Nhiều tài xế vừa lái xe vừa “buôn” điện thoại, có lúc buông cả vô-lăng
Với việc một tay cầm vô-lăng, một tay nghe điện thoại khi điều khiển phương tiện, nhiều tài xế đã bị cơ quan công an xử phạt.
Sáng 11/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đắk Nông đã thông báo về việc phát hiện, xử lý nhiều trường hợp tài xế xe khách vi phạm quy định giao thông khi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại di động.
Trong ngày 10/12, lực lượng CSGT đã lập biên bản 5 trường hợp tài xế điều khiển ô tô khách bằng một tay, tay còn lại sử dụng điện thoại. Các vi phạm này được phát hiện qua giám sát trực tiếp và trích xuất từ camera trên phương tiện.
Tài xế liều lĩnh vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại (Ảnh: Cắt từ clip).
Đáng chú ý, nhiều tài xế đã “ôm” điện thoại để trò chuyện trong suốt quãng đường dài, thậm chí có lúc buông cả vô-lăng để sử dụng điện thoại, gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
Thượng tá Phạm Quốc Lập, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông, nhấn mạnh rằng hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn coi thường tính mạng của bản thân và hành khách.
“Việc không tập trung khi lái xe là một phần nguyên nhân của các vụ tai nạn xe khách trong thời gian qua. Lực lượng CSGT sẽ kiên quyết lập biên bản, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm”, Thượng tá Phạm Quốc Lập chia sẻ.
Công an tỉnh Đắk Nông đã xử phạt nhiều trường hợp tài xế vi phạm (Ảnh: Cắt từ clip).
Thượng tá Lập cũng kêu gọi nâng cao ý thức và văn hóa tham gia giao thông của tài xế và người dân. Ông khuyến khích người dân báo cáo ngay cho lực lượng chức năng khi phát hiện tài xế sử dụng điện thoại lúc lái xe, thông qua đường dây nóng hoặc ứng dụng Zalo của Phòng CSGT.
Được biết, hành vi sử dụng điện thoại khi lái ô tô sẽ bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Dịch vụ lái xe hộ người say: 'Anh là ai? Sao lái xe tôi?'
Lái xe hộ người say đang trở thành dịch vụ đắt khách. Và những tài xế này cũng gặp cả trăm chuyện dở khóc dở cười khi khách say xỉn nghêu ngao "Đêm nay ai đưa em về?".
Video đang HOT
Tài xế Hoàn dìu khách say là Phạm Mạnh Hùng lên xe để chở về nhà - Ảnh: VŨ TUẤN
Phạm Mạnh Hùng lơ mơ tỉnh lại. Bên cửa kính ô tô, người vợ dịu dàng: "Về đi, em đỡ nào!". Anh ta giật mình! Mọi lần rượu say mở cửa là gặp ngay cặp mắt lạnh lùng và lời cằn nhằn của vợ: "Đã nói say thì đừng mò mặt về rồi!"...
"Anh là ai? Sao lái xe tôi?"
Những lúc như vậy, Hùng cười trừ rồi đổ ập xuống sô pha. Lần này, vợ dịu dàng khác hẳn mọi khi. Anh ngơ ngác, cố mở đôi mí mắt nặng trĩu vì hơi men rồi giật thót. Bên ghế lái là người đàn ông lạ mặt đang mỉm cười nhìn anh. "Anh là ai? Sao lái xe tôi?", Hùng hỏi rồi loáng thoáng nhớ ra mình đã gọi người lái hộ xe về nhà.
"Hơn 20 năm tôi mới gặp bạn học cũ. Vui quá, uống nhiều!", Hùng phân bua. Quãng đường từ quán nhậu về nhà Hùng hơn chục cây số, lại qua những nút giao "khổ sở" Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở..., lại thêm những đoạn đường xe đông như mắc cửi trên phố Đại La, Minh Khai. Lúc tỉnh táo lái xe còn khó, huống hồ lúc say.
Người đàn ông bên cạnh đưa điện thoại cho Hùng rồi giục anh kiểm tra lại đồ đạc trên xe. "Anh say quá rồi, em bấm vào số gọi khẩn cấp trên điện thoại của anh mới gọi được chị xuống đón" - Hoàn, tài xế, giải thích.
Hùng uể oải mở cửa xe, bên cánh cửa dính choe choét thứ nhầy nhầy, chua chua - "sản phẩm" của cuộc rượu bí tỉ lúc tối. Trên đường về, tài xế phải dừng xe hai lần để Hùng "cho chó ăn chè". Anh tài xế kể lại đi được hơn một cây số thì Hùng ngoẹo đầu ra ghế ngủ, mắt nhắm nhưng miệng phun phì phì như hổ mang.
