Nhiều ‘ông lớn’ ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động: Phía sau là gì?
“Ông lớn” Vietcombank giảm lãi suất huy động tới 0,2 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng, xuống từ 4,3%/năm đến 5,3%/năm.
Vietinbank cũng ghi nhận mức giảm tương tự Vietcombank, riêng kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7% xuống 6,8%/năm, kỳ hạn 36 tháng giảm từ 6,9% xuống 6,8%/năm.
Bắc Á là nhà băng giảm mạnh nhất tới 0,5 điểm phần trăm đối với lãi suất huy động kỳ dài hơi. Cụ thể, kỳ hạn 12 tháng Bắc Á giảm từ 8,2% xuống 7,7%/năm; kỳ hạn 18 – 36 tháng cũng giảm từ 8,3% xuống 7,8%/năm.
ACB giảm lãi suất ở kỳ hạn 9 tháng từ 6,7% xuống 6,65%/năm; kỳ hạn 12 tháng cũng giảm từ 7,1% xuống 7,05%/năm.
MBBank giảm ở hầu hết các kỳ hạn và không còn mức cao nhất là 7,7%/năm kỳ hạn 24 tháng như trước đó. Cụ thể, với kỳ hạn 1 tháng, MBBank giảm từ 4,9% xuống 4,8%/năm; 6 tháng và 9 tháng cùng giảm từ 6,5% xuống 6,4%/năm. Các kỳ hạn khác cũng giảm 0,1% xuống từ 7,3% đến 7,6%/năm.
Video đang HOT
Bảo Việt cũng giảm kỳ hạn 6 tháng từ 6,9% xuống 6,85%/năm. NCB giảm 0,1% ở kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng, xuống mức 7,9% đến 8,1%/năm. SCB cũng giảm mạnh kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng từ 7,75% xuống 7,55%/năm.
OCB đầu tháng còn duy trì lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tới 8,1%/năm nhưng đến thời điểm này đã không còn mốc trên 8% nữa, mà đều dưới mức này cho kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, từ 7,5% đến 7,7%/năm.
Với TPBank, mức lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của ngân hàng này từ 8,6%/năm xuống còn 7,6%/năm. Cụ thể, tại kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cao nhất hiện chỉ còn 7,6%/năm. Trong khi trước đó, ở kỳ hạn này, TPBank áp dụng lãi suất lên tới 8,6%/năm cho khách hàng gửi từ 100 tỷ trở lên. Các kỳ hạn khác cũng trong xu hướng giảm, mức điều chỉnh từ 0,1-0,2 điểm phần trăm.
Trong khi đó, cuối tuần trước, VPBank cũng đã công bố biểu lãi suất mới, giảm mạnh ở hàng loạt kỳ hạn. Mức lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của nhà băng này chỉ còn 7,6%/năm, giảm 0,4 điểm phần trăm so với trước đó. Mức lãi suất cao nhất này áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng, 36 tháng, khi gửi từ 5 tỷ trở lên.
Ngoài ra, tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất giảm 0,2 điểm phần trăm xuống mức 6,95%-7,15%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 9 tháng giảm 0,3 điểm phần trăm xuống còn 7,1%/năm.
Theo Chứng khoán SSI, mặc dù lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước vừa được giảm vào tháng trước nhưng hiện tại vẫn ở mức khá cao so với các nước khác.
Tuy vậy, lãi suất trên thị trường 1 không chịu nhiều tác động từ lãi suất điều hành hay diễn biến trên liên ngân hàng mà chịu ảnh hưởng từ nhu cầu huy động vốn tài trợ tín dụng trong quý cao điểm cũng như các yêu cầu về cơ cấu vốn có hiệu lực từ 2020.
Mức lãi suất huy động phổ biến trong khoảng 4.1-5.5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5.3-7.8%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6.4-8.1%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Giảm lãi suất cho vay bằng cách nào?
Phát biểu tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ phấn đấu giảm thêm ít nhất 0,5% lãi suất cho vay trong năm 2020, đặc biệt là với các lĩnh vực ưu tiên.
Lãi suất huy động vẫn neo cao
Theo các chuyên gia ngân hàng, muốn giảm lãi suất cho vay chỉ có hai cách: Hoặc là giảm lãi suất huy động, hoặc là tiết giảm chi phí hoạt động. Thế nhưng, chi phí hoạt động của các nhà băng đã ở ngưỡng giới hạn do lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động trong mấy năm gần đây. Thậm chí, tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của hệ thống có xu hướng co lại do mặt bằng lãi suất huy động tăng trong thời gian gần đây.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để có thể kéo giảm được mặt bằng lãi suất huy động, cơ quan quản lý nên nới lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn so với dự kiến trước đó.
" Dư địa tăng NIM của các ngân hàng trở nên hạn chế hơn do áp lực huy động vốn trung-dài hạn, tỷ trọng cho vay bán lẻ đã ở mức cao, trong khi cạnh tranh trong mảng cho vay bán lẻ gia tăng, lại thêm hệ số cho vay trên huy động (LDR) đã được đẩy sát ngưỡng", VDSC cho biết và nhấn mạnh thêm, chi phí dự phòng rủi ro tiếp tục tăng ở một số ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng còn dư nợ xấu tại VAMC, khiến chi phí hoạt động của các nhà băng này bị đẩy lên và NIM bị thu hẹp hơn.
Như vậy, giải pháp duy nhất để giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay là phải giảm được lãi suất huy động. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động hiện vẫn đang neo ở mức rất cao và khó giảm từ nay đến cuối năm 2019 do tính mùa vụ.
Trên thực tế, mặc dù hiện đã có một số ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động, song số này là không nhiều, mức giảm cũng không lớn, chỉ khoảng 10-20 điểm cơ bản và cũng chỉ tập trung ở một số kỳ hạn ngắn.
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, giữ được lãi suất cho vay không tăng đã là một thành công bởi theo như nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng, từ nay đến cuối năm, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay có thể tăng khoảng 1%.
Theo Enternews.vn
Một số ngân hàng giảm lãi suất huy động giữa mùa cao điểm Giữa mùa cao điểm huy động vốn, một số ngân hàng đã có động thái giảm nhẹ lãi suất huy động. Sau một thời gian dài giữ mức lãi suất huy động cao nhất lên đến 8,6%/năm đối với tiền gửi tại quầy và 8,7%/năm với tiết kiệm online thì đến đầu tháng 11, Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) bất ngờ thông...