Nhiều tác dụng quý của gừng
Gừng là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong chế biến các món ăn. Ngoài ra, gừng còn có nhiều tác dụng quý được ứng dụng để làm thuốc.
Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về việc sử dụng gừng làm thuốc và phát hiện nhiều tác dụng quý của củ gừng.
Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Vì vậy, gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng mang lại nhiều công dụng sức khỏe.
Gừng tươi trong Đông y còn được gọi là sinh khương. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc hoặc kích thích tiêu hóa. Cả gừng tươi và gừng khô đều có thể ứng dụng để làm thuốc.
GS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông y Phương Quán, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, trong các món lạnh như thịt bò, thịt trâu chắc chắn phải có gừng vì gừng làm cho món ăn tăng tính nóng lên, làm át tính lạnh không mong muốn của thịt bò, thịt trâu, như vậy gừng sẽ trung hoà giữa tính nóng và lạnh trong món ăn.
Video đang HOT
Nếu nướng củ gừng rồi thái lát mỏng, dùng pha nước uống thì sẽ có tác dụng làm ấm bên trong, chống lại cái lạnh ở bên trong cơ thể (lạnh bên trong thường gây đầy bụng, chướng bụng, chán ăn, chậm tiêu).
Mỗi khi thời tiết thay đổi hay khi huyết áp tăng cao đột ngột có thể dùng gừng tươi giã dập, pha thêm một chút rượu trắng hòa cùng nước nóng rồi ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút. Mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến máu lưu thông tốt hơn, theo đó huyết áp sẽ từ từ hạ xuống. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm cúm có thể pha 1 cốc nước gừng nóng ấm thêm một chút đường để uống.
Gừng – vị thuốc nam dân giã mà rẻ tiền, chúng ta nên tận dụng những công dụng quý của nó.
Theo VNE
Tần dày lá, gừng tươi trị bệnh
2 loại thực phẩm quen thuộc, tốt cho sức khỏe thường có trong vườn nhà là cây tần dày lá và củ gừng. Y học cổ truyền và dân gian đã dùng 2 loại này chữa trị hiệu quả một số bệnh.
Tần dày lá
Theo y học cổ truyền, cây tần dày lá (hay còn gọi là cây húng chanh) có mùi thơm, tính ấm, vị chua the, đi vào phế và có công dụng giải cảm, khu phong tà, trục (tống) hàn (lạnh), sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc. Theo lương y Phạm Như Tá, cổ truyền và dân gian thường dùng tần dày lá để chữa trị bệnh cảm cúm, viêm họng, ho, lạnh phổi, côn trùng độc cắn, hôi miệng...
Có một số cách vận dụng tần dày lá trong vài bệnh thường gặp:
- Để trị tình trạng cảm cúm, cảm có kèm theo sốt, đau đầu, nghẹt mũi, và ho có đờm, có thể dùng khoảng 20 gr tần dày lá tươi đem giã nhỏ để vắt lấy nước cốt và uống. Hoặc có thể gia (cho) thêm gừng 12 gr, hành 12 gr, cùng với lượng lá tần nói trên đem nấu lấy nước uống, hoặc nấu để xông cho ra mồ hôi.
- Nếu bị viêm họng, có thể dùng 20 gr tần dày lá, 15 gr vị thuốc kim ngân hoa, 15 gr sài đất, 12 gr xạ can, 12 gr cam thảo đất, đem nấu lấy nước uống trong ngày.
- Nếu bị ho do thời tiết, ở quê chúng ta có thể dùng 15 - 20 gr tần dày lá, một ít lá chanh, vỏ quýt, gừng tươi (mỗi loại chừng 5 gr), đường phèn 10 gr - đem tất cả nấu nước uống trong ngày. Ho và viêm họng do thời tiết cũng có thể dùng vài lá tần này nhai (nuốt nước, bỏ xác) cũng rất hay.
Tương tự, củ gừng cũng có mùi thơm, tính ấm, vị cay. Trong các bài thuốc giải cảm phong hàn của cổ truyền và dân gian cũng thường được gia thêm vài lát gừng tươi nhằm tăng thêm hiệu quả. Nhiều trường hợp bị cảm lạnh đau đầu do trúng mưa, dùng củ gừng tươi để cạo gió (thay vì lấy đồng xu hay vật cứng khác để cạo) sẽ cho kết quả rất tốt.
Gừng tươi - Ảnh: K.Vy
Theo lương y Quốc Trung, trường hợp chúng ta dùng thực phẩm sống, lạnh, hay bị cảm lạnh mà gây nôn ói - lúc này ta lấy củ gừng tươi đem nướng lên để ăn, hoặc nấu nước uống sẽ cầm nôn ói rất hay. Nếu bị ngộ độc thức ăn, hay bị bội thực, chúng ta đem lùi (nướng) củ gừng rồi giã nhỏ lấy nước hòa với ít nước chín để uống cũng rất hay.
Mùa này trời mưa nắng thất thường, những người hay đi ngoài trời dễ bị cảm. Nếu bị bệnh, có thể nấu nồi cháo nóng với gừng để ăn cho ra mồ hôi mà giải cảm.
Theo TNO
Xoa dịu cơn đau bụng với loại thuốc tự nhiên Nhanh chóng làm dịu cơn đau mà chẳng cần uống thuốc đắng. Nguyên liệu gồm có: - 10ml mật ong - 1/2 củ gừng - 50ml nước ấm (80 độ C) Lưu ý: - Tinh dầu gừng luôn được biết đến với khả năng giảm đau bụng, các vấn đề về rối loạn tiêu hoá và hỗ trợ rất tốt cho tiêu hoá....