Người vợ đi xuống, khẽ lườm chồng rồi nhờ tài xế đánh xe vào "chuồng" hầm chung cư. Tài xế Trần Văn Hoàn nhẹ nhõm bước lên xe buýt. Dịp lễ hay cuối tuần, mỗi ngày anh nhận vài cuốc lái xe hộ.
Nghề mới của anh không còn phải lo kiếm từng "cuốc" xe rồi trả góp ngân hàng như trước nữa. Anh ở nhà phụ vợ, trực điện thoại của trung tâm, cứ "nổ" chuông là "sơ vin" gọn gàng, đeo thẻ ra quán nhậu lái xe về hộ khách.
"Đêm nay trai đẹp đưa về"
Tài xế Hoàn nhận cuộc gọi điều phối từ Trung tâm điều phối lái xe hộ Hà Nội (D-car) lúc tối muộn. Anh chỉ kịp kiểm tra địa chỉ đón trả khách và loại xe khách cần lái hộ rồi nhảy lên xe ôm cho kịp.
Hoàn vào nghề lái xe hộ được vài tháng. Trước đó, anh đã hơn chục năm chạy xe giao hàng và taxi. Gần đây, anh vay ngân hàng mua xe chạy dịch vụ. Dịch COVID-19, tài xế dịch vụ điêu đứng.
Vài cuốc xe mỗi tháng chẳng đủ tiền trả góp ngân hàng, chưa tính phí xăng dầu và khấu hao xe. Hoàn bán xe, chấp nhận lỗ, ở nhà giúp vợ việc lặt vặt trong cửa hàng nhỏ. Rồi anh đăng ký làm tài xế lái xe hộ. Mỗi ngày nhận vài cuốc xe cũng khiến anh tự tin không cần vợ trả lương.
Khách đợi ở một nhà hàng cuối phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân), nhưng bãi gửi xe cách đó non một cây số. "Nhất em rồi nhé! Còn hỏi "Đêm nay ai đưa em về" nữa không? Đêm nay trai đẹp đưa về!" - một ông khách đùa với nữ khách say rượu nhờ Hoàn lái hộ làm anh ngượng chín mặt.
Từ ngày Hoàn rời xe tải, sang lái xe hộ khách say thì cứ 10 cuốc lại gặp đến hai, ba cuốc là khách nữ. Lần này cũng vậy, vị khách nữ đứng tuổi, ăn mặc sang trọng và có phần táo bạo khiến Hoàn chợt lo.
Chị đi trước, Hoàn cuốc bộ theo sau. Bước được mươi bước thì đôi giày cao gót bước lên mặt vỉa hè mới bị đào xới trượt ngã. "Tôi biết chị ấy say lắm rồi, đi không vững nhưng không dám dìu chị ấy, cũng không dám cách xa. Tôi đành bấu vào tay áo của khách để chị ấy đi vững hơn. Mà áp lực lắm! Nhỡ rách áo hàng hiệu của người ta lương tài xế làm sao đủ mà đền?", Hoàn chia sẻ.
Chệnh choạng mãi rồi hai người cũng ra đến bãi gửi xe, suốt chặng đường gần chục cây số là những câu chuyện "xàm xàm" để khách... đỡ ngủ gật. Hoàn cố tỏ ra thân thiện nhưng tránh để khách hiểu lầm là "dê xồm".
"Chúng tôi lo nhất là va quệt xe, thứ hai là mất đồ của khách, thứ ba là để khách phật ý. Nói dại, lúc say có thể người ta đùa vui một chút, nhưng nếu mình không giữ ý cho khách, lúc tỉnh họ nghĩ lại rồi "cạch" mặt mình ra! Không gọi xe nữa!", Hoàn nói.
Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử phạt nghiêm lái xe vi phạm nồng độ cồn khiến nhiều người phải nhờ lái xe hộ - Ảnh: DANH TRỌNG
Cuốc xe nhớ đời
Tài xế Đào Hồng Quân hí hửng nhận một cuốc xe đường dài. Khách "sộp" đặt xe từ một nhà hàng ở quận Hoàng Mai về Sơn Tây. Tiền công những cuốc xe dài, lại đi vào tối muộn bằng vài cuốc nội thành. Quân sửa soạn chỉnh tề đến trước giờ hẹn 10 phút. Khách đã say, mặt đỏ phừng vừa nâng cốc vừa hát hò rôm rả với bạn.
Khách của Quân lần này là một người thành đạt. Nhóm bạn hát hò chia tay toàn những bài ca hừng hực khí thế. Gần nửa tiếng mới chia tay xong, Quân nhận chìa khóa, theo bước loạng choạng của ông khách ra bãi đậu xe.
