Nhiều ổ dịch trong khu công nghiệp, Đồng Nai nâng quy mô các đơn vị hồi sức tích cực
Đến nay, 115 doanh nghiệp tại 13 trên tổng số 31 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xuất hiện ổ dịch với trên 1.560 ca mắc.
Trong đó có 41 doanh nghiệp “3 tại chỗ” với tổng số hơn 1.240 ca mắc.
Đến nay, 13 trong tổng số 31 khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai đã xuất hiện các ổ dịch với tổng số 115 doanh nghiệp, trên 1.560 người mắc COVID-19 – Ảnh: B.A.
Ngày 18-8, ông Phan Huy Anh Vũ – giám đốc Sở Y tế Đồng Nai – cho hay toàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 463 ca dương tính, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 lên 14.969 ca.
Trong số đó, có 104 trường hợp tử vong và gần 4.900 bệnh nhân được xác nhận điều trị khỏi, xuất viện, bàn giao về địa phương tiếp tục theo dõi sức khỏe.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, toàn tỉnh đã ghi nhận nhiều ổ dịch ở 13 khu công nghiệp gồm: Amata, Biên Hòa 2, Long Bình, Thạnh Phú, Sông Mây, Long Thành, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Nhơn Trạch 1, 2, 3, 5 và 6.
Video đang HOT
Đến nay, có 115/1.628 doanh nghiệp trong khu công nghiệp có ca dương tính với tổng số 1.566 ca mắc. Trong đó, 41/1.156 doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” có ca dương tính với 1.242 ca bệnh.
Ngoài ra, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp cũng ghi nhận một số ổ dịch lớn nguy cơ lây nhiễm cao như Công ty TNHH Pouchen VN, Công ty TNHH Changshin VN.
Sở Y tế Đồng Nai nhận định tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc trong cộng đồng thông qua test nhanh sàng lọc và trong các khu nhà trọ. Số ca bệnh diễn biến nặng, nguy kịch tăng có thể dẫn đến quá tải các đơn vị hồi sức tích cực…
Ngành y tế Đồng Nai đề xuất tiếp tục tập trung truy vết, xét nghiệm mở rộng tại các ổ dịch cũ và mới; tăng tốc độ thực hiện xét nghiệm diện rộng tại các ổ dịch lớn ở các khu vực phong tỏa, triển khai song song chiến dịch tiêm chủng; tập trung kiểm tra, xét nghiệm công nhân trong các doanh nghiệp ” 3 tại chỗ”…
Ngành y tế Đồng Nai tổ chức xét nghiệm diện rộng cho 2,1 triệu người trên địa bàn nhằm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng – Ảnh: B.A.
Trước đó, Sở Y tế Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn khẩn trương thành lập Trung tâm hồi sức tích cực vùng và Khoa hồi sức tích cực điều trị COVID-19, nâng tổng quy mô hồi sức tích cực lên 1.320 giường.
Cụ thể, đối với Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được Bộ Y tế giao thành lập Trung tâm hồi sức tích cực vùng cần xây dựng và thành lập trên cơ sở: sắp xếp lại các khoa, phòng điều trị và cận lâm sàng; đầu tư các thiết bị y tế phục vụ công tác hồi sức tích cực; lắp đặt hệ thống báo gọi nhân viên y tế, các thiết bị theo dõi người bệnh, công nghệ thông tin và truyền tải thông số hình ảnh về phòng điều hành và phục vụ hội chẩn, tư vấn khám, điều trị COVID-19 từ xa…
Đối với 16 bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế cấp huyện, thành phố trên địa bàn, căn cứ vào tình hình thực tế, củng cố đầu tư khoa hồi sức tích cực hiện có hoặc nâng cấp thành lập khoa hồi sức tích cực để sớm thành lập Khoa hồi sức tích cực điều trị COVID-19.
Riêng Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành được chuyển đổi công năng thành bệnh viện điều trị COVID-19, trong đó có khoa hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và các khoa khác điều trị bệnh nhân mức độ vừa.
Dịch lây lan vào khu công nghiệp, Đồng Nai yêu cầu tăng cường tầm soát
Sở Y tế Đồng Nai nhận định dịch COVID-19 có chiều hướng lan nhanh ở các địa phương, khu công nghiệp; xu hướng phức tạp và khó kiểm soát.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đồng Nai (huyện Trảng Bom) bố trí chỗ ở cho trên 120 lao động tạm lưu trú tại công ty - Ảnh: B.A.
Ngày 14-7, ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết toàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 65 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 lên 520.
Trong đó, TP Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch là 2 địa phương có số ca mắc tăng nhiều nhất, lần lượt là 26 ca và 17 ca. Riêng ổ dịch tại huyện Thống Nhất cơ bản đã được kiểm soát.
Theo ông Vũ, hoạt động truy vết các ổ dịch tại TP Biên Hòa đang tiếp tục được thực hiện tích cực, cơ bản quản lý, cách ly các đối tượng nguy cơ.
Tuy nhiên, thông qua xét nghiệm tầm soát, tiếp tục phát hiện nhiều doanh nghiệp ở các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch và TP Biên Hòa đã có ca mắc. Trong đó, một số công ty ghi nhận chùm ca dương tính như Changshin, Namyang... Ngoài ra, hầu hết các huyện, thành phố đều ghi nhận ca dương mới.
Ông Vũ nhận định với nguồn lây phức tạp từ các vùng dịch ngoài tỉnh cũng như các ổ dịch thứ phát trong tỉnh, COVID-19 đang lây nhiễm cộng đồng, lây lan nhanh, rộng ở các địa phương, vào các khu công nghiệp theo xu hướng phức tạp và khó kiểm soát.
Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai đề xuất các huyện, thành phố tiếp tục điều tra truy vết các ổ dịch, phong tỏa kịp thời và xử lý sớm. Đồng thời, tăng cường tầm soát phát hiện các ổ dịch trong các chợ, nhà trọ, đặc biệt là trong các khu công nghiệp.
Trước đó, Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA) có văn bản gửi các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn rà soát, cung cấp thông tin về nhà xưởng, nhà kho, hội trường... có thể trưng dụng tạm thời cho công tác phòng chống dịch.
Đến chiều 13-7, đã có 50 doanh nghiệp đăng ký với diện tích từ vài chục đến hàng chục ngàn mét vuông. Trong đó, Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp Thành Đồng tại huyện Định Quán có thể trưng dụng diện tích hơn 62.000m 2 .
Bắc Ninh nâng cảnh báo chống dịch Covid-19 lên mức cao nhất Ngay sau khi ghi nhận chùm ca bệnh ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ban hành văn bản nâng cảnh báo chống dịch lên mức cao nhất, sẵn sàng ứng phó khi có ca xâm nhập vào cơ sở y tế, khu công nghiệp. Khu nhà ăn công ty Sam sung (Khu công nghiệp Yên Phong) đảm bảo khoảng cách, có vách...