Nhiều thách thức đang “bủa vây” thị trường bất động sản
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ và sôi động trong những năm qua, thị trường bất động sản cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn mới.
Giá nhà đất tăng nhanh khiến chủ đầu tư mới khó gia nhập thị trường
Đây là khó khăn mà không chỉ người mua nhà đang “gồng gành” mà bản thân những doanh nghiệp mới cũng “lao đao” vì khó gia nhập thị trường BĐS.
Theo tìm hiểu, trong ba năm qua, giá đất tăng thấp nhất 1,5-2 lần và cao nhất 3-4 lần, nếu lấy trung bình là tăng gấp đôi.
Trong vòng 10 năm qua, tức giai đoạn 2009-2019, giá trị mỗi m2 đất tăng trong ngưỡng 4-10 lần tùy vào từng khu vực.
Tốc độ tăng giá 4-10 lần trong một thập niên bị khuyến cáo là thiếu bền vững và tích tụ bong bóng giá. Tuy nhiên, mặt bằng giá mới vẫn cao ngất ngưởng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong đó, năm 2016-2018 được xem là giai đoạn sốt đất mạnh nhất trong một thập niên gần đây. Các điểm nóng xuất phát từ Tp.HCM rồi lan ra các tỉnh lân cận. Hiện tại dường như đã thiết lập mặt bằng mới ở hầu hết các khu vực trên cả nước, trong đó trọng tâm vẫn là thị trường các TP lớn và khu vực giáp ranh TP.
Dự kiến, bảng giá đất áp dụng cho năm 2020 – 2024 tại Hà Nội sẽ tăng bình quân 15 – 30%; tại Bình Dương tăng 45 – 95%; giá đất tại một số địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng lên tới 5 lần so với bảng giá cũ. Theo các doanh nghiệp, với các dự án BĐS nhà ở, tiền đất thường chiếm 10-14% giá thành.
Khi giá đất tăng gấp rưỡi, con số này sẽ lên đến 25% nên giá bán chắc chắc phải tăng. Không những thế, chi phí về đất tăng còn kéo theo tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch, thép… cũng sẽ tăng giá theo. Từ đó đẩy giá thành nhà ở lên cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà bản thân các doanh nghiệp mới cũng khó gia nhập thị trường.
Chi phí đầu vào tăng, việc tìm kiếm quỹ đất để phát triển dự án trở thành một rào cản không nhỏ đối với những doanh nghiệp mới. Bản thân những doanh nghiệp lâu năm trên thị trường, bài toán về quỹ đất cũng đã khiến họ khá đau đầu. Giá biến động tăng đều theo các năm, thậm chí có những đợt tăng đột biến khiến việc sở hữu quỹ đất trở nên khó khăn. Chưa kể, tính toán chi phí đầu ra sản phẩm, giá bị đội lên thì việc tiếp cận người mua sản phẩm với giá cao cũng là điều rất khó khăn với các CĐT.
C ác vấn đề hạ tầng ngày càng nghiêm trọng
Video đang HOT
Kẹt xe, ngập lụt, hạ tầng chậm tiến độ….là những rào cản không nhỏ đến sự phát triển của thị trường BĐS.
Thực tế cho thấy, nhiều người dân Tp.HCM và các đô thị lớn đã và đang trực tiếp trải nghiệm hằng ngày sự quá tải về hạ tầng giao thông ở trung tâm TP.
Các chuyên gia cho rằng, khi có các công trình nhà cao tầng mọc lên, vấn đề giao thông khu vực xung quanh công trình nói riêng và ở khu vực trung tâm TP nói chung ngày càng trở nên nhức nhối. Nếu tiếp tục cho xây thêm nhà ở, công trình cao tầng mới ở khu trung tâm thì vấn đề sẽ càng nghiêm trọng.
Chưa kể, những tồn tại này còn ảnh hưởng đến tâm lý của người mua nhà. Những khu vực thường xuyên kẹt xe, ngập lụt thì thanh khoản dự án ở khu vực đó chắc chắn bị ảnh hưởng.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị BĐS thì yếu tố về hạ tầng giao thông có tác động khá nhiều. Theo các chuyên gia, nếu vấn đề này không được giải quyết thì sẽ trở thành rào cản không hề nhỏ đến sự phát triển dự án cũng như tâm lý lâu dài của người mua BĐS.