"Nhà tớ ở đâu nhỉ? - Khách cố mở hai mí mắt nặng trĩu hỏi Quân - À, Sơn Sơn Sơn Tây... Quên mất, cậu thông cảm nhé!". Ông khách nói được vài lời rồi ngả ghế ngáy như kéo bễ lò rèn. Quân đọc lại tin nhắn điện thoại, địa chỉ là một xã ngoại ô thị xã Sơn Tây.
Gần một tiếng sau, ước chừng gần đến nhà khách, Quân lay ông dậy để chỉ đường về nhà. Ông khách giật mình: "Chưa tới à? Ờ... cậu biết nhà tớ ở đâu không nhỉ?... À quên! Cậu làm sao mà biết được!". Khách cười xộc mùi rượu rồi bảo Quân dừng xe trước một cửa hàng còn sáng đèn.
Khách hạ kính gọi to, giọng méo như chiếc đài hết bình ắc quy: "Này! Chị ơi! Biết nhà tớ ở đâu không?". Chủ nhà ngớ người vài giây rồi nhận ra người quen. Cả chủ cả khách vừa cười ngặt nghẽo vừa tả đường về nhà cho anh tài xế cũng cười... méo mó trong xe.
Đỗ xe gọn gàng, giao chìa khóa lại cho chủ nhà thì hàng xóm đã tắt điện đi ngủ. Quân bước thấp bước cao ra đường. Căn nhà của khách cách trung tâm thị xã Sơn Tây gần 3km. Nhà cửa thưa thớt, một bên là những cánh cổng đóng im ỉm, một bên là cánh đồng lô nhô mồ mả.
Lúc này đã hết giờ xe buýt, mà đón taxi về Hà Nội khuya khoắt thế này thì coi như cuốc xe của Quân thành công cốc. Anh tài xế lếch thếch đi bộ ra đến bến xe giữa thị xã Sơn Tây mà mồ hôi nhễ nhại, mặt mũi tái mét vì... sợ ma. Nửa đêm, trung tâm điều phối lại điều một chuyến xe lên Sơn Tây "giải cứu".
"Kỷ niệm nhớ đời - Quân cười đỏ mặt - Nhưng nghề mà! Được cái anh em hỗ trợ rất nhiệt tình. Khách đặt xe em vẫn phải đi, nếu từ chối lần sau họ không gọi mình nữa. Anh em lái xe hộ bây giờ nhiều mà".
Tài xế Hoàn cười kể lại một đồng nghiệp vì ôm chiếc áo khoác cho khách, về nhà cô vợ hay ghen ngửi thấy "mùi hương lạ" cứ lườm nguýt, tra hỏi cả tuần. Còn anh chưa bị khách phàn nàn bao giờ, nhưng may mắn hơn là chưa bị cô vợ lườm nguýt, tra khảo mỗi lần về khuya mà quần áo thoang thoảng mùi cồn lẫn với mùi nước hoa.
Ở TP.HCM, nhiều "lon bia lưu tú, chai rượu nhân dân" giờ dù say đến đâu cũng vẫn ý thức nên gọi xe về nhà để tốn vài chục, vài trăm ngàn đồng thay vì mất vài triệu, vài chục triệu tiền phạt, mà đặc biệt là có thể bị giữ bằng lái.
Có khi là tài xế khác đến cầm lái chở về nhà, rồi họ tự quay trở lại quán để lấy xe của mình. Tất nhiên, cách thuê tài xế này sẽ tốn kém hơn gấp đôi vì họ coi như phải đi hai chiều. Cách thứ hai là gửi xe lại quán để gọi Grab "ôm" hoặc taxi về, rồi ngày mai quay trở lại quán lấy xe của mình.
Nhiều quán bây giờ chiều khách, chịu giữ xe máy, kể cả xe hơi cho khách say xỉn phải gọi xe khác về. Có nơi thu thêm tiền giữ xe, nhưng cũng có nơi không thu, tùy khách hảo tâm "bo" thêm cho nhân viên giữ xe...
Xử phạt nữ tài xế buông 2 tay, 'dán mắt' vào điện thoại để quay TikTok Nữ tài xế vừa lái xe Mercedes, vừa buông cả 2 tay khỏi vô lăng để sử dụng điện thoại quay TikTok bị phạt 3,4 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng. Hình ảnh nữ tài xế buông cả 2 tay khi lái xe bị tước bằng 2 tháng. (Ảnh cắt từ clip) Ngày 18/2, đại diện Đội Tuần tra...