Nhiều sân bay trên thế giới từng bị hack
Không chỉ riêng Việt Nam, một số sân bay ở Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, thậm chí một sở cảnh sát tại Anh, cũng từng là mục tiêu tấn công của tội phạm công nghệ.
Trước sân bay Nội Bài, nhiều sân bay và địa điểm công cộng trên thế giới từng là nạn nhân của tin tặc. Vào đầu 2016, sân bay lớn nhất Ukraine – Boryspil – có nguy cơ gặp phải cuộc tấn công mạng vào hệ thống máy chủ điều khiển ở đây.
Lúc đó, mã độc mang tên Black Energy đã nhanh chóng bị phát hiện có trong mạng lưới máy chủ ở sân bay. Cơ quan an ninh đã loại bỏ mã độc này trước khi nó kịp gây hại cho an ninh hàng không.
Nhiều sân bay và địa điểm công cộng trên thế giới từng bị hacker quấy phá. Ảnh: ICS.
Đây là mã độc được tìm thấy trong ba vụ tấn công vào các hãng năng lượng của Ukraine vào tháng 12 năm ngoái. Chính phủ nước này sau đó đã nghi ngờ Nga đứng sau các cuộc tấn công này, nhưng không tìm được bằng chứng.
Đầu tháng 10 năm ngoái, website của sân bay quốc tế Norwich, Mỹ đã bị tấn công. Hacker xâm nhập vào website này cho rằng cuộc tấn công chỉ để “thử tìm lỗ hổng”. Cũng tại sân bay này vào năm 2011, hacker đã đột nhập vào hệ thống dữ liệu sân bay và phơi bày danh tính của hơn 2.000 nhân viên lên Internet.
Ngoài Mỹ, Anh cũng từng là nạn nhân của tin tặc. Một nhóm hacker đến từ Đông Âu đã tấn công vào hệ thống của sở cảnh sát Manchester vào tháng 9/2015. Cuộc tấn công khiến website chính thức của sở cảnh sát bị sập hoàn toàn chỉ trong một đêm. May mắn thay, máy chủ nhanh chóng được khôi phục và hoạt động trở lại. Các hacker thực hiện cuộc tấn công DDOS này thừa nhận, sự kiện để chỉ ra những lỗ hổng trong hệ thống.
Tại châu Á, cường quốc công nghệ như Nhật Bản hay Ấn Độ cũng từng bị kẻ gian xâm nhập vào hệ thống an ninh sân bay.
Video đang HOT
Ngày 10/10/2015, nhằm mục đích phản đối ngành công nghiệp đánh bắt cá heo của Nhật Bản, nhóm hacker nổi tiếng Anonymous đã tấn công DDOS vào website hai sân bay Narita và Chubu.
Tuy nhiên, quản lý sân bay Narita thông báo không có chuyến bay nào bị ảnh hưởng, dù website bị sập kéo dài tận 8 giờ đồng hồ.
Vào 4/2013, website sân bay Delhi của Ấn Độ bị tin tặc tấn công và thay đổi giao diện trang chủ. Hacker được cho là người Pakistan cũng tải lên đó những hình ảnh và những đoạn âm thanh “lạ”. Kết thúc cuộc tấn công là lời thách thức với quản lí của website: “Đảm bảo an ninh hoặc tôi sẽ hack nó lần nữa!”.
Tháng 11/2013, hacker The Messiah, tự xưng thuộc nhóm tin tặc Anonymous đã tấn công trang web của sân bay Seletar, Singapore. Trang này bị đổi thành nền đèn – xanh lá với biểu tượng một xương sọ đội nón. Sự cố được khắc phục sau 30 phút. Đây được xem là hành động để phản đối chính sách kiểm soát Internet của nước này.
Tháng 8/2015, website sân bay tại thủ đô Cairo của Ai Cập cũng bị hacker ghé thăm. Giao diện trang chủ bị thay đổi, để lại những thông điệp thù hằn, tuyên bố trả thù cho những người thiệt mạng trong vụ thảm sát Rabaa năm 2013. Hơn 8 tiếng sau sự cố, website của sân bay mới được khôi phục.
Cũng trong năm 2015, các trạm không lưu xung quanh Thụy Điển gặp sự cố, khiến ba sân bay Arlanda, Landvetter và Bromma không thể nhìn thấy tín hiệu máy bay tại trạm điều khiển. Nhiều chuyến bay đã bị hủy. Nhiều chuyên gia an ninh nước này tố cáo Nga đứng sau sự cố.
