Nhiều quy định về tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần quy định rõ
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ( VCCI) vừa góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập DN, do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo.
Về thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, với hoạt động cung ứng dịch vụ, Dự thảo quy định là “thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua”. Theo VCCI, quy định này dường như chưa thống nhất với quy định về thời điểm lập hóa đơn quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC là “ngày thu tiền” (trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ). Vì vậy, VCCI cho rằng, Ban soạn thảo cần cân nhắc điều chỉnh lại thời điểm này tương ứng với quy định về thời điểm lập hóa đơn của pháp luật về quản lý thuế;
Dự thảo quy định một trong các điều kiện để xác định khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập DN là “khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) hoặc chi mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt”.
Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, nhiều quy định về tính thuế thu nhâp DN cần được quy định rõ ràng, cụ thể hơn. (Ảnh: Phương Thảo)
Theo ý kiến của một số DN thì quy định này chưa phù hợp với một số trường hợp trên thực tế và có thể gây khó khăn cho DN. Cụ thể như với hoạt động của các tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, việc di chuyển bằng xe taxi để phục vụ công việc hàng ngày của các đơn vị phát sinh thường xuyên, thông thường có giá trị rất nhỏ cho từng lần và thường được nhân viên ứng trước bằng tiền mặt. Ngân hàng rất khó để kiểm soát và đảm bảo trong ngày tổng giá trị đã được thanh toán bằng tiền mặt thông qua hình thức ứng trước cho nhân viên không vượt quá 20 triệu đồng.
Hoặc đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng Cty nộp thuế thu nhập DN toàn ngành, việc mua hàng hóa, dịch vụ được triển khai đồng thời ở nhiều đơn vị phụ thuộc khác nhau trong toàn quốc. Trong khi đó, quy định tại Dự thảo chỉ phù hợp với DN kinh doanh một đầu mối.
“Để đảm bảo phù hợp với thực tế, tạo thuận lợi cho DN, đề nghị Ban soạn thảo quy định một số ngoại lệ cho trường hợp thanh toán trên”, VCCI góp ý.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định “trường hợp DN có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”.
Video đang HOT
Trên thực tế, DN gặp tổn thất về tiền tạm ứng, hàng hóa được chuyển giao không được bên đối tác thanh toán vì các nguyên nhân khách quan như: đối tác gặp các trường hợp bất khả kháng, bị phá sản … Xét bản chất thì các trường hợp này được xem là tình huống khách quan, không thể dự liệu được… tương tự như trường hợp bất khả kháng. Nhưng trên thực tế, việc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản thiệt hại này chưa được xử lý thống nhất, gây vướng mắc cho người nộp thuế.
Để đảm bảo thuận lợi cho DN, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bổ sung trường hợp DN được hoạch toán chi phí được trừ đối với các khoản tổn thất hàng hóa, tiền với các trường hợp khách quan nêu ở trên.
Dự thảo cũng quy định “tiền thuê đất của phần diện tích đất DN để trống, không sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tính vào chi phí được trừ”. Tuy nhiên, Dự thảo lại chưa quy định rõ tiêu chí nào để xác định là đất DN để trống, không sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh (ví dụ đất sử dụng để xây dựng tiểu cảnh hoặc trồng cây xanh có được xem là đất trống không sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh không?). Để tạo cách hiểu thống nhất khi áp dụng, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ về vấn đề trên.
Về thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn, theo khoản 1 Điều 14 Dự thảo thì thời điểm này là “thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực”. Tuy nhiên, quy định này dường như chưa thực sự phù hợp, bởi vì việc chuyển nhượng vốn trong một số trường hợp còn phụ thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước và trên thực tế, việc chuyển nhượng có diễn ra hay không…
Bên cạnh đó, VCCI cũng góp ý Dự thảo quy định thu nhập của DN từ lĩnh vực đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao được hưởng thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, hiện chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là đầu tư mạo hiểm? Do đó, Ban soạn thảo cần bổ sung định nghĩa “lĩnh vực đầu tư mạo hiểm” để tạo thuận lợi cho DN.
