Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Dự án City of Dream 17 Phạm Hùng
Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kết luận số 5126/KL-TTTP về việc Thanh tra toàn diện Dự án tại số 17 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm.
Qua tìm hiểu, khu đất tại số 17 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm để thực hiện Dự án City of Dream, có nguồn gốc là đất do UBND Thành phố cho Công ty Interserco thuê làm điểm thông quan nội địa thành phố Hà Nội.
Năm 2011, Công ty Interserco đã liên danh với Công ty AZ báo cáo đề xuất UBND Thành phố cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư dự án văn phòng thương mại và nhà ở cao cấp tại 17 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm.
Đến năm 2016, trên cơ sở đề xuất của Công ty Interserco, Công ty AZ và của Sở Tài chính; ngày 15/6/2016, UBND Thành phố có Văn bản số 3580/UBND-KT cho phép Công ty Inteserco cùng đối tác là Công ty AZ và bà Tạ Thị Thùy Trang góp vốn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Vimedilanh để thực hiện Dự án City of Dream tại khu đất số 17 đường Phạm Hùng.
Ngoài ra, sau khi được cấp đăng ký doanh nghiệp, Công ty Vimediland đã thực hiện một số nội dung liên quan đến dự án. Đến nay, dự án chưa được UBND TP quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Diện tích khu đất vẫn do Công ty Interserco quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư, Công ty Vimediland và các cổ đông có một số sai phạm.
Hiện tại, Công ty Vimediland mới chỉ có 147,9 tỷ đồng, không đủ vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 290 tỉ đồng. Thế nhưng báo cáo trong hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp lần 1 và lần 2 thể hiện đã có 290 tỷ đồng. Với sai phạm này bị Thanh tra Sở KH&ĐT xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 12,5 triệu đồng.
Khu đất định xây dựng dự án City of Dream.
Ngoài ra, việc liên danh (Công ty Interserco và Công ty AZ) trước đây đã đề xuất UBND Thành phố cho phép thành lập Công ty cổ phần Vimediland (trong đó có cổ đông là bà Tạ Thị Thùy Trang), đến nay Công ty Interserco và Công ty AZ không góp vốn theo cam kết nhưng lại có văn bản đề nghị UBND Thành phố chấp thuận cho Công ty Interserco và Công ty AZ góp vốn thành lập pháp nhân mới, trong đó không có bà Tạ Thị Thùy Trang để thay thế pháp nhân trước đây là Công ty cổ phần Bất động sản Vimediland để tiếp tục kế thừa, tiến hành thực hiện dự án đầu tư tại số 17 đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm là việc làm chậm tiến độ thực hiện dự án, gây phức tạp cho việc quản lý của UBND Thành phố.
Video đang HOT
Theo Thanh tra TP.Hà Nội những sai phạm của các doanh nghiệp đã nêu ở trên, còn có trách nhiệm của cán bộ, công chức thuộc các sở của thành phố.
Cụ thể, trong hồ sơ của Công ty AZ gửi Sở Tài chính để thẩm định năng lực tài chính khi góp vốn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Vimediland có báo cáo tài chính của Công ty AZ và báo cáo của Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn APEC nhưng Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn APEC không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính các năm 2013,2014,2015 của Công ty AZ.
Tuy nhiên tại Văn bản số 2998/STC-TCDN ngày 30/5/2016 của Sở Tài chính báo cáo UBND Thành phố lại ghi “căn cứ vào báo cáo tài chính 3 năm liền 2013, 2014, 2015 của Công ty AZ đã được kiểm tra bởi Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn APEC …có đủ năng lực tài chính khi tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần mới.” là không chính xác, thiếu thận trọng.
Theo Thanh tra TP.Hà Nội, trách nhiệm của việc trên thuộc cán bộ, công chức Chi cục Tài chính Doanh nghiệp khi dự thảo báo cáo trình Giám đốc Sở Tài chính ký văn bản báo cáo UBND Thành phố.
Ngoài ra, trong khi đã biết Công ty Interserco, Công ty AZ không thực hiện đúng đề nghị đã được UBND Thành phố cho phép, không góp vốn vào Công ty cổ phần để thực hiện Dự án tại khu đất số 17 đường Phạm Hùng theo quy định của pháp luật, nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư không có biện pháp buộc các đơn vị khắc phục lại có Văn bản số 3606/KH&ĐT-ĐKKD ngày 15/6/2018 báo cáo UBND Thành phố, trong đó đề xuất: “Chấp thuận về nguyên tắc theo đề xuất tại Văn bản số 132/2018/ INTERSERCO- AZ ngày 06/6/2018 của Liên danh Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế và Công ty cổ phần bất động sản AZ thành lập pháp nhân mới để kế thừa, thực hiện dự án 17 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội” là vội vàng, không thực hiện đúng vai trò của cơ quan quản lý đầu tư của Thành phố; gây phức tạp tình hình, tiềm ẩn khiếu kiện phức tạp. Trách nhiệm thuộc cán bộ, công chức phòng Đăng ký kinh doanh và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trước hàng loạt sai phạm trên, Thanh tra Thành phố kiến nghị UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Tài chính tổ chức rút kinh nghiệm đối với thiếu sót đã nêu ở phần kết luận.
Đồng thời có văn bản phê bình Sở Kế hoạch và Đầu tư và yêu cầu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm; đồng thời, giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có sai phạm như đã kết luận ở phần trên; Đề xuất hướng xử lý đối với Dự án City of Dream đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hiệu quả trong sử dụng đất, tránh khiếu kiện phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân.
