350.000 USD, 4 khoản trả góp cố định với số tiền 850.000 USD, đồng thời phong tỏa 16 tài khoản trị giá 916.000 USD ở các ngân hàng khác nhau. Tổng cộng số tiền thu giữ hơn 2 triệu USD. Ông Márquez tiết lộ cảnh sát triệt phá được đường dây trên nhờ thông tin tình báo về cơ cấu hoạt động của mạng lưới đưa người di cư trái phép, đồng thời cho biết khả năng sẽ bắt giữ thêm những người bị cáo buộc liên quan đến đường dây này.
Cùng ngày, cảnh sát Panama cũng cho biết đã thu giữ 600 gói ma túy được tìm thấy trong xe bán tải tại tỉnh Panama Oeste, gần thủ đô nước này, và bắt giữ 1 nghi phạm quốc tịch Colombia bị cáo buộc có liên quan đến vụ việc.
Trong diễn biến liên quan, Hải quân Mexico cũng cho biết đã thu giữ hơn 3 tấn cocaine và bắt giữ 3 đối tượng liên quan trên tàu khả nghi ở khu vực ngoài khơi bang Quintana Roo thuộc vùng biển Caribe quốc gia Mỹ Latinh này. Hồi tháng 5/2023, Hải quân Mexico cũng đã thu giữ gần 2 tấn cocaine trên 2 chiếc thuyền và bắt giữ 12 người trong một chiến dịch phòng chống buôn ma túy ở vùng biển Thái Bình Dương của nước này.
Cơ quan thuế 'để mắt' tới tập đoàn thương mại điện tử châu Á Theo các nguồn tin trong ngành ngày 13/5, Cơ quan Thuế Quốc gia Hàn Quốc (NTS) đang tiến hành một cuộc điều tra đặc biệt về "gã khổng lồ" thương mại điện tử Coupang của Hàn Quốc, làm dấy lên những suy đoán về bản chất của cuộc điều tra. Logo của "gã khổng lồ" thương mại điện tử Coupang được nhìn thấy...