Cùng năm, tại thành phố Lệ Thuỷ, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, màn hình quảng cáo ngoài trời ở một trung tâm thương mại đã bất ngờ chiếu phim người lớn trong sự ngỡ ngàng của người dân quanh khu vực. Đoạn video phát được 7-8 phút và bị cắt đi nhanh chóng nhờ sự can thiệp của đội ngũ kỹ thuật. Những cuộc điều tra sau đó cho rằng nguyên nhân có thể do hệ thống bị hack.
Theo báo cáo từ các công ty bảo mật như ESSET, Norton,… các vụ hack ở sân bay nói riêng và nơi công cộng những năm gần đây có chung một cách thức. Hacker thường dò ra lỗ hổng, xâm nhập và thay đổi giao diện, đưa vào đó những thông điệp muốn truyền tải.
Nghiêm trọng hơn, hacker còn có thể xâm nhập sâu vào hệ thống, tác động đến các những thiết bị phi Internet, phi hệ điều hành thông qua trung tâm kiểm soát trung tâm. Khi xâp nhập được ở cấp độ này, an ninh của sân bay và khu vực bị tấn công có thể bị đe doạ nghiêm trọng.
Hoàng Vinh
Theo Zing
Lỗ hổng trang web Vietnam Airlines đã được cảnh báo từ lâu
Theo các chuyên gia bảo mật, lỗ hổng trên website của Vietnam Airlines đã có từ lâu nhưng hãng hàng không này chưa khắc phục, dẫn đến việc bị hack và công khai dữ liệu.
Chiều ngày 29/7, website của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện (deface). Sự cố này diễn ra trong khoảng 30 phút, sau đó trang trở lại hoạt động bình thường.
Trong thời gian trên, trang vietnamairlines.com hiển thị nội dung liên quan đến nhóm 1937CN Team, cùng với đó là những lời tuyên bố xuyên tạc về tình hình biển Đông giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines.
Website của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam hiển thị nội dung lạ. Ảnh: HP.
Sau đó, tài khoản mang tên "1937CN Team" đã công bố nhiều tập tin thu thập từ website của VNA lên trang pastebin.com, trong đó có tập tin định dạng Excel mang tên "Vietnam Golden Lotus" kích thước gần 100 MB.
Hiện chưa xác định lượng dữ liệu mà nhóm 1937CN Team lấy từ website của Vietnam Airlines, nhưng theo một chuyên gia bảo mật tại TP HCM, file phân tích cho thấy có khoảng 400.000 thông tin khách hàng có thể bị đánh cắp. File Excel này không được mã hoá toàn bộ và chứa đầy đủ thông tin họ tên khách hàng, địa chỉ, năm sinh, nơi công tác,...
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc tế Athena, những lỗ hổng trên website của Vietnam Airlines đã được giới bảo mật tại Việt Nam biết đến và liên tục cảnh báo từ trước.
Tuy nhiên, Vietnam Airlines đã không khắc phục lỗi này. "Có thể nhóm hacker đã dò ra lỗ hổng từ lâu và xâm nhập sẵn, chỉ chờ thời cơ phù hợp để ra tay", ông Thắng nói với Zing.vn.
Hàng trăm ngàn dữ liệu chi tiết về khách hàng của VNA bị công khai trên mạng.
Hiện tại, website của Vietnam Airlines đã hoạt động trở lại, nhưng theo các chuyên gia bảo mật, chưa hẳn những lỗi hổng bảo mật đã được vá và nguy cơ "tái phát" vẫn còn.
Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Công ty Nam Trường Sơn cho rằng hiện chỉ có thể đưa ra những cảnh báo chung. Chỉ khi Vietnam Airlines có yêu cầu, các công ty bảo mật mới có thể chính thức vào hệ thống của hãng hàng không này và dò dỗi, đưa ra các hướng khắc phục cụ thể.
1937CN Team là nhóm tin tặc thường xuyên tấn công mạng rất nhiều website doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam. Trong năm 2013, nhóm này đã tấn công chuyển hướng tên miền của Thegioididong và Facebook Việt Nam.
Duy Tín
Theo Zing
Thông tin 400.000 hành khách của Vietnam Airlines có thể chứa mã độc Thông tin cá nhân của hơn 400.000 khách hàng Vietnam Airlines do hacker tung lên mạng nhiều khả năng được đính kèm malware ăn cắp thông tin, mật khẩu. Cùng với việc thay đổi nội dung trên website của Vietnam Airlines, nhóm hacker 1937cn còn tung ra danh sách các khách hàng của hãng hàng không này. Tập tin excel có đuôi .xlcs...