Nhiều SV Đại học Ngoại thương “kêu trời” vì đóng học phí rồi nhưng vẫn bị nhà trường báo nợ
Mới đây, rất nhiều sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU) đã phản ánh sự sai sót trong việc thu tiền học phí của trường, nhưng khi báo cáo phản ánh thì phải nhận về thái độ thiếu hợp tác của Phòng kế hoạch tài chính. Theo trường ĐH Ngoại thương, việc sai sót này là do lỗi kỹ thuật của trang thu học phí.
Gần đây, rất nhiều sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU) đã liên tục phản ánh về tình trạng không rõ ràng trong việc thu tiền học phí. Nhiều sinh viên chia sẻ dù đã đóng học phí rồi nhưng vẫn bị hệ thống báo thiếu, và khi mong muốn được nhà trường giải quyết thì nhận lại thái độ thiếu hợp tác.
Cụ thể, trường ĐH Ngoại Thương luôn thông báo học phí qua trang tín chỉ FTUGATE. Trước kỳ thi 1 tháng, FTUGATE sẽ hiện số tiền sinh viên cần đóng dựa vào số tín trong kỳ đăng ký được. Tuy nhiên, trang này thường xuyên cập nhật thiếu dữ liệu khiến nhiều bạn dù đóng tiền đầy đủ nhưng vẫn hiện số dư hàng chục triệu đồng.
Đặc biệt, khi lên phòng Kế hoạch Tài chính phản ánh làm rõ sự việc thì Sinh viên lại không được trả lời thoả đáng, không được giải thích mà chỉ được yêu cầu “làm theo trang FTUGATE”, trong khi lịch sử chuyển khoản học phí của Sinh viên thì vẫn lưu đầy đủ khoản đó.
Trường ĐH Ngoại Thương bị tố thiếu minh bạch trong việc thu tiền học phí.
Bạn X (sinh viên năm cuối) cho biết, mình đang làm bài luận cuối kỳ nên khi thấy trang này báo nợ hơn 6 triệu đã không nghi ngờ mà đi nộp luôn. Tuy nhiên đến kỳ hạn đóng tiền học phí, nữ sinh này vẫn bị báo nợ 4 triệu.
“ Vì có nghe việc “nợ học phí dưới 3 triệu không được làm khóa luận” nên mình đã vội đi đóng tiền. Tuy nhiên đến hạn nộp học phí đợt này, check trang tín chỉ lại thấy nợ trường 4 triệu. Thật sự không biết hỏi ai vì lần nào cũng nộp đủ. Nghe một số bạn bảo lên phòng Kế hoạch tài chính hỏi thì chỉ nhận được duy nhất câu trả lời “làm như tín chỉ”. Bọn mình vẫn đang đợi ngày chót xem trường có update vì thật sự không biết tiền của mình đã đi về đâu“.
Nữ sinh cũng cho biết thêm: “ Việc chuyển sang trang tín chỉ mới là vào đầu tháng 1. Ban đầu chuyển thì còn thông cảm vì cơ sở dữ liệu lớn, sai sót khó tránh, mình cũng bị báo nợ hẳn 5 triệu. Nhưng suốt từ đó đến nay vẫn báo sinh viên nợ liên tục. Có nhiều bạn mình quen còn bị báo nợ lên đến hàng chục triệu đồng“.
Dù đóng tiền đầy đủ nhưng nữ sinh năm cuối X vẫn bị báo nợ lên đến hàng chục triệu đồng. (Ảnh NVCC)
Đồng cảnh ngộ, bạn H.V (sinh viên năm 3) chia sẻ mình bị báo nợ hơn 10 triệu đồng dù vẫn đóng học phí đầy đủ: “ Mỗi lần vào check số nợ 10 triệu mà muốn khóc. Không chỉ mỗi mình mà nhiều bạn cũng chung cảnh như vậy. Nếu ai không biết mà đi nộp có phải là trường thu về hàng trăm triệu đồng không rõ lý do không?