Phương Anh
Theo antt.vn
Kiểm toán Nhà nước nói gì về 2 dự án bất động sản giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn và Tổng Công ty CP Phong Phú ?
Theo Kiểm toán Nhà nước, 2 hợp đồng hợp tác giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) và Tổng Công ty CP Phong Phú liên quan đến dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò và dự án Khu nhà ở tại phường Phước Long B có nhiều điểm "không theo quy định".
Theo đó, SAGRI đã ký 2 hợp đồng hợp tác không thành lập pháp nhân mới với Tổng Công ty CP Phong Phú có tổng diện tích khoảng gần 100ha với nhiều dấu hiệu sai phạm.
Tại Hợp đồng hợp tác Dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò, SAGRI đã thay đổi đối tác từ Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hồng Lĩnh sang Tổng Công ty CP Phong Phú, nhưng không có văn bản chấp thuận chủ trương của UBND TP HCM.
Lưu ý, SAGRI là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND TP HCM, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên. Do đó, SAGRI cần có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản - ở đây là UBND TP HCM - trong một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động liên quan tới đất đai, góp vốn...
Tại dự án chuyển nhượng Khu nhà ở tại phường Phước Long B, SAGRI đã không thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung khi điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch dự án; cam kết chưa huy động vốn của khách hàng không đúng thực tế; xác định giá trị chuyển nhượng không đúng, làm giảm số thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước - theo Kiểm toán Nhà nước.
Còn theo Báo cáo tài chính năm 2017 của SAGRI, vào tháng 2/2011, giữa SAGRI và Tổng Công ty CP Phong Phú đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 65/HDHT-TCT để cùng hợp tác đầu tư xây dựng và hợp tác kinh doanh dự án Cụm công nghiệp tại Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (diện tích hơn 94ha) với tên gọi là Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò.
Vốn đầu tư của dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò là hơn 683 tỷ đồng. Trong đó SAGRI góp 28%, Tổng Công ty CP Phong Phú góp 72%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, khoản đầu tư cho dự án này vẫn ghi nhận là chi phí xây dựng dở dang, với số tiền hơn 60,3 tỷ đồng. Báo cáo tài chính năm 2017 của SAGRI cho biết, vốn thực góp của 2 bên tương ứng với chi phí này.
Ngoài hợp đồng hợp tác đầu tư Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò, SAGRI còn ký hợp đồng hợp tác số 52/HĐHT-TCT với Tổng Công ty CP Phong Phú vào tháng 10/2008 để cùng hợp tác xây dựng Khu nhà ở tại khu phố 4, P. Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, với diện tích 37.596m2.
Ở dự án này, SAGRI góp 28% vốn, còn lại Tổng Công ty CP Phong Phú góp 72%. Tại thời điểm cuối năm 2017, khoản đầu tư cho dự án đang được ghi nhận là chi phí xây dựng cơ bản dở dang gần 162,7 tỷ đồng, vốn thực góp của 2 bên cũng tương ứng với khoản chi phí này.
Sau khi ký 02 hợp đồng nói trên, Phong Phú đã trả chi phí thiệt hại kinh doanh 14 tỷ đồng cho hợp đồng hợp Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò và chi trả tiền đền bù, di dời tài sản trên khu đất cho khu đất tại Quận 9 là 20 tỷ đồng. SAGRI đã ghi nhận vào thu nhập khác trong năm 2012 số tiền 24 tỷ đồng, trong năm 2016 là 10 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2017, SAGRI ghi nhận khoản phải nộp khác 160,78 tỷ đồng là số tiền góp vốn của Phong Phú cho 2 dự án trên.
Được biết hiện nay dự án hợp tác xây dựng Khu nhà ở tại khu phố 4, P. Phước Long B, Quận 9, TP. HCM đã có chủ trương của UBND TP. HCM cho SAGRI chuyển nhượng cho chủ đầu tư mới là Phong Phú.
Những giao dịch giữa SAGRI và Tổng Công ty CP Phong Phú là khá kín đáo, và chỉ được công khai khi các cơ quan chức năng vào cuộc. Nhìn rộng hơn, quan hệ giữa hai tổng công ty này có thể xem như điển hình của mối quan hệ làm ăn kín đáo giữa những doanh nghiệp nhà nước hoặc "gốc" doanh nghiệp nhà nước.
Điều cần lưu ý nữa, Tổng Công ty CP Phong Phú là doanh nghiệp được cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước, và hiện vẫn là một trong những doanh nghiệp dệt may mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, thực lực của doanh nghiệp này còn có thể hiện kín đáo ở nhiều dự án bất động sản tại nhiều địa phương. Đồng thời, theo thời gian, doanh nghiệp này hiện chịu chi phối của chỉ vài nhóm cổ đông cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước.
Về SAGRI, đây là doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND TP. HCM, thành lập từ cuối năm 1996, hiện có vốn điều lệ 1.690,5 tỷ đồng, quản lý, sử dụng 45 nhà, đất với tổng diện tích hơn 6.288,2 ha, chủ yếu tại TP. HCM.
Đầu năm 2018, Chủ tịch UBND TP. HCM quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Tấn Hùng, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc SAGRI.
Theo thuonggiaonline.vn
Chủ đầu tư dự án N03-T3,T4 khu Ngoại Giao Đoàn bị phạt 158 triệu đồng với hàng loạt sai phạm Với hàng loạt vi phạm đã được các cơ quan chức năng chỉ rõ, Công ty Cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) bị xử phạt số tiền tổng cộng 158,5 triệu đồng. Tòa nhà đã được đưa vào sử dụng, người dân đã chuyển về sinh sống nhưng 3 tầng thương mại của tòa nhà vẫn đang trong giai...