Nhiều thách thức mới ngày càng “lộ diện”
Đó là nhiều dự án “ma” lộng hành trên thị trường, tiến độ các công trình trọng điểm bị trễ tiến độ hay thiếu nhà cho người thu nhập thấp, ô nhiễm môi trường gia tăng cũng tác động rất nhiều đến sự phát triển nói chung của thị trường nhà đất.
Tâm lý mua bán đất nền thời gian gần đây bị tác động không nhỏ từ thông tin hàng loạt dự án “ma” hoành hành, nhiều người bị lừa khi mua phải dự án không đầy đủ pháp lý, thậm chí mất trắng nhiều nền vì dính phải dự án không có thật.
Chính những điều này đã và đang ảnh hưởng đến sức cầu của thị trường ở một số phân khúc. Mà theo các chuyên gia, phải cần một khoảng thời gian nữa để thị trường ổn định trở lại.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Đất nền vẫn đang là kênh đầu tư "vua" của giới đầu tư
Trong bối cảnh nhiều phân khúc bất động sản trầm lắng thì đất nền vẫn được xem là nơi trú ẩn của nhiều nhà đầu tư địa ốc. Dòng tiền có xu hướng chảy về những vùng đất mới giàu tiềm năng phát triển.
Đánh giá về xu hướng đầu tư này, trong một buổi hội thảo diễn ra gần đây tại TP.HCM, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch CenGroup cho rằng đất nền vẫn đang là loại hình bất động sản thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư, nhất là tại các tỉnh, thành phố lân cận TP.HCM.
Trên thực tế thị trường, thời gian gần đây ở nhiều địa phương khu vực xung quanh lân cận TP.HCM như Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai) hay Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận...thị trường nhà đất diễn ra rất sôi động, thu hút dòng tiền đầu cơ lớn từ các nhà đầu tư.
Lý giải về điều này ông Hưng cho rằng xu hướng này là hợp lý vì tính "nóng lạnh" của thị trường có hiệu ứng vết dầu loang. Khi mà thị trường BĐS bước vào giai đoạn cuối chu kỳ thì dòng tiền thường đổ về vùng ven và đất nền lên giá.
Giá đất ở nhiều địa phương thời gian gần đây có xu hướng tăng là bởi nhu cầu đầu tư tăng cao, vốn đầu tư đổ về nhiều. Các nhà đầu tư đổ tiền vào "săn" đất bởi vì kỳ vọng tăng giá và tỷ suất sinh lời cao hơn các phân khúc khác. Tuy đây là kênh đầu tư thú vị nhưng theo ông Hưng, để đạt mức lợi nhuận cao thì các nhà đầu tư phải chấp nhận chôn vốn lâu dài.
Nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường gần đây cũng đã có những thống kê cũng đã cho thấy xu hướng này đang diễn ra ở nhiều địa phương, trong khi thị trường căn hộ có chiều hướng sụt giảm giao dịch, trầm lắng thì thị trường đất nền vẫn có giao dịch, chỉ trầm lắng ở một số tỉnh có cơn sốt đất đi qua.
Thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, tại Hà Nội, lượng cung đất nền quý III/2019 có 582 căn, lượng giao dịch đạt 306 căn. Tại TP.HCM, nguồn cung 503 căn và giao dịch đạt 375 căn. Nhìn vào số liệu, có thể thấy lượng giao dịch ổn định ở cả hai thành phố lớn.
Không chỉ khu vực các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, đất nền cũng đang là kênh đầu tư ưa chuộng của nhiều nhà đầu tư tại các tỉnh, thành phố lớn ở phía Bắc, miền Trung.
Tại thị trường tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, lượng cung BĐS ít, toàn vùng ghi nhận hơn 900 giao dịch thành công (chủ yếu là đất nền). Tuy nhiên, thị trường đất nền Bắc Giang có những thời điểm tăng giá ảo, tiềm ẩn nguy cơ "bong bóng".
Tuy nhiên, ở một số thị trường đã tăng trưởng nóng thì hiện nay lại có xu hướng chững lại, giảm giá đáng kể như thị trường huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang,...