Bên cạnh đó mình cũng thấy các thầy cô phụ trách việc này làm việc không thỏa đáng. Học phí sai nhưng không tìm cách giải quyết mà kêu sinh viên về tự tính, làm theo tín chỉ dù bao nhiêu tiền học phí đều hiện trên trang FTUGATE. Như vậy có khác nào bảo sinh viên phải đóng khoản nợ không do mình gây ra“.
Video đang HOT
Một vấn đề khiến sinh viên bức xúc không kém là thái độ thiếu hợp tác của các nhân viên phòng Kế toán – Tài chính khi cần giải quyết vấn đề. Bạn Đ.T tâm sự: “ Học phí năm nào cũng tăng đều đặn nhưng các thủ tục và trang tín chỉ mãi không cải thiện. Nay mình bị báo nợ 15 triệu lên phòng Kế toán check thì cô bên phải làm mọi thứ rất rối rắm, phải chụp đủ loại biên lai, nhập các dữ liệu rồi thái độ như muốn trốn tránh sự việc. Xong cuối cùng cô chốt câu cơ sở dữ liệu cũ chưa đẩy hết, em chỉ nợ 1,3 triệu thôi!“.
Rất nhiều sinh viên FTU đã chia sẻ câu chuyện bị nợ học phí tương tự.
Đại diện trường Đại học Ngoại thương: Sự nhầm lẫn về số dư học phí là do vấn đề kĩ thuật
Liên quan đến vấn đề trên, sáng ngày 25/6 trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Huyền Minh phụ trách phòng Truyền thông và Quan hệ Đối ngoại trường ĐH Ngoại thương cho biết, trang FTUGATE chỉ mới chuyển giao công nghệ và dữ liệu từ trang học phí cũ từ đầu năm nay nên sai sót là điều khó tránh khỏi.
Trường thừa nhận trách nhiệm, sự nhầm lẫn trong thống kê số dư học phí là do vấn đề kỹ thuật và đang cố gắng khắc phục hậu quả. Đối với những sinh viên có thắc mắc về học phí hoặc đóng sai tiền nợ, nhà trường sẽ liên hệ giải quyết dựa theo biên lai và các thông tin lưu trên trang học phí.
Trả lời về vấn đề thái độ của các nhân viên phòng Kế toán – Tài chính, ông Minh cũng cho biết một phần nguyên nhân có thể đến từ việc sinh viên lựa chọn thời gian giải đáp thắc mắc không đúng lúc. Bởi nhà trường luôn quy định thời gian tiếp sinh viên là cả ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Nếu sinh viên đến ngoài thời gian này thì không thể đảm bảo các thầy cô có thể giúp đỡ nhiệt tình 100%. Hướng giải quyết trước mắt là trường dự định sẽ tách bộ phận tiếp sinh viên và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ.
Ông Minh cũng chia sẻ thêm đây là vấn đề được nhà trường quan tâm xử lý từ lâu nhưng cũng rất cần sự thông cảm và thấu hiểu từ 2 phía. Trong chiều tối ngày 25/6, ĐH Ngoại thương sẽ ra công văn cụ thể về việc xử lý số tiền nợ học phí đối với các bạn sinh viên.
Cô sinh viên năm 3 bán combo du lịch hè kiếm 20 triệu/tháng, chị em muốn tăng thu nhập vào học hỏi kinh nghiệm ngay!
Bán combo du lịch ở thời điểm hiện tại thực sự rất lý tưởng xuất phát từ nhu cầu lớn của mọi người.
Giờ đây chúng ta không chỉ làm 1 công việc để trang trải cuộc sống. Có nhiều chị em lựa chọn bán hàng online, viết lách, nhập liệu... là nghề "tay ngang" để gia tăng thu nhập. Vậy đã bao giờ bạn biết tới mảng kinh doanh combo du lịch chưa? Xin bật mí đây là một vùng đất "màu mỡ" cho chị em thỏa sức vẫy vùng đó!