Phương Thảo
Theo phapluatxahoi.vn
VCCI góp ý Dự thảo Thông tư về thuế thu nhập doanh nghiệp
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 14343/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ: điểm b khoản 2 Điều 5 Dự thảo quy định thời điểm này là "thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua". Quy định này dường như chưa thống nhất với quy định về thời điểm lập hóa đơn quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC là "ngày thu tiền" (trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ).
Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại thời điểm này tương ứng với quy định về thời điểm lập hóa đơn của pháp luật về quản lý thuế.
Về các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" (điểm d khoản 2 Điều 5 Dự thảo), đây là dạng quy định "quét", phòng trường hợp các quy định tại Dự thảo chưa liệt kê hết các trường hợp. Tuy nhiên, đây là văn bản cấp thông tư, hướng dẫn để có thể thực hiện ngay các quy định về thuế thu nhập trên thực tế, việc quy định chung như thế này sẽ gây khó khăn trong thực tế áp dụng", VCCI nhấn mạnh.
Để đảm bảo tính minh bạch, VCCI đề nghị Ban soạn thảo hoặc liệt kê hết các trường hợp có thể có hoặc bỏ quy định này.
Theo VCCI doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: điểm m khoản 3 Điều 5 Dự thảo quy định doanh thu trong trường hợp này là "giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu".
"Quy định này đưa đến cách hiểu thời điểm chịu thuế là ngày các bên ký biên bản nghiệm thu bàn giao. Điều này chưa thực sự phù hợp với thực tế, bởi vì thủ tục nghiệm thu bàn giao mới chỉ đạt được sự chấp thuận của hai bên về khối lượng, chất lượng công trình trên hiện trường. Dựa trên biên bản này, hai bên phải tiếp tục thực hiện các thủ tục hoàn công, áp đơn giá, tính toán giá trị khối lượng được thanh toán. Pháp luật xây dựng cho phép thời hạn từ 90 tới 120 ngày để các bên hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán", VCCI khẳng định.
Vì vậy, theo VCCI để đảm bảo tính hợp lý, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định trên như sau: "Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu và đã được thanh toán theo quy định của pháp luật về xây dựng".
Điểm c khoản 1 Điều 6 Dự thảo quy định một trong các điều kiện để xác định khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là "khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) hoặc chi mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt".
VCCI dẫn ý kiến của một số doanh nghiệp cho biết quy định này chưa phù hợp với một số trường hợp trên thực tế và có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, ví dụ:
Đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, việc di chuyển bằng xe taxi để phục vụ công việc hàng ngày của các đơn vị phát sinh thường xuyên, thông thường có giá trị rất nhỏ cho từng lần và thường được nhân viên ứng trước bằng tiền mặt. Ngân hàng rất khó để kiểm soát và đảm bảo trong ngày tổng giá trị đã được thanh toán bằng tiền mặt thông qua hình thức ứng trước cho nhân viên không vượt quá 20 triệu đồng.
Đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp toàn ngành, việc mua hàng hóa, dịch vụ được triển khai đồng thời ở nhiều đơn vị phụ thuộc khác nhau trong toàn quốc. Quy định tại Dự thảo chỉ phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh một đầu mối.
Do đó, để đảm bảo phù hợp với thực tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định một số ngoại lệ cho trường hợp thanh toán trên.
Đỗ Huyền
Theo Enternews.vn
Khai thông những "điểm nghẽn" TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng: "Năm 2020, nền kinh tế tiếp tục phát triển nhưng vẫn tồn tại những điểm nghẽn. Hy vọng Việt Nam trong 10 năm tới phát triển cao hơn nhưng phải khai thông được những điểm nghẽn về thể chế và nguồn lực". Doanh nghiệp đối...