Thay vào đó, dòng tiền có xu hướng tìm đến những vùng đất mới. Theo báo cáo của Hội môi giới BĐS Việt Nam, thời gian qua đất nền Thanh Hóa, Nghệ An... hay một số thị trường mới như Hòa Bình, Yên Bái, Lâm Đồng,... dành được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Điểm sáng của thị trường BĐS tỉnh trong quý 3/2019 hướng về tỉnh Thanh Hóa.
Thị trường nơi đây sôi động bởi các dự án khu đô thị và đấu giá đất nền với hàng nghìn tỉ đồng. Tỉ lệ hấp thụ đạt 90% , giá đất đấu giá dao động từ 3-10 triệu đồng/m2, giá đất đô thị thị rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng/m2. Nghệ An cũng được dự báo là thị trường sôi động trong quý 4/2019 bởi việc phát triển các dự án tại đây đang diễn ra rất mạnh.
Theo quan điểm chung của các chuyên gia, doanh nghiệp, mặc dù thị trường BĐS đang giảm tốc nhưng nhu cầu và giá bán vẫn tăng. Trong đó, lợi nhuận có từ việc đầu tư đất nền vẫn khá ổn định. Đây được xem là phân khúc có tính ổn định cao ở biên lợi nhuận, đặc biệt ở các dự án có vị trí đẹp và pháp lý sạch. Quỹ đất sạch không còn nhiều và ngày càng trở nên đắt đỏ tại khu trung tâm chính là lý do buộc người dân phải ra khỏi thành phố để đầu tư. Và các tỉnh lân cận vô tình đón cơn sóng này.
Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc CTCP BĐS EZ Việt Nam, cho rằng, đất nền là phân khúc trú ẩn tốt, giữ được giá, tính thanh khoản tương đối.
" Một điểm đáng chú ý là đất nền có số lượng không nhiều. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, đất nền gần như hạn hữu, trong nội đô không còn những vị trí đẹp. Chủ đầu tư thường đầu tư hạ tầng đẹp để bán được giá cao. Phân khúc đất nền do đó vẫn xứng đáng để đầu tư", ông Toản nói.
Tuy nhiên, theo ông Toản, việc đầu tư đất nền nên là trung và dài hạn thay vì lướt sóng như tại một số địa phương thời gian qua.
Ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Kinh doanh nhà ở miền Bắc và miền Trung, Savills Việt Nam, cho rằng nhiều người luôn có suy nghĩ đầu tư là để kiếm lợi nhuận mà quên mất câu chuyện đầu tư còn để bảo toàn vốn, bảo toàn tài sản, tránh tiền có thể mất giá.
Do vậy, theo giới chuyên gia, đầu tư đất nền cần phải theo "nguyên tắc vàng", đó là pháp lý an toàn. Nghĩa là chỉ nên rót vốn vào những khu đất đã có sổ hoặc đủ điều kiện pháp lý để có những sản phẩm an toàn tuyệt đối. Đây được xem là nguyên tắc bất di bất dịch khi "xuống tiền" mua BĐS , đặc biệt trước bối cảnh thị trường nhà đất đang thanh lọc mạnh mẽ như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần đầu tư vào những dự án đã hình thành những cụm dân cư với mật độ từ vừa phải đến đông đúc, hoặc những dự án có chủ trương hình thành cụm dân cư, công nghiệp, cầu cảng trong tương lai, tuyệt đối không chọn những nơi "đồng không mông quạnh".
Ông Dương Đức Hiển cũng nhấn mạnh, nhà đầu tư có dòng vốn dư thừa nên đầu tư vào phân khúc đất nền thay vì sử dụng đòn bẩy tài chính.
" Nghĩa là đừng đi vay tiền để đầu tư đất nền. Bởi vay tiền mua được đất xong lại không có tiền xây để kinh doanh, nếu để đó không bán được thì thành nợ xấu, thành bong bóng BĐS", ông Hiển phân tích.
Nhật Minh (tổng hợp)
Theo Nhịp sống kinh tế
TPHCM cuối năm cạn kiệt nguồn cung, ông lớn BĐS nào "chớp cơ hội" khuấy động thị trường? Thị trường BĐS 9 tháng đầu năm 2019 thiếu trầm trọng nguồn cung dự án và sản phẩm, chỉ có duy nhất 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong bối cảnh đó, nhiều ông lớn BĐS hiếm hoi còn hàng mở bán đã tranh thủ ra hàng, tạo nên những khu vực sôi động trên thị trường. Theo số...