Ở nước ta, sau khi tình hình dịch Covid-19 lắng xuống, toàn dân bỏ giãn cách xã hội thì nhu cầu đi du lịch cũng bắt đầu tăng. Cộng thêm thời điểm mùa hè, gia đình muốn nghỉ mát, trường học, công sở đi xả hơi sau một năm vất vả thì du lịch quay trở lại với nhịp phát triển sôi động.
Nắm bắt được thời cơ này, Khánh Ly - sinh viên năm 3 của Đại học Ngoại thương đã quyết định kinh doanh combo du lịch như một hình thức kiếm thêm thu nhập. Hiện tại, Khánh Ly chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp và ra trường nên cũng có nhiều thời gian. Thậm chí cô còn dạy Tiếng Anh và đảm nhiệm thêm cả sale combo du lịch.
Bán combo du lịch - thu nhập hàng chục triệu song vẫn chỉ mang tính thời vụ
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề kinh doanh này, Khánh Ly cho biết:
"Thứ nhất, mình thích đi du lịch nên hay tìm hiểu để mua được vé giá rẻ cũng như nghiên cứu lịch trình đi các thứ. Khi tham gia vào các hội nhóm review, mình thấy kiểu kinh doanh combo du lịch hay hay. Vì tò mò nên mình cực muốn thử, cộng thêm trước đó mình cũng từng kinh doanh online nhiều sản phẩm khác nên tương tác Facebook tốt.
Thứ hai, gia đình mình cũng làm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn 10 năm nay nên dù sao trong Ly cũng dồi dào kinh nghiệm thực tế hơn về booking khách sạn, lợi ích chi phí như thế nào. Thử sức được thời gian thấy mê quá lao đầu vào kiếm thêm luôn."
Vì từng đi du lịch nhiều nơi nên Khánh Ly có kinh nghiệm đặt vé máy bay, du lịch rất tốt.
Lúc đầu, Khánh Ly chỉ là cộng tác viên của một công ty du lịch, tức là "chỉ đâu đánh đó", làm theo kế hoạch cấp trên. Khi đã vững kinh nghiệm, Ly bán combo dưới tên của đại lý khác với hình thức bán lẻ. Hiện tại vì chủ yếu là bán qua mạng nên thủ tục pháp lý chưa cần thiết lắm đối với cô gái này.
Quy trình làm việc thông thường của Khánh Ly sẽ là đăng bài về các gói thu hút người xem trên Facebook. Sau đó khách hỏi thì tư vấn, check giá vé, khách sạn. Khách chuyển khoản rồi thì Ly bắt đầu làm vé điện tử máy bay, đặt chỗ phòng. Thậm chí, Ly cũng cần phải sát sao trong những ngày khách đi du lịch để xem có vấn đề gì không. Khi nào khách trở về thì coi như hết nghĩa vụ.
Công việc này mang lại thêm thu nhập dồi dào cho Ly nhất là những tháng mùa hè.
Cũng chia sẻ về thu nhập của công việc này, Ly cho biết nếu bán combo theo cá nhân thì lãi không quá nhiều nhưng bán cho cơ quan, trường học, đơn vị... thì lãi cao, dao động 10-15% tổng doanh thu. Những tháng vừa qua, Ly thường kiếm được khoảng 15-20 triệu đồng/tháng. Với tháng 6 du lịch ồ ạt này, cô đang dự tính thu nhập của mình sẽ vượt con số 20 triệu.
Tuy nhiên, công việc bán combo này mang tính thời vụ, nhất là vào mấy tháng hè tình hình kinh doanh khá khẩm. Ly cho biết dù hiểu thị trường du lịch là thế nhưng vào mấy tháng mùa đông cô vẫn sẽ bán. "Thời gian đó mọi người không đi biển thì họ sẽ đi Sa Pa, Đà Lạt, vùng núi... vẫn kiếm thêm được. Thậm chí có người còn đặt vé máy bay chuẩn bị du lịch mùa hè năm sau nữa cơ!"
Áp lực không nhỏ, cầm điện thoại 24/24 nhưng khách càng hạch sách thì càng dễ "chốt đơn"
Khánh Ly liệt kê một loạt các khó khăn mình gặp phải khi kinh doanh combo du lịch: "Làm sale bao giờ cũng áp lực khỏi bàn. Không phải lúc nào cũng có khách đâu, và khi có người hỏi thì cũng không phải sẽ mua. Có những hôm tư vấn cho khách đến sáng rồi họ lại chốt là vì bận lịch nên không đặt nữa.
Rồi còn có những so sánh kiểu "chị thấy book trên web rẻ hơn này nọ". Hoặc cạnh tranh giá với những người bán khác. 1-2 người hỏi tư vấn không sao nhưng lên đến vài chục người hỏi mà chỉ có mình cáng đáng sẽ stress vô cùng. Làm nghề dịch vụ mà, luôn phải lấy lòng khách hàng. Thà chịu lãi ít hơn để giữ khách. Khó khăn khủng khiếp nữa là không phải khách hàng nào cũng tinh tế. Ví dụ có vấn đề gì với khách sạn, họ sẽ mắng mình ngay chứ không nghe mình giải thích đâu. Lúc đó phải bỏ tiền túi ra để đáp ứng yêu cầu của khách.
Đặc điểm của dịch vụ này là trả tiền trước, sử dụng gói combo sau nên khách hàng thường mang tâm lý là mình chăn dắt họ. Và khi kêu chuyển khoản luôn, khách sẽ nghĩ mình lừa đảo nhưng thực tế là chẳng phải.
Kể khó khăn là vậy nhưng chắc mệt nhất là cầm điện thoại liên tục thôi. Chứ bán combo du lịch không quá vất vả, kiếm lãi cũng nhiều và học hỏi được kỹ năng giao tiếp đàm phán."
Cô nàng sinh viên năm 3 này còn bật mí một điều trong nghề là khách càng khó tính thì càng dễ "chốt đơn". Họ có thể hỏi này hỏi kia, so sánh loạn lên nhưng mà cũng chỉ check xem mình làm ăn chuyên nghiệp hay không. Khi cảm thấy tin tưởng, họ sẽ mua ầm ầm. "Trộm vía khách đi combo của mình xong phần lớn đều hài lòng. Từ sự hài lòng ấy sẽ có những lần đặt tiếp theo, lại sinh ra lãi!" - Ly cho hay.
Sau cuộc phỏng vấn lúc 11 giờ đêm, Ly lại tiếp tục trả lời nốt cho một vài khách hàng. Cô gái này rất tự tin rằng mặc dù nghề bán combo du lịch không ổn định như dạy Tiếng Anh song nó đã đem lại cho cô nhiều thứ: Kỹ năng mềm, thu nhập kiếm thêm và tinh thần không ngại học hỏi điều mới mẻ.
Chị em công sở nếu muốn gia tăng thu nhập thì đừng ngại thử sức với mảng bán combo du lịch nhé!
Cô sinh viên năm 3 quyết bỏ Đại học chia sẻ hành trình lập nghiệp đầy nước mắt: Nỗ lực thoát khỏi sự sắp đặt, dùng vốn ngoại ngữ kiếm tới 35 triệu/tháng Nếu như mức lương 25-30 triệu/tháng là con số mơ ước của nhiều cử nhân mới ra trường thì cô gái này đã đạt được nó ngay từ khi 20 tuổi. Người ta vẫn thường nói với nhau, rằng phải cố sống cố chết lấy được tấm bằng Đại học rồi sau này muốn làm gì thì làm. Bởi trong mắt của nhiều...